Nghỉ một tuần giỗ Tổ và 30/4-1/5: Việt Nam nghỉ nhiều quá?

Tác giả: Minh Thái (tổng hợp)

. Theo TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, việc nghỉ lễ quá nhiều góp phần khiến cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo kiểu “đầu năm mua muối cuối năm mua vôi”, tức là đầu năm tăng rất thấp, cuối năm lại “bò lên”.

.“Khi hội nhập đây sẽ là vấn đề lớn. Nếu nghỉ nhiều quá, hạnh phúc theo kiểu riêng của dân tộc vậy sẽ rất xung đột”, ông nói.

 

————–

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, dịp lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay người lao động được nghỉ liên tục 3 ngày và dịp lễ 30/4, 1/5 sẽ nghỉ liên tục bốn ngày.

Theo thông báo của Bộ LĐ-TB&XH về lịch nghỉ dịp lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lịch nghỉ lễ dịp này được tính như sau:

Dịp lễ giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) vào đúng ngày thứ bảy (16/4) nên người lao động sẽ được nghỉ liên tục thứ bảy, chủ nhật và nghỉ bù vào thứ hai (18/4), tổng cộng nghỉ ba ngày.

Nghi mot tuan gio To va 30/4-1/5: Viet Nam nghi nhieu qua?
Nghỉ lễ nhiều khiến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề

Sau đó đúng hai tuần, ngày 30/4 và 1/5/2016 cũng rơi vào thứ bảy và chủ nhật nên người lao động được nghỉ bù thứ hai, thứ ba (2 và 3/5 liền kề), tổng cộng nghỉ bốn ngày. Tiếp tục đọc

Không cần số một, chỉ cần môi trường sống an toàn’

 (

.KD: Trong 5 năm trở lại đây, năm nào tôi cũng ngậm ngùi chia tay một người bạn rời bỏ Việt nam để đi định cư ở nước ngoài theo diện mua thẻ xanh. Khi có tiền ai cũng muốn tìm kiếm môi trường sống tốt hơn cho con cái họ.

.Điều ấy là đương nhiên và nếu có nhiều tiền, có lẽ tôi cũng làm như họ! (Nguyễn Thị)

.Đây là bài viết- theo như giới thiệu của BBC- một nữ nhà báo sống và làm việc ở t/p HCM. Có lẽ vì tế nhị, mà không ký tên thật. Xin đăng để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm.

.Mình thì nghĩ, số 01 là khát vọng của ông Đinh La Thăng, trong số 01, đương nhiên có cả môi trường sống an toàn. Nhưng những điều Nguyễn Thị đưa ra rất ngậm ngùi. Muốn đưa t/p HCM trở lại với danh hiệu Sài Gòn- Hòn ngọc Viễn Đông, hẳn rất khó. Vì trước hết, phải thay đổi tư duy thể chế quản lý. Một mình ông ĐLT nghĩ, nhưng hệ thống của ông có nghĩ thế không, khi mà tư duy thì xơ cứng, luẩn quẩn lúc thị trường, lúc định hướng XHCN, nghe rất buồn cười!  😀

———— 

Image c
Hoang Dinh Nam AFP

“Ngày 29/3, bên lề kỳ họp Quốc hội, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã chia sẻ với báo chí về mục tiêu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở lại vị trí số một trong khu vực mà ông vừa nêu tại Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua.

Thưa ông Đinh La Thăng!

Đọc thông tin này, tôi không khỏi phá lên cười.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở lại vị trí số một trong khu vực để làm gì, thưa ông Bí thư?

Những bà nội trợ có con nhỏ như tôi không lấy làm hãnh diện sống trong thành phố có vị trí số một về kinh tế trong khu vực Asean nếu như môi trường sống tiếp tục đầy hiểm nguy cho phụ nữ và trẻ nhỏ như hiện nay!

Chúng tôi chỉ cần một môi trường sống an toàn. Tiếp tục đọc

“Có một ‘cơ chế ngầm’ đang tác động vào lời nói của ĐBQH”?

Tác giả: Nhật Thanh

.KD: ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (Tp Hồ Chí Minh) cho rằng nhiều ĐB đã phải rất cân nhắc khi phát biểu trước diễn đàn QH. Điều đáng lo ngại là sự cân nhắc đó bị ảnh hưởng bởi chi phối từ một cơ chế ngầm (Nhật Thanh)

.Bài này, ý kiến của mấy vị ĐBQH đều rất khá. Nhưng có thay đổi được không lại là chuyện khác. Tỷ như ý kiến của bà Quyết tâm, QH cần đổi mới để vừa chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, vừa thể hiện QH là cơ quan quyền lực cao nhất.

.Liệu có hai thứ quyền lực đều cao nhất không, thưa bà?  😀 

 

"Có một 'cơ chế ngầm' đang tác động vào lời nói của ĐBQH"?

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm

Đây là một trong những hạn chế mà ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị QH cần phải mạnh mẽ xóa bỏ. “QH cần phải mạnh mẽ để xóa bỏ cơ chế xin cho. Đây là cơ chế ngầm chi phối khá nhiều quyết định của các cấp. Nó tác động không  ít đến các ĐBQH: nói hay không, nói thế nào;  và nó làm sai lệch phần nào các quyết định của QH.” – bà phát biểu.  

Tiếp tục đọc

Thông điệp lạ từ chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn

Tác giả: Ts Trần Công Trục

KD: Mình và rất nhiều bạn đọc cũng thấy rất lạ về thông điệp này. Đó là “Đồng thời phản bác lại những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch về những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua.”

——————-

Cách tốt nhất để “phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch” là giải quyết một cách sòng phẳng, khách quan, cầu thị…

Việt Nam nên ứng xử như thế nào với vai trò, hoạt động của Mỹ ở Biển Đông? Trung Quốc kéo tên lửa ra Hoàng Sa, mối đe dọa ngày càng hiện hữu Mỹ phá yêu sách đường cơ sở thẳng phi pháp Trung Quốc vẽ ở Hoàng Sa

LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về nhận định của ông xung quanh chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Để rộng đường dư luận, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin gửi đến quý bạn đọc bài phân tích này của Tiến sĩ Trần Công Trục. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trả lời phỏng vấn đài Phố Bolsa TV về quan hệ Việt – Trung. Ảnh do tác giả cung cấp.

Sau chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của ông Tập Cận Bình trên cương vị nguyên thủ quốc gia Trung Quốc tháng 11 năm ngoái, một sự kiện ngoại giao thu hút sự chú ý của dư luận là chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.

Tiếp tục đọc