Khoảnh khắc hiếm có khi chim công tung cánh bay

Tác giả: Huy Hoàng

.KD: Tạo hóa… tuyệt vời!

————–

Vốn được xem như kiệt tác của thiên nhiên, loài chim công kiêu hãnh thu hút mọi ánh nhìn với bộ lông kiêu sa lộng lẫy. Đặc biệt, rất hiếm người có cơ hội được ngắm nhìn loài chim này tung cánh bay.

Là loài chim thuộc họ trĩ, chim công có tên Hán Việt là khổng tước, sinh sống chủ yếu tại một số quốc gia châu Á và khu vực sông Congo thuộc châu Phi. Được xem như kiệt tác của thiên nhiên, chim công sở hữu bộ lông kiêu sa lộng lẫy hiếm loài nào có được. Bộ lông đuôi của chim công có chiều dài trung bình tới 1.5m, bởi vậy chúng thường khá nặng nề khi di chuyển.

Khoảnh khắc hiếm có khi chim công tung sải cánh bay
Khoảnh khắc hiếm có khi chim công tung sải cánh bay

Chính bởi bộ lông cánh dài “kềnh càng” khiến chim công khó bay lượn như những loài chim khác. Dù rất ít bay, nhưng khi tăng tốc, loài chim này cũng có thể đạt tốc độ tới 16 km/h. Thông thường, chim công chỉ bay lên trong trường hợp nguy cấp gặp nguy hiểm, hay đôi khi những con chim đực muốn “khoe mẽ” với chim cái. Tiếp tục đọc

Ngày Cá Tháng Tư

KD: XH mình quen “nói thật”, nên có một ngày Cá Tháng Tư cũng rất đáng ăn mừng chứ nhể. Vì thế, tối qua, Ngày Cá Tháng Tư, nhóm mấy người bạn bè bọn mình lại tụ hội để “mừng” ngày hiếm hoi 😀

Toàn chuyện vui đùa cho nhẹ đầu. Rượu vào, lời ca cất lên. Hết ca khúc, đến hát sẩm…. Cười nghiêng ngả.

Họ là các nhà khoa học, cán bộ khoa học, hoặc đã chuyển nghề làm kinh doanh rất phát đạt: Ts Tô Văn Trường, Nguyễn Nhân Quảng, Trần Văn Phúc, Nguyễn Thành Sơn. Và có hai người lần đầu mình mới biết mặt là anh Ngô Kim Bảo (người đứng hát và diễn hài cực thú vị) cùng Gs. TS Siem Nguyen Tu.

Xin đưa lên để bạn đọc chia sẻ:

4

Tiếp tục đọc

Ông quá coi thường dân thưa ông Phát

Tác giả: Lê Thanh Phong
.
KD: Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, lấy 6000 mẫu kiểm định, thì không biết về khoa học, con số đó đã cho phép ra thông số kêt luận chính xác chưa? Đó là điều cần sáng tỏ. Bởi nếu không, hoặc là Bộ trưởng còn quan liêu, xa dân, mà những sự phản biện lại tiếc thay cũng chưa cụ thể và chưa có sức thuyết phục. 
.
Nhưng có một điều rất sáng tỏ, người dân quá sợ thực phẩm ô nhiễm. Từ thịt bò, đến thịt lơn, gà ăn thuốc tăng trọng, đến rau cỏ tưới bón phân hóa học quá mức cho phép, đến hoa quả ngâm tẩm hóa chất đẻ giữ độ bền, đẹp và bảo quản được lâu.
————
Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu tại Quốc hội (Ảnh: Q.H)

“Đa số thực phẩm của chúng ta an toàn nhưng nhân dân không biết”, đó là câu nói “bất hủ” của ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NNPTNT.

Một câu nói làm dân kinh ngạc. Một câu nói làm dân nổi giận.

Ông Cao Đức Phát đưa ra một vài số liệu của cấp dưới ông báo cáo để rồi khẳng định như vậy trước toàn dân. Ông còn căn cứ vào những con số đó để trách nhân dân không biết. Ông đã quá coi thường dân rồi thưa ông Phát Tiếp tục đọc

Giá như Thủ tướng mạnh tay hơn…!

Tác giả: Bùi Hoàng Tám 

.Nếu tin này được đăng hôm qua, vào “ngày nói dối” 1/4 thì có lẽ cũng chẳng có ai tin. Và ngay cả thông tin đăng tải ngày hôm nay, có lẽ cũng chẳng mấy ai tin nếu nó không phải từ người đứng đầu Chính phủ nói công khai tại phiên họp Chính phủ tháng 3/2016.

 >> “Nếu Thủ tướng mạnh tay cách chức Bộ trưởng…”
 >> Thủ tướng: Có người trước khi nghỉ hưu nhận 300 người


(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Khi bàn về tự chủ tài chính và biên chế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hiện có hai cực, cực đoan về phía nào cũng dẫn tới không tốt. Trước đây chúng ta quản lý viên chức các đơn vị sự nghiệp rất chặt, xin thêm từng người, phải duyệt rất kỹ. Sau đó, giao tự chủ để các đơn vị tự quyết định thì lại “thu nhận quá trời thu”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn cho biết khá cụ thể: “Tôi được báo cáo có đơn vị có đồng chí trước khi nghỉ hưu nhận 300 người. Nhận thì phải giải quyết hậu quả sau này, mặc dù là hợp đồng” – Theo VOV ngày 28/3, bài “Thủ tướng: Có người trước khi nghỉ hưu nhận 300 người”.

Tiếp tục đọc

Lãnh đạo làm được hai điều này, nhân dân sẽ tôn lên đỉnh cao lịch sử’

Tác giả: Viết Thịnh

.KD: Chống được giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền đất nước và chống giặc nội xâm- tham nhũng. Cả hai loại giặc đều nguy hiểm và thâm hiểm như nhau. Đòi hỏi người lãnh đạo phải cực kỳ yêu nước, yêu dân, có trí tuệ, khí phách và phẩm chất người cao cả. Có không nhỉ trong XH này?  

————

Ngày 1-4, phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) đã dành nhiều thời gian để bày tỏ tâm tư của mình về chủ quyền biển đảo.

Bày tỏ đồng tình với phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, ông Lai cho hay nếu như bài phát biểu đó là một tác phẩm thì ông xin tình nguyện làm cổ động viên, tuyên truyền quảng bá trong phát biểu về thái độ của đại biểu về biển Đông với hệ lụy của vấn đề.


Đại biểu Lê Văn Lai phát biểu.

“Tôi chỉ xin nói thêm một ý, tôi rất ngạc nhiên khi mà trong tất cả báo cáo của Chính phủ, các cấp liên quan hữu quan đánh giá biển Đông của chúng ta là đảm bảo chủ quyền an ninh quốc gia. Trong khi đó người ta biến từ đảo ngầm thành đảo nổi, người ta xây sân bay, người ta kéo pháo hạm, người ta đưa máy bay tiêm kích, người ta o ép dân, cướp bóc, thậm chí là giết dân, người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm chủ quyền như vùng nhận dạng phòng không, như dùng các chuyến bay cắt ngang sân bay… Tôi cố gắng ép suy nghĩ của mình để đồng thuận với đánh giá là đảm bảo chủ quyền quốc gia, nói thật với các đại biểu tôi ép không nổi” – ông Lai nói.

Tiếp tục đọc

Biển Đông đã bị xâm phạm, không thể nói “đảm bảo chủ quyền”

Tác giả: Thế Kha

.KD: Không biết đây có phải phiên họp của nhiệm kỳ cuối không mà các đại biểu QH nói thẳng thắn, độc lập quan điểm. Giá như các bác cứ giữ được sự ngay thẳng như thế từ đầu nhiệm kỳ, cho dân được nhờ, thì hay biết bao. Còn nếu để nói mà lựa ý Đảng, thì dân chả cần nghe. Thiệt! 😀

—————–

“Tôi ngạc nhiên khi trong tất cả báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan đánh giá về Biển Đông đều cho rằng “đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia”. Đánh giá “đảm bảo chủ quyền quốc gia” trong khi người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm khích, o ép dân, cướp bóc dân…” – đại biểu Lê Văn Lai nói trước Quốc hội.

 >> “Nỏ thần chớ để sa tay giặc/ Mất cả đất liền, cả biển sâu”

Đại biểu Lê Văn Lai (Ảnh: Quochoi.vn)
Đại biểu Lê Văn Lai (Ảnh: Quochoi.vn)

Cuối buổi chiều 1/4, phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) chỉ “xin” ít phút để đề cập tới vấn đề biển đảo.

“Tôi rất đồng tình, tâm đắc và suy nghĩ nhiều về bài phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Nếu như lấy bài phát biểu đó là một tác phẩm thì tôi nguyện là cổ động viên, người tuyên truyền tác phẩm đó đến với người dân, xã hội. Bài phát biểu đó đã nói lên được thái độ của người dân mong mỏi về Biển Đông”- ông Lai nói về cảm xúc của mình.

Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Sự tử tế và nhà báo bị hành hung

Trong tuần này, có một khái nhiệm được lan truyền rất nhanh trên các trang mạng XH, cũng là thước đo, là khao khát về phẩm chất bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào, từ quan chức đến mỗi thường dân, đều phải có.

Đó là khái niệm sự tử tế.  

Sự tử tế có hiếm không?  

Từ ngàn đời xưa, nhân loại nói chung, ông cha ta nói riêng từng có nhiều tổng kết thấm thía và sâu sắc về sức mạnh, cùng nhân nghĩa và đạo lý của sự tử tế: Tử tế là loại ngôn ngữ người điếc có thể nghe thấy và người mù có thể nhìn được (Mark Twain). Hay Nhiễu điềuphủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng. Rồi Khôn ngoan đá đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. v..v..

Cách đây gần 30 năm, bộ phim tài liệu “Chuyện tử tế” (1987) của đạo diễn Trần Văn Thủy đã làm chấn động dư luận, bởi sự khắc họa hình ảnh của những người dân nghèo trong thời bao cấp, cũng chỉ để tìm ra lời giải- tử tế là gì?

Gần 30 năm sau, nước Việt chuyển sang thời kinh tế thị trường. Diện mạo và chất lượng cuộc sống vật chất so với thời bao cấp đã thay đổi và cao hơn rất nhiều. Vậy nhưng khái niệm tử tế là gì, dằn vặt như câu hỏi hạnh phúc là gì của nhà thơ Dương Hương Ly trong cuộc chiến sinh tử giành độc lập tự do của đất nước, gần nửa thế kỷ trước đây: Hạnh phúc là gì bao lần ta lúng túng/ Hỏi nhau hoài nghĩ mãi không ra…vẫn lại một lần nữa được đặt ra những ngày này.

Tiếp tục đọc