Chợ quê….

Tác giả: Kim Dung

Trên đường về nhà Nguyen Trong Cu dự lễ Ăn hỏi cháu gái, Cử bảo, rẽ vào chợ quê tý nhể cho các quý vị biết thế nào là chợ quê chứ!

Hay quá. Đã lâu rồi mới có dịp được đi chợ quê. Chợ quê đây thuộc xã Thái Yên, rất gần nhà Cử. Còn ngồi trên xe, Mậu Nguyễn Đức đã háo hức hỏi chợ có chè xanh không. Chè xanh là món chàng Mậu nghiện đến mức có thể uống suốt ngày. Lên Đà Bắc, chỗ trang trại cá tầm cá hồi của Cử, suốt ngày mình thấy chàng cùng Hoàng Giáo sư (GS Hoàng Xuân Phú) rửa lá chè rồi hãm. Nước chè xanh, khoai lang luộc là hai món mình và Mậu đều thích, tụng ca suốt, khiến Cử bảo: Chuyện cũ rích nói đi nói lại mãi, như hai chị em gái 😀

Mình và Mậu cười rũ, khoái trá 😀

Cho Que 3Chợ quê Thái Yên như mọi chợ quê miền biển. Có những thứ đặc sản chỉ người Đức Thọ mới có. Và cứ “đi mô cũng nhớ về…. Hà Tĩnh” là vậy: Nào là con Giắt (nhỏ li ti như con hến, xào lên xúc bánh đa, ăn thật thú vị). Nào món hành tăm, củ bé tẹo bằng đầu ngón tay, muối mặn như hành ngoài HN. Nào mắm tôm, mắm cáy, mắm ruốc…

Rồi cà pháo, thứ quả nhỏ có màu tim tím, giòn tan. Mình thích nhất loại cà này muối cho thêm tỏi và giềng, thì thơm ơi là thơm. Mình cứ gọi là cà quê, vì nó gợi cho mình hương vị nông thôn lạ lùng, nhất là ngày hè, ăn với canh cua rau muống, hay mồng tơi, mướp, rau đay. Một đĩa tôm rim với thịt, một đĩa đậu phụ rán vàng, hay chút cá kho… Chao ôi là quê hương 😀cho que a

Tiếp tục đọc

Ăn sáng ngày Giỗ Tổ Vua Hùng 10/3 âm lịch

Tác giả: Nguyễn Trọng Cử

.KD: Đọc trên FB bài này của Luật gia Nguyễn Trọng Cử, một doanh nhân chân chính, có tấm lòng, với những suy nghĩ day dứt xung quanh chuyện thực phẩm sạch, bẩn. Và một câu hỏi chua chát, đọc mà mình bỗng…. đỏ mặt:

.Làm thằng đàn ông Việt mà để cho vợ ăn và tắm nước Trung Quốc thì thật là nhục. Trung Quốc là thằng nào mà lo ăn, lo uống cho dân mình chu đáo vẹn toàn đến thế?

.Ai có thể trả lời được câu hỏi này không?

—————-

Anh NTC

Cùng ông anh lên Hoà Bình thăm sông trại cá tầm – anh Thưởng, nguyên phó ban tổ chức TW thời người Hoa ồ ạt đi cư khỏi Việt Nam.

Hai anh em ăn sáng, nghe bản nhạc Vier Jahreszeiten (Bốn mùa) của Vivaldi, câu chuyện lan sang “Quốc gia – Đại sự”, hai anh em thống nhất rằng duy trì buôn bán tiểu ngạch với Trung Quốc đang làm cho dân tộc này tàn tạ. Tôi nhớ thời còn năng lên SaPa, ngồi uống cafe ở gần cửa khẩu Lào Cai nhìn thấy cảnh những con người lam lũ đẩy xe kiến an rau quả hay tay xác nách mang các vật đụng gia đình từ Trung Quốc sang Việt Nam mà thắt ruột, trong khi đó hàng đoàn xe tải lớn phủ bạt kín mối đuôi nhau từ Việt Nam sang Trung Quốc – chở khoáng sản. Tiếp tục đọc

Thế nào là giàu? Thế nào là sang?

Tác giả: Nguyễn Thanh Lâm

KD: Giàu thường đi cặp với Sang, để đối lập với cặp phạm trù Nghèo đi liền với Hèn. Nhưng trong thực tế, từ Giàu để trở thành Sang là cả một khoảng cách rất dài. Vì Sang chính là cốt cách tinh thần sáng láng, tâm hồn và nhân cách văn hóa tự ý thức và trau dồi, cái mà tiền bạc Giàu đến máy cũng không mua được.

Giàu có thể nhiều người có. Nhưng Sang phải “tu nhân tích đức” mới có được. Để biết đủ là đủ  😀

——————-

Hai câu hỏi “thế nào là giàu?”, “thế nào là sang?” nghe rất đơn giản nhưng không hề là “đang giỡn”.

Giàu là có nhiều tiền, và sang là ăn mặc hàng hiệu đắt tiền, xức nước hoa xịn, đi xe trị giá hàng chục tỉ đồng…, nghĩa là cũng phải nhờ có tiền mới sang. Rất nhiều người đã hiểu theo cái nghĩa cực kỳ hạn hẹp như thế.

Ý thức ngày xưa có thể bị đóng khung trong suy nghĩ của vàng bạc, nhung lụa, áo mão cân đai… nên hiểu giàu sang đơn giản là thế. Đọc những dòng chữ của ông tổ sáng tạo ra chữ quốc ngữ là Alexandre de Rhodes, viết về lễ lên ngôi hay đám tang vua ở cố đô Huế, ai cũng thấy sự phô trương giàu sang để thể hiện vương quyền thật hợm hĩnh và lố bịch như thế nào trong một đại dương nghèo khổ và thất học của người dân. Như thế thì mất nước cũng là điều dễ hiểu.

Ý thức ngày nay rộng mở, nhưng chúng ta tiếp nhận được đến đâu; hiểu sâu xa về giàu và sang đến đâu; dạy về giàu và sang ở nhà trường như thế nào? Tiếp tục đọc

95% số người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội bị loại

Tác giả: Võ Hải
.
KD: Cũng chẳng có gì lạ  😀
—————–
Sau hội nghị hiệp thương lần ba, 46/48 người ứng cử đại biểu Quốc hội tại thành phố Hà Nội bị loại, trong đó có nhà báo Trần Đăng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất chương trình An Viên.

Sáng 15/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba quyết định danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14.

95-so-nguoi-tu-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-tai-ha-noi-bi-loai

Hội nghị hiệp thương hôm nay có 83 đại biểu tham dự và biểu quyết bằng hình thức giơ tay. Ảnh: V.H.

Bà Lê Thị Kim Oanh, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố, cho biết có 87 ứng viên được thông qua sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai, trong đó 39 người được cơ quan, tổ chức giới thiệu, 48 người tự ứng cử. Trải qua các bước lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú và nơi công tác, có 29 người tự ứng cử không đạt tín nhiệm (dưới 50%) nên đã bị loại.

Tiếp tục đọc

Người dọa nhà báo “mua quan tài cho cả nhà”: Gọi điện xin tha thứ!

Tác giả: N. Huyền
.
KD: Khi đọc bài này, mình thấy xấu hổ thay cho tư cách một người mặc áo sĩ quan quân đội. Chợt ngờ ngờ, hình như câu chuyện này liên quan đến bức thư của một thí sinh thi tuyển công chức ở Sóc Sơn mà Blog KD/ KD đã từng đăng, và bạn Thu Trang, nhà báo Phụ nữ t/p HCM đã email xin địa chỉ. Nay tìm lại, để thấy câu chuyện có thực này là nỗi đau của những giáo viên mong muốn tìm được sự công bằng.
——————–
.
.
Anh ta không bảo tôi đi mua quan tài cho cả nhà nữa. Anh ta nói: “Anh xin em hãy tha thứ cho anh! Anh nhận hết tội với Công an và cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng rồi. Anh đã hiểu ra sai lầm của mình rồi. Giờ thì chỉ có em mới cứu được anh thôi.
.
Trung tá Nguyễn Văn Dũng, giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự trong một lần giao dịch chạy công chức.

Đây là lời khẩn cầu của “kẻ khủng bố” nhà báo Thu Trang (Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh) suốt nhiều ngày qua với nội dung: dọa giết và mua quan tài cho cả nhà ngay. Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Bằng cấp cao, 63 ‘sứ quân’ và những đồng tiền… hư

Tác giả: Kỳ Duyên

Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Nhưng đồng tiền đi trước cũng là đồng tiền… hư.

Kỳ họp QH khóa XIII đã kết thúc, Chính phủ của nhiệm kỳ mới đã bắt tay vào việc. Nếu nhìn về trình độ học vấn và bằng cấp, phải nói dàn cán bộ lãnh đạo của nhiệm kỳ mới rất đáng chú ý. Và hẳn ngành GD là ngành… tự hào nhất

Bằng cấp cao và 63 “sứ quân”

Đó là trong số 27 vị lãnh đạo, số có bằng tiến sĩ là 13, chiếm gần 50%. Đặc biệt, số bộ trưởng có chuyên môn về kinh tế chiếm áp đảo tới 63%. Còn lại, số có chuyên môn về luật, ngoại giao chiếm 22%; số có chuyên môn về an ninh, quốc phòng 8%; và số có chuyên môn về khoa học, 7%.

Đáng chú ý nữa, số bộ trưởng ở nhóm độ tuổi cao 60 chỉ 18%. Số ở độ tuổi 40, là 4%. Còn lại, nhóm độ tuổi 50 chiếm tới 78% (theo VnExpress, ngày 11/4). Đó là độ tuổi của người Việt được coi là chín chắn nhất, từng trải, có nhiều kinh nghiệm chuyên môn cũng như lãnh đạo, quản lý.

Nhìn một cách tương đối, về hình thức, đội ngũ mới khá tương thích với yêu cầu nhiệm vụ- gánh vác bổn phận cực kỳ khó khăn mang tính đặc thù của quốc gia ở thời kỳ hội nhập quốc tế: Vừa phải cảnh giác, phòng ngừa và chống giặc “ngoại xâm”, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, vừa phải chống giặc “nội xâm” (tham nhũng, lợi ích nhóm), đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bẫy thu nhập trung bình. Trong khi nợ công/ đầu người mỗi năm một… tiến.

Có rất nhiều mục tiêu của sự phát triển mà nghị quyết vừa ban hành của QH yêu cầu CP mới thực thi, quyết liệt hành động.

Tiếp tục đọc