Tam-tứ trụ cần công khai về tài sản

Tác giả: BBC Tiếng Việt
.
KD: Nhà báo tự do Trần Tiến Đức, là con trai cố Thị trưởng HN Trần Duy Hưng. Không biết đòi hỏi này của ông có quá cao không? Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀
————————-
.
Nhà báo Trần Tiến Đức

Nhà báo tự do Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy Ban Dân số Quốc gia, từ Hà Nội cho rằng các lãnh đạo tam, tứ trụ của Việt Nam cần phải công khai tài sản, thu nhập, thuế khóa của mình trước người dân và Quốc hội.

Trao đổi với BBC hôm 17/4/2016, ông nói:

“Tôi nghĩ rằng đấy phải là một việc cần phải nêu ra trong quy trình (đối với tam trụ) để tuyên thệ trước Quốc hội.

“Bởi vì anh đã tuyên thệ anh là một người lãnh đạo của đất nước, thì trong đó có vấn đề là tính minh bạch, tính công khai và trách nhiệm giải trình của anh là phải được một cách rõ ràng.

“Nếu không có cái đó thì tôi nghĩ rằng việc tuyên thệ cũng giảm đi giá trị của nó.”

Tiếp tục đọc

Sự thật khủng khiếp ở vựa rau an toàn cung ứng chợ đầu mối Thủ đô

Tác giả: Nhất Nam- Đức Thịnh
.
KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Đọc mà kinh hoàng. Như vậy, cần định nghĩa lại: Rau mất an toàn nghĩa là …. an toàn
.
Đôi khi mình nghĩ, không hiểu lương tâm những người nông dân một nắng hai sương vốn được coi là nhân hậu, chất phác, thực thà họ đã để ở đâu? Hay thứ lương tâm ấy cũng được đủ các thứ thuốc BVTV phun hết rồi? 😦
——————-
Trưng biển hiệu “rau an toàn” nhưng sử dụng hàng loạt thuốc BVTV gồm các loại: Tăng trưởng, kích thích, thuốc trừ sâu và đặc biệt là sử dụng cả phân tươi…

Hàng ngày HTX này cung cấp hàng tấn rau cho các chợ đầu mối ở Thủ đô chứa đựng “sự thật khủng khiếp” mà chỉ đến tận nơi tìm hiểu, tiếp xúc với chủ những ruộng rau này chúng tôi mới hay biết.

  Sự thật khủng khiếp ở vựa rau an toàn cung ứng chợ đầu mối Thủ đô - Ảnh 1

Sự thật khủng khiếp khu trồng rau xã Khai Thái, Phú Xuyên, Hà Nội – (Ảnh: Nhất Nam).

Tiếp tục đọc

Dầm Xanh- Cá tiến Vua

Tác giả: Nguyễn Trọng Cử

KD: Ăn cá Dầm xanh rồi khoái lạc và ảo ảnh ùa đến: mình không còn biết mình là ai nữa, là vua, là người chăn dê, là tiểu phu, là kiếm khách, là Tây Môn Khách, là đại sư, là Đoàn Tử Huyến và cuối cùng là Nhà hư vô. Amen! (Nguyễn Trọng Cử)

Chít cười vì “Vua tự phong”. Nhưng nhân vật trong Thủy hử là Tây Môn Khánh, không phải Tây Môn Khách nhé. Chàng Cử mở nhà hàng có khác, lúc nào cũng chỉ mơ màng chữ Khách… Khách…. Khách  😀

——————

Cá Dầm xanh thuộc ngũ quý hà thủy, cũng là loại cá quý hiếm dưới trời Nam này có số phận độc đáo – vừa gắn bó với dân chài vì lợi – vừa được vua chúa yêu thích vì hưởng thụ, giống như con gái đẹp của nhà nghèo tiến Vua mong cho bố mẹ mình được đồng tiền tấm lụa.
Cách mạng tháng tám thành công vua Bảo Đại giao ấn, dân chài ngơ ngác sống trong cảnh “không có Vua” – mượn lời của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp:
“Sớm đến chiều say sưa
Tớ với mình dây dưa
Tháng với ngày thoi đưa”
Tháng với ngày thoi đưa, những người cách mệnh từ rừng xanh tràn về thành phố nhanh chóng nếm và nghiện cao lương mỹ vị, nghiện càng nặng khi công việc cách mệnh nhàn rỗi hơn, rồi họ trở thành Vua tập thể. Dân chài lại tiếng hát “vang lừng trên sóng”, quan lại địa phương chạy ngược xuôi tìm cá Dầm xanh tiến Vua, tình cảnh này dẫn đến của ngon vật lạ dưới trời Nam ngày càng cạn kiệt.


Tiếp tục đọc

Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi

Tác giả: TS Nguyễn Minh Hòa (ĐH KHXH&NV TP.HCM

.KD: Tự lúc nào, người Việt từ đập phá đình chùa, coi là của phong kiến, giờ chỉ có thể “dựa vào thánh thần” để có niềm tin mà sống và bình an. Hai thái cực đối lập hẳn nhau đều có cùng một căn nguyên- không hiểu văn hóa, không coi trọng tín ngưỡng, nhưng cuối cùng lại mất niềm tin và cuồng tín

—————

Cái sảy nảy cái ung, nếu không cẩn thận, hệ quả của các lễ hội không chỉ dừng lại ở sự nhốn nháo mà còn có nguy cơ đẩy dân tộc đến chỗ yếu đuối, tự ti và bạc nhược.
Ngày tế, lễ với công dân nhiều quốc gia có văn hóa gần gũi với chúng ta như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… diễn ra thật thanh bình và giản dị. Vào lúc giao thừa, người Đài Loan, Nhật Bản cùng nhau quây quần trong nhà. Sáng sớm, họ tới chùa đánh chuông, cầu mong sự tốt đẹp cho đất nước và người thân. Mọi sự diễn ra thật bình dị, ấm áp và sang trọng. Họ tin vào những gì họ có và tin vào ngày mai, cho dù Nhật là quốc gia nằm ở chỗ vỏ Trái đất yếu nhất, chịu rủi ro cao nhất nhưng phong thái của họ toát lên một vẻ ung dung tự tại.


Dòng người đông nghẹt tham dự lễ hội khai ấn đền Trần ở Nam Định vào ngày 4-3-2015 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Mùi). 

Lễ hội là tấm gương phản chiếu thái độ sống của một dân tộc. Cứ đến ngày tết và các lễ sau tết, ngày thi cử thì cả đất nước ta sôi lên sùng sục. Mọi người đổ đến chùa chiền, miếu mạo để cầu xin sự phù hộ của thánh thần. 

Tiếp tục đọc