Tướng Lê Văn Cương: Không nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc

Tác giả: Lê Thọ Bình – Phạm Đức Bảo
.
KD:  “Vẫn còn một bộ phận không nhỏ, kể cả một số quan chức các cấp vẫn lo sợ Trung Quốc. Khi nào mà vẫn còn tư tưởng sợ Trung Quốc thì không thể bảo vệ được đất nước và đất nước cũng không thể phát triển được”, Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an nói.
Bởi họ chỉ biết quá sợ cái ghế lẫn nồi cơm gia đình họ. Giá áo túi cơm, vậy thôi!
—————
.
Tướng Lê Văn CươngTướng Lê Văn Cương

Không có nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc

Thưa ông, việc Trung Quốc đang từng bước khống chế biển Đông, xâm phạm một cách trắng trợn lãnh thổ Việt Nam. Nếu xét về mức độ “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng” thì hành động của Trung Quốc hiện đang ở cấp độ nào?

– Trước hết chúng ta phải nói về nhận thức về tầm quan trọng của biển Đông đối với an ninh và phát triển của Việt Nam, rồi sau đó sẽ thấy việc Trung quốc đang làm ở biển Đông thuộc cấp độ nguy hiểm nào.

Tiếp tục đọc

‘Hòm nợ công’ nhắc nợ 29 triệu/người: Đặt trước bàn lãnh đạo

Tác giả: Lam Lam

.KD: Ý kiến hay. Nhưng chỉ sợ nhiều quan chức trí nhớ kém lắm  😀

——————–

Hòm nợ công nên đặt ngay trên bàn chính lãnh đạo các cơ quan, bộ ngành từ trung tương tới địa phương...

Liên quan tới đề xuất lập “hòm nợ công” để nhắc nhở món nợ 29 triệu mỗi người dân Việt Nam đang mang, qua đó đánh thức tính tự giác tiết kiệm của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức…, PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, hòm nợ công nên đặt ngay trên bàn chính lãnh đạo các cơ quan, bộ ngành từ trung tương tới địa phương chứ không chỉ nhắm vào từng cán bộ, công chức.  

'Hom no cong' nhac no 29 trieu/nguoi: Dat truoc ban lanh dao
Ảnh minh họa

“Hòm nợ công phải đặt ngay trước bàn lãnh đạo các cơ quan bộ ngành cho tới lãnh đạo địa phương. Hòm nợ công mục đích là để nhắc nhở khi đặt bút ký đầu tư một dự án hay đưa ra một quyết định nào cũng phải nhìn vào bối cảnh nguy khó của ngân sách quốc gia mà quyết định. Tất cả phải hiểu rằng, một quyết định sai sẽ là nguyên nhân đẩy nợ công tăng lên”, vị chuyên gia giải thích.  Tiếp tục đọc

Nước ta có mấy ngàn năm văn hiến?

Tác giả: Theo Sài Gòn Giải phóng

.Hiện nay, khoa khảo cổ học đã xác định lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam mở đầu với thời cổ đại là thời đại Hùng Vương, cũng gọi là thời đại văn hóa Đông Sơn (di tích Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, Thanh Hóa), văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ (khoảng từ thế kỷ 7 TCN tới thế kỷ 1 CN). Như thế, phải chăng bề dày văn hiến của VN tính tới nay vẫn chưa tròn 3.000 năm?

.Gần đây một số tác giả tỏ ra dè dặt hơn, thí dụ chỉ nói “VN, ngàn năm văn hiến” hay “Thăng Long, nghìn xưa văn hiến”. Ta hiểu ngầm là hàng ngàn năm, nhiều ngàn năm, chứ không khẳng định con số cụ thể.

————-

Hỏi:Thường nghe nói Việt Nam có 4.000 năm lịch sử/văn hiến. Xin hỏi có đúng là 4.000 năm hay không?

ÚT NÂU (Cao Lãnh, Đồng Tháp)

Bìa “Đại Việt sử ký toàn thư”.

Bìa Đại Việt sử ký toàn thư

NGHÊ DŨ LAN: Vào thế kỷ 15, khi viết Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi (1380–1442) chỉ nói: “Duy, ngã Đại Việt chi quốc, thật vi văn hiến chi bang”. (Ngô Tất Tố dịch: Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu). Rõ ràng Nguyễn Trãi không xác định nước Nam có mấy ngàn năm văn hiến.

Cũng thế kỷ 15, trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ, (ĐVSK/NK) quyển III, sử gia Ngô Sĩ Liên (NSL) viết: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương”. Như thế NSL xác định VN có văn hiến kể từ thế kỷ 2 Công nguyên (CN), suy ra (theo NSL) tính đến thế kỷ 21 VN vẫn chưa tròn 2.000 năm văn hiến!

Vậy, từ đâu ra con số tròn trịa 4.000 năm?

Con số 4.000 dường như được nói tới khá phổ biến từ nửa đầu thế kỷ 20. Bấy giờ có người đã lấy khoảng 2.000 năm CN để cộng với khoảng 2.600 năm TCN (thuộc thời đại Hùng Vương) rồi “làm tròn” con số xuống còn chẵn… 4.000.

Con số 2.600 này ở đâu ra? Họ căn cứ theo cách tính của sử thần NSL đời Lê. Trong ĐVSK/NK, quyển I, NSL viết: “Trở lên là [kỷ] Hồng Bàng thị, từ Kinh Dương Vương được phong năm Nhâm Tuất, cùng thời với Đế Nghi, truyền đến cuối thời vua Hùng Vương, ngang với đời Noãn Vương nhà Chu năm thứ 57 [258 TCN] là năm Quý Mão thì hết, tất cả 2.622 năm [2879 – 258 TCN]”. Theo bản dịch của Viện KHXH VN (1985-1992), bản in NXB KHXH (Hà Nội 1993).

Tiếp tục đọc

Ông Trọng muốn xử nhanh các trọng án

Tác giả: BBC Tiếng Việt

.KD:“Vướng cái gì đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo cho ý kiến, định hướng giải quyết, nhưng phải đúng nguyên tắc, không làm thay các cơ quan chức năng, không làm trái pháp luật”-(TBT NPT)

.Cứ đúng nguyên tắc, tức là vẫn tuân thủ Chỉ thị 15 thì  tham nhũng còn… ổn định dài dài

—————- 

Getty

Tổng bí thư Trọng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và xét xử một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng.

Ông Trọng được truyền thông trong nước dẫn lời nói tại một cuộc họp do ông chủ trì rằng điều tra đến đâu xét xử đến đó không chờ điều tra đầy đủ mới đưa ra xét xử.

“…Kết luận đến đâu xử lý đến đấy, không cầu toàn chờ làm cùng một lúc, vụ nào có điều kiện thì làm trước”.

Thông điệp này được ông đưa ra vào ngày 18/4 tại cuộc họp do Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tổ chức. Tiếp tục đọc

Bán phở bị truy tố: Có dấu hiệu lạm quyền?

Tác giả: M. Phượng (VietNamNet)

KD: Dồn hết vốn liếng, tâm huyết để đầu tư mở quán cà phê khang trang kèm theo phục vụ các món điểm tâm trong đó có phở, ông Nguyễn Văn Tấn (SN 1966, TP.HCM) có nằm mơ cũng không ngờ rằng mình lại phải hầu tòa vì chậm xin giấy phép kinh doanh trong… 5 ngày (M. Phương)

Không biết đ/c chủ quán này đã làm đủ bổn phận chưa?  😀

————-

Bị “sờ gáy”

Lật từng trang hồ sơ vụ án trên tay, ông Nguyễn Văn Tấn thở dài: “Họ nói tôi kinh doanh không phép, tôi đã đi đăng ký, bổ sung giấy phép ngay. Họ bảo tôi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi cũng đã ngừng bán phở. Vậy mà, tôi vẫn bị khởi tố. Bao nhiêu lần bị mời lên mời xuống, thiệt hại kinh tế đã đành nhưng tinh thần cả gia đình tôi vô cùng mệt mỏi”.

truy tố, lạm quyền, luật sư, quán phở, Bình Chánh
Ông Tấn ngậm ngùi khi nghĩ đến chuyện sắp phải hầu tòa

Ông Tấn cho biết, ngày 8/8/2015, ông khai trương quán cà phê có tên “Xin chào” tại địa chỉ C12/26 khu phố 3, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Sau khi thuê, ông cải tạo không gian với những vòm cây được uốn công phu, khu sảnh phía trước lát gạch khá sạch sẽ, thoáng mát. Tưởng chừng mọi việc kinh doanh sẽ thuận lợi nhưng cũng từ khi mở quán này, ông lại gặp không ít khó khăn.

Tiếp tục đọc