Hãy nghe các kỹ sư môi trường nói về quy trình xử lý nước thải ở Formosa

Tác giả: Theo FB Đức Bảo Phạm

KD: Những ý kiến này rất đáng chú ý. Vì nguồn tin dường như bí mật, nhưng vấn đề viện dẫn lại có vẻ rất logic 😦


ca voi chetCá voi chết trôi dạt vào bờ ở xã Phú Hải, huyện Phú Vang. Ảnh: nld.com.vn

Để đối phó với cơ quan chức năng, người ta bỏ tiền xử lý một lượng vô cùng nhỏ, rồi cho cá vào nuôi để qua mặt. Còn phần lớn là xả trộm qua một đường ống lớn chạy ngầm dưới biển anh ạ. Cơ quan chức năng có đến kiểm tra cũng không bao giờ biết được vi thấy họ nuôi cá bằng nước thải đã qua xử lý, cá vẫn sống ngon ơ. Với lại, cơ quan chức năng cũng không nắm được quy trình xử lý nữa.

Nước thải là điều không tránh khỏi trong phát triển công nghiệp. Nhưng đặc thù của công nghiệp nặng là nước thải chứa rất nhiều hóa chất anh ạ. Các thiết bị trong nhà máy muốn vận hành phải có nước làm mát, nếu không hỏng hết anh ạ.

Bộ phận em làm mỗi giờ cần 40000 m3 nước làm mát thiết bị. Trên lý thuyết, bọn em sẽ xử lý, sau đó tái sử dụng tuần hoàn cho đỡ tốn kém. Nhưng vì phải bảo vệ các thiết bị kim loại và đường ống kim loại, bọn em phải thêm rất nhiều hóa chất vào đó anh ạ. Tiếp tục đọc

Từ câu chuyện khởi tố quán phở đến câu chuyện cải cách thể chế

Tác giả: Nhàn Đàm
.
Điều này cũng dẫn đến vấn đề chủ yếu thứ hai rút ra từ câu chuyện này, đồng thời cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đó là: cải cách thể chế và hành chính. Thoạt nghe có vẻ khó tin khi câu chuyện một quán Xin Chào nhỏ bé gặp rắc rối lại liên quan đến một vấn đề to tát như cải cách thể chế và hành chính. Nhưng đó là sự thực. Dễ dàng nhận ra những nguyên nhân hàng đầu trong vụ việc lần này cũng là những vấn đề thuộc về thể chế và hành chính, và để những vụ việc gây sốc toàn xã hội như thế này không tái diễn thì cần phải giải quyết tận gốc rễ thông qua cải cách thể chế và hành chính.
Nếu như chọn ra một câu chuyện mang ý nghĩa và tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam trong tuần qua thì đó hẳn phải là câu chuyện quán Xin Chào bị khởi tố ở huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Nó không đơn thuần là một sự việc nóng gây ra sự chú ý của toàn xã hội mà còn là một câu chuyện mang đầy đủ những ý nghĩa về những vấn đề và thách thức lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đó là môi trường đầu tư kinh doanh thiếu lành mạnh và yêu cầu cải cách hành chính – thể chế một cách gấp gáp. Những nguyên nhân chủ đạo gây ra vụ việc ầm ĩ này cũng chính là nguyên nhân chính tạo ra tình trạng yếu kém của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Tiếp tục đọc

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

Tác giả: Ngựa Hoang (Triết học đường phố- 2014)

.KD: Thứ giàu có trọc phú thiếu nền tảng của học vấn và văn hóa, sẽ chỉ sản sinh ra sự tự đắc hưởng thụ, và gây …. ô nhiễm môi trường XH bởi triết lý sống ích kỷ- chỉ biết lợi ích riêng mình, nhóm mình- làm sao sản sinh ra sự sáng tạo để phát triển. Tiếc thay, thứ trọc phú kiểu này hiện không hiếm trong XH.

————

Hai câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”
“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái
Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại.

Tiếp tục đọc

Tháng tư, nhận diện một ngày lịch sử

Tác giả: Đào Dục Tú

.Sự nghiệp xây dựng một nước VN  hòa bình,dân chủ,cường thịnh  nào đâu của riêng ai? Sự nghiệp ấy nào đâu có phải của một phe đảng nào độc quyền yêu nước kéo theo sự kỳ thị chia rẽ  xói mòn nội lực dân tộc Việt !. Đấy là đại cuộc của toàn dân tộc không phân biệt chính kiến tư tưởng,không phân vai cao thấp, không xếp hạng chính phụ trong với ngoài ,bên này với bên kia,quốc gia hay cộng sản, bên thắng cuộc bên thua cuộc.


Nguòn: xemanh.net

 Kể từ  sự kiện  chấm dứt chiến tranh VN có tầm ý nghĩa  nhân bản quốc tế  sâu sắc cách đây bốn mươi mốt năm, tháng tư trở thành vô cùng đặc biệt với người Việt. Đặc biệt với người Việt bất kể họ  ở bên này hay bên kia sông Bến Hải- con sông  phân tuyến Bắc Nam chiến tranh ,chia cắt ,thù hận kéo dài  một phần tư thế kỷ.

Dù muốn hay không muốn nhớ đến  ngày 30-4-1975  đánh dấu khúc quanh lịch sử  VN hiện đại ,  thì  cái ngày ấy vẫn nguyên vẹn đấy ý nghĩa nhân bản lớn lao, sâu sắc: Chấm dứt cảnh bom rơi đạn nổ, chết chóc  hy sinh ; chấm dứt cảnh ly tán chia lìa bên này bên kia ngày bắc đêm nam ;chấm dứt cảnh non sông nước Việt bị phân cắt như cơ thể  đứt gãy hai phần .

Tiếp tục đọc

Trận đánh không có trong sử sách

Tác giả: Trần Xuân Trà
.
KD: Bạn bè mình gửi cho bài viết này. Bài viết của một người lính vào sinh ra tử ở chiến trường những năm chiến tranh khốc liệt. Câu chuyện rất thật và rất đau đớn, khiến mình đọc mà cứ nghẹn cổ. Chiến tranh là vậy, xương máu, chết chóc, những hy sinh và những nhầm lẫn… , tất cả đều có thể xảy ra.
.
Chỉ còn mấy ngày nữa là đến 30/4. Người lính Trần Xuân Trà viết lại một câu chuyện đau lòng này, hẳn để dịu lại những xa xót của vết thương chiến tranh trong chính tâm khảm anh, khi anh nhớ lại những đồng đội không may mắn, trong đó có người bạn thân của anh.
.
Xin được chia sẻ, và Blog KD/KD đăng bài viết này, như nén tâm nhang thành kính thắp cho những người lính đã ngã xuống
—————-
Tôi và Đà cùng nhập ngũ một ngày từ Trường cấp 3 của huyện, chúng tôi cùng xã nhưng Đà học lớp khác. Chúng tôi thân nhau từ sau ngày nhập ngũ do có cùng hoàn cảnh: mẹ mất sớm và ở với mẹ kế . Những khổ đau và tủi nhục cả thể xác và tâm hồn chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu. Vì thế chúng tôi tự nhiên gắn kết với nhau và chẳng giấu nhau điều gì, luôn lo lắng cho nhau nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh nay còn, mai mất.
Chúng tôi vào chiến trường  Bình-Trị – Thiên cuối năm 1970 và chuẩn bị đạn gạo cho các trận đánh năm 1971 tại Thừa thiên. Đột xuất, đối phương tấn công các căn cứ hậu cần tiếp viện cho toàn miền nam dọc đường 9 – Nam Lào gọi là cuộc hành quân Lam sơn 719 , chúng tôi bị điều gấp ra tham gia chiến dịch. Sau khi kết thúc chiến dịch, đơn vị chúng tôi được ra Bắc cúng cố và đóng quân và huấn luyện ở Khu rừng già miền tây tỉnh Quảng Bình. Bốn tháng trời huấn luyện vất vả, đơn vị được hành quân giá ngoại xuống đồng bằng bắn đạn thật xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy Quảng Bình. Thật không may tôi bị sốt rét không đi được phải ở lại trông hậu cứ.

Tiếp tục đọc