.KD: Mèo… nhà 😀
LTS:Trong quyển cuốn sách “Việt Nam – mãnh hổ hay mèo rừng, tác giả,” của GTS Phạm Văn Thuyết, chuyên viên của Ngân hàng thế giới (WB) có thời gian làm việc ở các nước trong hệ thống XHCN cũ có tiến trình cải cách chuyển qua cơ chế thị trường ghi nhận rằng, có lúc Việt Nam đã là trở thành điểm sáng của thế giới về cải cách kinh tế.
Một số chuyên gia, nhà kinh tế đã tiên đoán rằng Việt Nam sắp trở thành “con hổ” của châu Á. Thậm chí, 3 vị GS kinh tế học nổi tiếng của đại học Harward là Dwight H. Perkins, David D.Dapice và Jonathan H. Haughton còn viết quyển sách về cải cách kinh tế ở Việt Nam có tựa đề: “Theo hướng rồng bay”. Tiếc rằng, cơ hội tuyệt vời đó đã bị bỏ lỡ khi tiến trình cải cách của Việt Nam bị chựng lại.
Giờ đây làm sao để tránh lặp lại vết xe cũ và làm thế nào để tránh bi kịch “bỏ qua cơ hội vàng” đã từng xảy ra trong lịch sử? Xung quanh những câu hỏi này, Tuần Việt Nam đã trò chuyện với TS. Huỳnh Thế Du, Giám đốc Đào tạo và Giảng viên Chính sách công của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbrigh nhằm soi rọi vào chiều sâu của sự phát triển để tìm ra hướng đi cho giai đoạn sắp tới.
Thưa ông Huỳnh Thế Du, nhìn lại chặng đường đã qua, ông có thể mô tả thế nào về đặc trưng của công cuộc Đổi mới tại Việt Nam trong 30 năm qua?
TS. Huỳnh Thế Du: Đặc trưng nổi bật nhất của 30 năm Đổi mới ở VN Việt Nam là quá trình tự do hóa. Hiểu một cách đơn giản là Nhà nước giảm dần “lấn sân” để tập trung vào nhiệm vụ của mình.