Cơ quan chức năng Việt Nam chọn gì ?

 KD: Chọn gì? Chọn cá tôm, chọn môi trường sống, chọn kế mưu sinh của hàng vạn ngư dân, chọn sức khỏe, chọn lòng tự tôn dân tộc, chọn chủ quyền biển hay chọn tiền mặt (dân không có phần), chọn tiền thuế (chưa chắc có vì sẽ báo lỗ), chọn sự óan thán của hàng triệu con người? Không, không ai được quyền thay người dân chọn hết! (Thái Bình)
.
Một bài viết trên trang quochoi.org, không ngờ cũng rất thẳng thắn, thẳng không kém câu của Chu Xuân Phàm- như đại diện cho tiếng nói của người dân cả nước lúc này rất lo lắng, bức xúc và quan tâm.
.
Cơ quan chức năng chọn gì? Dân hay …. sự oán thán của họ? 😦
———————–

Trong khi dư luận còn lung bùng với lý giải của ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường thuộc bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng: “Cá có thể là do…sức ép của âm thanh”. Thì câu hỏi của ông Chu Xuân Phàm – Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh chỉ rõ đâu là nguyên nhân của vấn nạn cá chết tại vùng biển Vũng Áng này.

“Muốn bắt cá bắt tôm hay xây một nhà máy hiện đại”? ông Chu Xuân Phàm đã đặt câu hỏi như thế khi truyền thông Việt Nam tìm đến phỏng vấn. Đồng thời, ông Chu Xuân Phàm cũng đã nói rõ: “Người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá”?

Tiếp tục đọc

Nghĩa vụ trả nợ công lên tới 418.000 tỉ đồng năm 2015

Tác giả: Tư Hoàng

.KD: Không biết, có người dân nào nghe tin này mà… thanh thản được không nhỉ?  😀

——————–

Thi công nhà ga ngầm của tuyến metro số 1 TPHCM. Ảnh TL

Nghĩa vụ trả nợ công của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng trong vài năm gần đây, và lên đến hơn 418.000 tỉ đồng năm 2015, theo Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý 1 năm 2016 của của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Báo cáo này sẽ được công bố cuối tuần này, và thuộc dự án tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh do Úc tài trợ.

Nợ tăng quá nhanh

Báo cáo cho biết, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng từ 185.800 tỉ đồng năm 2013 lên 296.200 tỉ đồng năm 2015. Nếu tính cả nợ bảo lãnh Chính phủ, nợ chính quyền địa phương, con số nghĩa vụ nợ còn lớn hơn rất nhiều, dự kiến năm 2015 là 418.400 tỉ đồng.

Do tốc độ tăng nghĩa vụ nợ rất nhanh, tỷ lệ nghĩa vụ nợ trên thu ngân sách nhà nước (NSNN) cũng tăng nhanh. Báo cáo ước tính, nếu chỉ tính riêng nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ, tỷ lệ này là 22,4% NSNN năm 2013, tăng lên mức 29,9% năm 2015. Tiếp tục đọc

10 năm WTO: Thua trên sân nhà

Tác giả: Huỳnh Thế Du

.KD: Đọc cái title bài đã đau hết cả mình mẩy. Thế còn TPP ra răng? Hay đến lúc nào đó, cũng lại … thua trên sân nhà. Thì đúng là xuống hố cả nút!

Không hiểu, thể chế kinh tế có góp phần không nhỏ vào sự thất bát này không nhỉ?

————

Đánh dấu 10 năm trở thành thành viên thứ 150 của WTO cũng là lúc Việt Nam tiếp tục mở cửa sâu rộng hơn. Cho nên, giờ đây có lẽ là thời điểm phù hợp để đánh giá kết quả của bước hội nhập này nhằm rút ra những bài học và có những sự chuẩn bị hay bước đi cần thiết.

Sau 10 năm gia nhập WTO, tình hình thất nghiệp của lực lượng lao động có kỹ năng tăng cao. Theo Tổng cục Thống kê, trong quí 2-2015 có tới gần 40% số lao động thất nghiệp là lao động đã qua đào tạo. Trong đó, lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm đến 43% nhóm này… Ảnh: MINH KHUÊ

Năm vấn đề lớn cần được phân tích kỹ

Thứ nhất, môi trường và động cơ kinh doanh bị thay đổi do hệ thống tài chính có quá nhiều tiền và được sử dụng gần như miễn phí.

Tiếp tục đọc

Vụ án quán ‘Xin Chào’: Nữ phóng viên ‘nổ phát súng đầu tiên’ lên tiếng

Tác giả: Huy Cường (thực hiện)
.
KD: Cảm ơn nữ nhà báo Hàn Ni. Bạn đã dũng cảm, dấn thân vào một vụ việc tưởng nhỏ mà hóa ra rất điển hình về số phận con người liên quan đến rất nhiều vấn đề của một thời cuộc mà XH trên hành trình đang phải đối mặt: Sự lạm quyền, môi trường kinh doanh bất bình đẳng, pháp luật thiếu thượng tôn…
———-
Nữ nhà báo “nổ phát súng đầu tiên” trong vụ án quán phở – cà phê Xin Chào lên tiếng sau loạt bài gây chấn động dư luận.
 
Vụ án khởi tố chủ quán cà phê Xin Chào (huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã khép lại. Cơ quan chức năng ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can Nguyễn Văn Tấn (50 tuổi) chủ quán Xin Chào, phục hồi các quyền lợi hợp pháp của bị can.

Đồng thời, những cá nhân ký quyết định khởi tố, phê chuẩn truy tố ông Tấn ra tòa đã bị cấp trên ra quyết định tạm đình chỉ công tác, chờ xử lý theo luật định.

Qua vụ án này, có thể nói công lý đã được thực thi, phần nào mang lại niềm tin cho công luận và người bị oan sai tin vào luật pháp.

Tuy nhiên ít người biết đến câu chuyện đằng sau đó. Phóng viên VTC News phỏng vấn nữ nhà báo Hàn Ni – người nổ phát súng đầu tiên cho loạt bài về vụ án gây chấn động, tác giả bài viết “Bán phở, chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày: Bị xử lý hình sự” (đăng ngày 19/4/2016).

 Nhà báo Hàn Ni (áo đen) tại buổi họp báo vụ Xin Chào tại Công an TP.HCM ngày 21/4/2016. Ảnh: Phan Cường

Tiếp tục đọc

Cá chết miền Trung: Dân có thể kiện?

Tác giả: BBC tiếng Việt

.KD: Muốn kiện phải có căn cứ xác đáng, nhưng thử nhìn xem cách xử lý của chính quyền lúng túng và chậm chạp ra sao, ngoài câu nói quen thuộc: Cá chết phải là chất độc, hoặc cực độc. Còn chất đó là gì, chịu. Đến giờ vẫn không có kết luận rõ ràng, ngoài sự thừa nhận của Formosa rằng phải chọn một, hoặc sắt thép, hoặc tôm cá, không thể chọn cả hai


 Getty

Đơn vị nào gây ra thảm họa môi trường làm cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam “khó có thể bị kết tội” – một luật sư từ Thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC Tiếng Việt.

Hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu từ khu vực Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh từ hôm 6/4, sau đó lan rộng xuống nhiều tỉnh lân cận ở Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.

Cho tới hiện tại, công ty nằm trong tâm điểm nghi vấn gây ra thảm họa chết cá dọc bờ biển miền Trung Việt Nam là Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thuộc tập đoàn Formosa Đài Loan, hoạt động tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Tiếp tục đọc

Phải mở chuyên án điều tra nghi vấn phá hoại môi trường ở Formosa

Tác giả: H.C.T

.KD: Không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp cực kỳ đắt đỏ, đòi hỏi chi phí vận hành cực lớn. Việc xử lý 1 lít nước thải còn phức tạp và tốn kém gấp 3 – 4 lần kinh phí để làm ra 1 lít nước sạch sinh hoạt.

Và không ít doanh nghiệp đã sắm hệ thống xử lý xong thì để đó. Việc xử lý chất thải tốn kém cũng là nguyên nhân mà nhiều tập đoàn công nghiệp ở các nước tiên tiến thường tìm đến các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển để mở nhà máy, vì ở đó việc kiểm soát môi trường lỏng lẻo hơn, nên tiết kiệm được chi phí về môi trường (H.C.T)

Đây chính là bản chất của vấn đề. Hệ thống xử lý nước thải chắc chắn phải có. Nhưng Formosa có sử dụng không hay xả thẳng ra biển lại là một chuyện khác.

—————

Hiện tượng cá chết hàng loạt đang gây nên một cuộc khủng hoảng môi trường thực sự ở ven biển miền Trung.

tin nhap 20160425114519
Cá chết ở biển Vũng Áng.

Cuộc sống của người dân bị đảo lộn, ngành thủy sản lao đao, ngành du lịch bị đe dọa ngay trước mùa hè. Mọi nghi vấn thì đang đổ về khu đại dự án Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Mối nghi ngờ còn lớn hơn khi Formosa đã thừa nhận việc nhập hóa chất tẩy rửa đường ống

Nhưng tác động về môi trường thì đã rõ, cơ quan công an cần phải mở chuyên án điều tra về hành vi gây ô nhiễm môi trường. Hành vi gây ô nhiễm môi trường đã được hình sự hóa theo quy định tại Điều 182, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009.

Tiếp tục đọc