Tôi cũng đang mong đợi sự minh bạch và ứng xử văn minh”

Tác giả: Phạm Chi Lan

.KD: Bạn nên dành sự cảm thương cho những người dân Hà Tĩnh phải hy sinh đất đai, mặt biển, nguồn sống nhiều đời cho dự án mà chưa chắc đã hưởng lợi bao nhiêu, thì hơn là cảm thương cho Formosa không có thu nhập trên 2.000 ha đất liền và 1.300 ha mặt biển mà họ được sử dụng!

.Tôi đồng ý với đoạn cuối tác giả viết về yêu cầu minh bạch, nhưng không nên chỉ đòi hỏi sự minh bạch từ phía nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư Formosa cũng cần minh bạch không kém, nếu như họ không muốn có cái mà bạn gọi là “các cuộc tấn công truyền thông”. (Phạm Chi Lan)

.Đây là bài viết của bà Phạm Chi Lan trao đổi với tác giả Hoàng Anh Minh về vụ cá chết

.Thật sự kính trọng trí tuệ và tấm lòng Bà


Xin đọc thêm: Bài viết của Hoàng Anh Minh: http://vneconomy.vn/doanh-nhan/nhin-tu-chuyen-formosa-nhu-cau-minh-bach-va-ung-xu-van-minh-2016042707273157.htm

Đôi điều trao đổi của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về bài viết “Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh”…

“Tôi cũng đang mong đợi sự minh bạch và ứng xử văn minh”

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Sau khi đăng tải bài viết “Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh”, VnEconomy đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả, trong đó có ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả nội dung ý kiến này, như góp thêm một góc nhìn đa chiều xung quanh vụ việc.

Đôi điều trao đổi về bài viết “Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh” của tác giả Hoàng Anh Minh.

Trong khi vấn đề cá chết dọc bờ biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào đang là đề tài phủ đầy báo chí trên cả nước, thì tiêu đề trên của bài viết của tác giả Hoàng Anh Minh trên VnEconomy đã lập tức khiến tôi chú ý.

Tiếp tục đọc

Nguyễn Tấn Đời – “Vua” không ngai của giới tài phiệt Sài Gòn trước năm 1975

Tác giả: Duy Tường
.
KD: Sắp đến ngày 30/4, xin đăng lại một vệt 04 bài viết về Nguyễn Tấn Đời-  ông Vua không ngai của giới tài phiệt SG trước năm 1975, để thấy tài năng của một nhân vật, một nhà kinh doanh lớn, được ghi nhận và bái phục trong lịch sử phát triển thời VNCH

————-

Không bằng cấp, không kinh nghiệm, nhưng với khả năng kinh doanh thiên phú, ông đã làm cho giới tài phiệt và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 nhiều phen phải ngả mũ bái phục.
.

                Kỳ 3: http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Nguyen-Tan-doi-Vua-khong-ngai-cua-gioi-tai-phiet-Sai-Gon-truoc-nam-1975-ky-3-390050/

                Kỳ cuối: http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Tu-mat-trang-den-thanh-cong-tren-dat-khach-ky-cuoi-390389/

Từ tay trắng ông trở thành tỷ phú, trở thành “ông trùm” cao ốc, “ông vua” ngân hàng miền Nam. Tuy nhiên, do “vua” không chiều lòng Tổng thống nên ông bị Nguyễn Văn Thiệu vô cớ tống giam và niêm phong toàn bộ tài sản tại Sài Gòn. Gần 1 tỷ  tiền của Việt Nam Cộng hòa gửi tại ngân hàng Thụy Sĩ cũng bị lấy sạch. 

Ra tù với hai bàn tay trắng, ông lang thang vạ vật tìm đường sang Canada. Tại đây, cũng từ tay trắng, một lần nữa ông trở thành tỷ phú với hàng loạt cửa hàng ăn uống tại Canada và Mỹ. Ông là Nguyễn Tấn Đời – một “hiện tượng” của xã hội miền Nam giai đoạn 1954 – 1975.

KỲ I: TAY TRẮNG LÀM NÊN SỰ NGHIỆP

Vua gạch ngói Nam kỳ

Nguyễn Tấn Đời sinh năm 1922 tại làng Bình Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ông nội Nguyễn Tấn Đời là một trong những người giàu có và tiếng tăm ở làng Bình Hòa thời bấy giờ. Vì vậy, từ nhỏ Nguyễn Tấn Đời được gia đình cho ăn học khá đàng hoàng.

Tỷ phú Nguyễn Tấn Đời.

Có một chi tiết thú vị là thời gian ở Long Xuyên, Nguyễn Tấn Đời vừa học vừa lùa bò thuê cho Nguyễn Ngọc Thơ. Khi đó Nguyễn Ngọc Thơ (sau này là Phó Tổng thống dưới thời Ngô Đình Diệm) đang làm quận trưởng Châu Thành, Long Xuyên kiêm luôn lái buôn… trâu bò từ Campuchia về Long Xuyên.

Tiếp tục đọc

Vụ cá chết: Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tập trung thu thập chứng cứ, xử lý nghiêm theo đúng quy định nếu vi phạm pháp luật hình sự

Tác giả: theo FB Thông tin Chính phủ

.KD: Thủ tướng đã vào cuộc, chỉ đạo cụ thể vụ cá chết, hỷ hoại môi trường biển, môi trường sống, kéo theo bao hệ lụy liên quan đến sức khỏe con người, phát triển nghề cá, du lịch … Đây là điều XH mong đợi. Cần làm sáng tỏ nguyên nhân. Không thể cứ để u u minh minh mãi mà không có kết luận rõ ràng.

Ảnh của Thông tin Chính phủ.

Tại trụ sở Chính phủ, sau khi chủ trì cuộc họp về xử lý các vấn đề liên quan đến việc hải sản chết bất thường tại một số tỉnh ven biển miền Trung, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến như sau:

Việc hải sản chết tại một số tỉnh miền Trung trong những ngày vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phù hợp để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và một số Bộ trưởng đã đến làm việc, kiểm tra trực tiếp vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đây là sự cố môi trường biển trên diện rộng, phức tạp, lần đầu tiên xảy ra ở nước ta, mặc dù các cơ quan chức năng đã khẩn trương vào cuộc nhưng đến nay vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân, chưa đáp ứng được yêu cầu, gây bức xúc xã hội. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:

Tiếp tục đọc

Luật không cho phép xả thải ngầm dưới đáy biển

Tác giả: Thanh Niên
.

KD: Chính phủ mới vừa nhậm chức đã phải giải quyết hàng loạt vấn đề thuộc loại “di sản” cũ.

.Vấn đề môi trường là một trong những lĩnh vực nóng bỏng nhất của thế giới hiện đai. Tăng trưởng phải đi kèm theo với bảo vệ môi trường, không thể tăng trưởng với bất cứ giá nào. Chính điều đó đòi hỏi sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của chính quyền, cơ quan chức năng với các dự án. Bởi dự án nào cũng đặt lợi ích kinh tế của họ lên trên, và vì thế, họ sẵn sàng giẫm đạp lên pháp luật bằng mọi cách, kể cả phi pháp.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà kiểm tra, làm việc với lãnh đạo Nhà máy Formosa /// Ảnh: Tuấn Dũng

Ngày 28.4, Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn công tác của Bộ đến TX.Kỳ Anh (Hà Tĩnh) khảo sát thực địa, kiểm tra, làm rõ nguyên nhân cá biển chết hàng loạt.
Làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: “Đối với pháp luật VN, hệ thống xả thải mà lắp đặt ngầm là không cho phép. Chúng tôi đề nghị phải có biện pháp để giám sát, tiếp cận và quan sát hệ thống này”.
Theo ông Hà, đến nay chưa có bằng chứng nào về mối quan hệ giữa xả thải của dự án Formosa với vấn đề thảm họa môi trường biển. “Nhưng chúng tôi cho rằng, về gián tiếp có vấn đề liên quan. Khi đánh giá chúng ta chưa tính hết”, Bộ trưởng nói. Ông Hà cũng cho biết, sắp tới sẽ chỉ đạo các cơ quan phối hợp với Sở TN-MT Hà Tĩnh trực tiếp làm việc với FHS để xem xét một số vấn đề về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. Tại đây hiện đã có hệ thống quan trắc tự động 6 thông số, Bộ trưởng đề nghị FHS phối hợp với Sở TN-MT Hà Tĩnh cung cấp số liệu trực tuyến để sở này theo dõi, giám sát thường xuyên.

Tiếp tục đọc

Hy sinh môi trường cho tăng trưởng là lựa chọn quá đau đớn

* Môi trường từ đục đến bẩn
* Cá chết, dân khóc, quan tỉnh ở đâu

Dự án tỉ đô không thể đứng trên sinh kế của dân

Thưa TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, từ những xung đột đã xảy ra liên quan đến mối quan hệ giữa dự án đầu tư và vấn đề môi trường, các chỉ dấu cho thấy chúng ta đã bị đẩy vào tình thế phải lựa chọn theo ý đồ của một số nhà đầu tư…

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: Đó là sự thật chua chát và cay đắng!

Bản chất của kinh tế học là đánh đổi. Chúng ta không thể có tất cả, mà phải lựa chọn cái này và chấp nhận mất những cái khác. Vấn đề là lựa chọn như thế nào để đạt được hiệu quả lớn nhất, được nhiều hơn mất.

Ví dụ cụ thể, một dự án đầu tư lớn đang có mặt tại miền Trung là  Formosa. Cái giá của sự đánh đổi ở đây là quá đắt bởi những chi phí và tác hại về môi trường do sản xuất thép là cực lớn! Nếu không kiểm soát tốt thì những dự án này sẽ hủy diệt sinh kế của người dân, sức khỏe của dân tộc hiện tại và trong tương lai.

Tiếp tục đọc

Vương quốc” chim đã chết

Tác giả: Hoàng Nam
.
KD: Trong lúc cá chết trắng bờ biển miền Trung chưa có dấu hiệu dừng lại, thì chim trời cũng dần thưa thớt và mất bóng hẳn dọc các làng chài ven biển trong mấy ngày qua.
.
Cá chết, chim chết, chắc chỉ có người là sống khỏe??? 😦
.
Nếu tăng trưởng mà đi kèm hủy diệt, thì tăng trưởng để làm gì?
.
Xác chim và lông chim vương vãi khắp đảo. Xác chim và lông chim vương vãi khắp đảo.

Ngay như đảo Chim, từng được xem là vương quốc của hơn 2 triệu hải âu xám (loài hải âu đặc hữu, quý hiếm) cách cảng Hòn La chừng 12 hải lí, thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), tuyệt không còn một bóng chim, nằm trơ trọi giữa bốn bề sóng nước.

Vắng bóng chim trời

Thông tin về việc ngư dân phát hiện nhiều xác chim nằm bên xác cá dọc bờ biển Quảng Bình, nghi ăn cá nhiễm độc mà chết khiến tôi giật mình nhớ đến đảo Chim. “Thiên đường” của loài chim biển quý hiếm này nằm quá gần Vũng Áng (chừng 20 hải lí về phía Đông – Nam), nơi khởi nguồn hiện tượng cá chết bất thường trong gần 1 t

Tiếp tục đọc