Fulbright: Quá khứ không thể quên nhưng hãy sống cho hiện tại

Tác giả: Thu Hà- Mỹ Hòa- Minh Châu

.KD: Trên trang mạng XH Fb đang tranh luận quyết liệt về vụ việc cựu TNS Mỹ Bob Kerreyđược bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright. Mình ngạc nhiên nhất là rất nhiều cựu chiến binh, những người trực tiếp cầm súng chiến đấu trong chiến tranh lại ủng hộ ông. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến phản đối. Mình thấy thú vị với câu nói của nhà văn Bảo Ninh, tác giả tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi buồn chiến tranh” khi ông nhắc nhở: Đừng đánh trận bằng mồm, đào công sự trên giấy

.Xin đăng tiếp ý kiến của các nhà văn, nhà báo, nhà chính trị về vấn đề này, và tâm đắc với cái title bài Quá khứ không thể quên, nhưng hãy sống cho hiện tại


Quá khứ sẽ không bao giờ ngủ yên. Chúng ta không quên những đau thương của người dân. Nhưng hãy như những người dân làng quê nghèo ấy, chúng ta cũng có thể chọn nhìn về phía trước và nỗ lực làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống hiện tại.

LTS: Cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey, được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam đang là tâm điểm dư luận. Với trách nhiệm thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam khép lại mạch bài này bằng phát biểu của một số cựu binh, nhà văn, nhà báo, nhà chính trị. Mời độc giả cùng tham khảo và suy ngẫm.

Nhà văn Bảo Ninh: Đừng “đánh trận bằng mồm, đào công sự trên giấy”

Cựu chiến binh, tác giả của “Nỗi buồn chiến tranh”

Dư luận luôn đa chiều khi bàn về những chuyện như thế này. Chỉ ngồi một lúc ở quán cà phê cũng có thể cãi nhau bởi các dòng suy nghĩ khác nhau quanh chuyện ông Bob Kerrey được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác trường Fulbright Việt Nam.

Họ chủ yếu là các công chức và sinh viên. Tôi đã lắng nghe và thấy họ có quyền bày tỏ suy nghĩ của mình. Chuyện bình thường.

Tiếp tục đọc

Phản đối hay ‘tha thứ’ chủ tịch ĐH Fulbright?

Tác giả: BBC tiếng Việt

.KD: Mình tin Bob Kerrey là người thành tâm và tự trọng. Thành tâm sám hối khi chính ông quay trở lại VN mong muốn làm việc trong lĩnh vực đào tạo, với cương vị được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam, nhưng ông cũng sẵn sàng rút lui nếu bị phản đối. Vậy tại sao người VN không thể quên được hận thù quá khứ, khi ông đến VN lần này với tâm thế mong muốn góp phần làm nảy mầm (chứ không phải hủy diệt) nguồn nhân lực trẻ cho nước Việt?

 


Spencer Platt Newsmakers Getty Images

Chuyện Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam là một cựu chiến binh bị cáo buộc liên quan tới vụ thảm sát trong cuộc chiến Việt Nam đang gây ra tranh cãi về việc, liệu vai trò của ông ở Việt Nam có phù hợp hay không.

Đón xem thảo luận trực tuyến của BBC Tiếng Việt về chủ đề này lúc 19h30 giờ Việt Nam, thứ Năm 02/06 tại: http://bit.ly/282F8Lo

Quan sát bình luận trên mạng xã hội và truyền thông Việt Nam có thể thấy có hai luồng ý kiến chính, một phản đối vai trò của ông Bob Kerrey, và một cho rằng, nên nhìn xa ra khỏi câu chuyện quá khứ.

Hôm 01/06, trang Zing đăng bài viết của bà Tôn Nữ Thị Ninh với tựa đề: “Lẽ nào nước Mỹ không còn ai khác ngoài Bob Kerrey?”.

Bài viết của vị cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu và tại Bỉ khẳng định, bà “không phải là người vì quá khứ mà “ghét” hay ác cảm với người Mỹ”. Tiếp tục đọc

Dùng nhầm người, đặt nhầm chỗ sẽ là tai họa cho đất nước

Tác giả: Ngọc Quang (Thực hiện)

.KD: Cái hiện trạng này nó xuất hiện từ thời bao cấp cho đến nay, chứ không phải chỉ bây giờ đâu, thưa bác Vũ Mão. Bởi cái quan niệm ba đời trong sạch, càng có lý tưởng CM. Rút cục, các bác đã có trong tay đội ngũ cán bộ mà như ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã phải nhận định “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái”. Còn cựu Phó CT nứơc Nguyễn Thị Doan thì: “Người ta ăn của dân không từ một thứ gì”.

.Cái tai họa này có mầm mống từ … tư duy các bác, và giết chết bao tài năng, chỉ vì họ không có “ba đời trong sạch” bần cố nông!

——————–

Ông Vũ Mão cho rằng, Trung ương cần nghiêm túc kiểm điểm lại công tác cán bộ. Nếu dùng nhầm người, đặt nhầm chỗ sẽ là một tai họa cho đất nước.

Ông có suy nghĩ gì trước phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là phải xây dựng một Chính phủ hiệu quả, nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, một Chính phủ làm gương cho xã hội về việc nói đi đôi với làm?

Ông Vũ Mão: Vấn đề Thủ tướng nêu ra như vậy là hết sức cần thiết, nhằm siết chặt lại kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, vì những năm qua Nghị quyết của Trung ương đã nhiều lần khẳng định có một bộ phận cán bộ đảng viên suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống. Bây giờ phải có các biện pháp mạnh để ngăn chặn chuyện đó.

Tiếp tục đọc

Chuyện Fulbright: Xóa thù hận chứ không được quyền xóa lịch sử

Tác giả: Thu Hà (Ghi theo lời phát biểu của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều)

.KD: Với Bob cũng vậy, trong 20 năm qua ông ấy đã sám hối, đã ăn năn và đã có những hành động cụ thể. Ông ấy đâu cần sang Việt Nam để kiếm sống, ông ấy có thể cứ ở Mỹ sống yên bình và để tránh bị đối diện với tội lỗi một cách như hiện nay. Ông ấy rất biết sang Việt Nam điều gì có thể sẽ diễn ra, nhưng ông ấy đã quyết định phải bước đến chính nơi mà ông đã gây tội. Theo tôi đó là sự trung thực, sự đàng hoàng, có văn hóa của người sám hối thực sự với tội lỗi của mình. Tôi tin ông ấy đã thành thật. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ (Nguyễn Quang Thiều)

.Bob Kerrey vô tình là một phép thử để hiểu người VN chúng ta biết hòa giải và quên hận thù thế nào.


Đọc thêm: http://thanhnien.vn/giao-duc/ong-bob-kerrey-khong-nen-lam-lanh-dao-fulbright-viet-nam-709527.html

“Hãy cùng nhìn lại lịch sử của chính dân tộc mình xem ông cha chúng ta đã xử lý những tình huống này như thế nào; Với quá khứ đau thương, mọi người Việt Nam đều được quyền phán định. Hãy nói hết ra đi để rồi mỗi chúng ta sẽ đưa ra quyết định cuối cùng thật thanh thản”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng.

TVN: Việc cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey, được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam đang là tâm điểm dư luận. Với trách nhiệm thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam đã ghi lại phát biểu của một số cựu binh, nhà văn, nhà báo, và cả lãnh đạo đương nhiệm. Xin giới thiệu phát biểu đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Mời độc giả cùng suy ngẫm.

Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch

Xung quanh câu chuyện đang rất nóng liên quan đến Bob Kerrey và FUV (Fulbright Việt Nam), tôi nghĩ , chúng ta cần lùi lại rất xa trong quá khứ để nhìn lại thì mới có thể tìm được câu trả lời thấu đáo về tổng thể cuộc chiến tranh đã từng xảy ra. Thậm chí, phải nhìn dài rộng hơn về lịch sử vệ quốc của người Việt từ thời chống xâm lược phong kiến Trung Hoa đến giờ. Nhìn để xem ông cha ta đã  xử lý vấn đề này, vấn đề mà người Việt đương đại chúng ta đang đối diện trên tinh thần nào, dựa trên nền tảng nào.

Có một điều người nước ngoài cũng biết, và cũng là điều chúng ta luôn tự hào là: Việt Nam- một dân tộc đầy lòng tự trọng và rất vị tha. Lịch sử đã chứng minh rằng, bất cứ kẻ ngoại xâm nào đến xâm chiếm bờ cõi chúng ta khi bị đánh bại đều được chúng ta ban cho lòng nhân ái và vị tha. Và dân tộc ta đã lớn lên bởi điều ấy. Đó là nhân cách Việt. Đó cũng là cách tư duy về tương lai đã nằm lòng trong mỗi người Việt từ thời xa xưa chống phong kiến phương Bắc, kháng chiến chống Pháp, chống Nhật và chống Mỹ….

Tiếp tục đọc