Thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ

Tác giả: theo Infonet
.
KD: Vừa đọc được bài viết- thực chất là thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh, xung quang vụ việc phản đối ông TTS Mỹz Bob Kerey giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tín Thác (Board of Trustees – BOT) Đại học Fulbright Việt Nam (FUV).
.
Trong thế giới đa chiều này, bất cứ một vụ việc nào cũng có xảy ra phản ứng của nhiều chiều. Có ủng hộ, có phản đối. Đó là hiện tượng bình thường. Trong thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh có đoạn đáng chú ý: “Tôi không đồng tình với ý kiến muốn trấn áp sự phản đối việc bổ nhiệm ông BK đứng đầu BOT/FUV bằng cách gắn việc này với chuyến thăm của Tổng thống Obama. Tôi không tin Tổng thống Obama sẽ đồng ý việc kết hợp này nếu biết trước việc bổ nhiệm BK sẽ gây tranh cãi, mở lại quá khứ đau buồn, đi ngược với định hướng chủ đạo của chuyến thăm là đồng thuận hướng về tương lai”
.
Thì mình rất ngạc nhiên. Có ai trấn áp được ai trong nhận thức của họ. Dư luận số đông- số ít là tùy theo nhận thức mỗi cá nhân chứ nhỉ. Nhưng mình ngạc nhiên nhất điều này- quá khứ đáng đau buồn của một cá nhân như Bob Kerrey đâu đáng sợ, đáng đau buồn bằng quá khứ chiến tranh của cả một nước Mỹ, của chính quyền Mỹ. Vậy mà quá khứ đó vẫn được khép lại với sự bình thường hóa và hỗ trợ của nước Mỹ với VN, trên nguyên tắc vì lợi ích mỗi quốc gia, trên nguyên tắc cả hai bên cùng có lợi
.
Vậy thì ai là người muốn mở lại quá khứ đau buồn ở đây? Hơi lạ!  😀
————————
Ngày 7/6, Infonet đã nhận được bức thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại QH, nay là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM nêu quan điểm về sự kiện Bob Kerrey và ĐH Fulbright VN đang được dư luận quan tâm.

Báo điện tử Infonet xin được đăng tải nguyên văn bức thư ngỏ này của bà Tôn Nữ Thị Ninh.

———————————————————

Tôn Nữ Thị Ninh

TPHCM, 6/6/2016

Thư ngỏ gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ

1. Ngày 1 tháng 6, tôi đã bày tỏ cô đọng quan điểm về việc ông Bob Kerrey (BK) giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tín Thác (Board of Trustees – BOT) Đại học Fulbright Việt Nam (FUV). Nay tôi xin gửi thư ngỏ đến người Việt Nam và các bạn Mỹ quan tâm đến vấn đề này với mong muốn diễn giải rõ hơn, đầy đủ hơn quan điểm của tôi.

2. Trước hết, tôi xin nêu một số thông tin để làm rõ hơn về nguồn tài chính và vai trò Hội đồng Tín Thác của một đại học kiểu Mỹ như FUV: Tiếp tục đọc

Tại sao chương trình: 60 Phút Mở, “Người Ta Làm Từ Thiện Vì Ai?” lại chịu nhiều gạch đá đến vậy?

Tác giả: FB Chau Doan

KD: Nhưng có những cái tôi biết yêu thương và họ sinh ra để yêu, để chia sẻ nhưng khi bị hỏi: Yêu làm gì, thương làm gì, chia sẻ làm gì, họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm bởi những câu hỏi thô thiển (Chau Doan.

.Hoàn toàn đúng. Cảm giác của mình khi nghe bạn Tạ Bích Loan cứ hỏi vặn mấy bạn trẻ làm từ thiện vì ai? cả âm thanh lẫn cách hỏi thô- điều tối kỵ của phụ nữ- xin đừng nhầm cho rằng đó là thẳng thắn- khiến người nghe thật khó chịu. Có lẽ mấy bạn trẻ đi làm từ thiện họ bị bất ngờ và không đủ bản lĩnh như MC Phan Anh lần trước nên thật yếm thế.

.Một CT mở nhưng lại khiến cho con tim, tâm hồn bạn đọc khép chặt! Thế thì khó có thể coi là thành công. Ngoại trừ đó là mục tiêu của Đài TH và những người của CT này quan niệm

————————

1. Khi lòng tốt bị tra vấn thì kẻ nêu ra câu hỏi dễ bị ghét rồi. Tại sao, tại sao, vì sao vì sao…? Tạ Bích Loan (xin phép được gọi là TBL) liên tục hỏi, như đang cố nghiến răng bóp một cái gì đấy để lòi cái bản chất (ngầm hiểu là xấu xí) ra khỏi vỏ. Ở đây chúng ta có thể thông cảm cho bạn ấy, với tư cách người dẫn chương trình, bạn ấy cần đóng vai trò như người xúc than liên tục vào máy để cho con tầu chạy với tốc độ đã định, đưa con tầu về bến đúng giờ. Với tư cách “người xúc than” tôi nghĩ TBL làm khá ổn.

2. Ý kiến của tiến sỹ Đặng Hoàng Giang nói mang quần áo lên khiến văn hoá người bản địa bị ảnh hưởng thì không chấp nhận được bởi nó khiên cưỡng, sách vở, vô lý. Khi trẻ em lạnh sun chim, mông tím ngắt thì điều ấy có phải là nét văn hoá bản địa không? Hay ta nên gọi đấy là văn hoá Mông Chim Tím? Bạn Giang bị ném đá vì câu này là chính. Còn một ý nữa khi Giang định lôi vấn đề “hoành tráng” của con số 360 ra thì người xem cảm giác Giang định chế giễu ý đồ người làm từ thiện “hoành tráng”. Chi tiết này cũng hơi khó chịu nhưng thông cảm được bởi Giang là người xách than, giúp một tay cho thợ xúc than TBL, đảm bảo lượng than vào lò đốt được đảm bảo.

 

Tiếp tục đọc

Tàu chìm, trách nhiệm ai nổi lên?

Tác giả:  Kim Em

KD: Trách nhiệm của…. đồng tiền nổi lên, chứ còn của ai vào đây?  😦

—————–

 Vụ tai nạn chìm tàu Thảo Vân 2 chở 56 khách du lịch trên sông Hàn (Đà Nẵng) đêm 4-6 như vẫn còn hằn nỗi khiếp sợ trên nét mặt những người được cứu sống. 

Tàu chìm, trách nhiệm ai nổi lên?
Tàu Thảo Vân 2 chạy “chui” nhưng lại công khai hoạt động trước mặt các lực lượng chức năng – Ảnh: T.T

Còn với 3 du khách bị thiệt mạng, trong đó 2 cháu bé Trịnh Kim Phượng (7 tuổi) và Trịnh Tiến Huy (4 tuổi) thì nỗi đau còn lại với gia đình không gì có thể bù đắp được.

Điều trớ trêu là chính con tàu Thảo Vân 2 này đã từng bị chìm khi chở 10 hành khách vào tháng 7-2014 trên sông Hàn. Rất may là số hành khách này đã được ứng cứu kịp thời. Vậy mà đã hai năm trôi qua, đến thời điểm này tàu Thảo Vân 2 dù chưa được cấp phép hành nghề chở khách du lịch nhưng vẫn hằng ngày xuất bến chở du khách ngược xuôi trên sông Hàn. Lạ một chỗ là tàu hành nghề trái phép và hằng ngày xuất bến chỉ cách đồn biên phòng và Cảng vụ Đà Nẵng 50m mà không bị phát hiện.

Tiếp tục đọc

TP.HCM đề xuất quyền tự quyết lớn về giáo dục

Tác giả: Lê Huyền – Ngân Anh

.KD: Ủng hộ í tưởng này của t/p HCM. Vấn đề là Bộ GD có chấp nhận không khi mà t/p này dám “thoát” khỏi “vòng cương tỏa” của Bộ??? Quyền lực không dưng bỗng nhiên bị… thất thoát!  😀

————-

 Sở GD-ĐT TP.HCM kiến nghị lên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ những cơ chế đặc thù tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT với lãnh đạo TP.HCM sáng nay (7/6)

Ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM kiến nghị Bộ GD-ĐT 8 vấn đề với mong muốn Bộ cho phép ngành GD-ĐT thành phố cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm triển khai những giải pháp mang tính đột phá, đổi mới.

tự quyết, giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM, kiến nghị, đổi mới giáo dục, giao quyền tự chủ

Thứ nhất, cho phép thành phố tự xây dựng khung chương trình giáo dục và bộ sách giáo khoa phù hợp thực tiễn phát triển của thành phố dựa trên khung chương trình chung của Bộ GD-ĐT. Chương trình cấp học xây dựng theo hướng mở, một số môn học bắt buộc như Văn, Toán, Ngoại ngữ và các môn tự chọn phải hoàn thành trong cả cấp học với số lượng môn học đa chỉ nên là 8 môn trong 1 năm.

Tiếp tục đọc

Con cá, chủ nghĩa dân tộc với những lằn roi

Tác giả: Tuấn Khanh

.KD: Đọc bài này thấy vừa buồn, vừa buồn cười. Hóa ra tâm hồn các nhà quản lý cũng mong manh…. dễ vỡ thật. Con cá chứ có phải bậc đế vương đâu mà sợ phạm húy.

.Tuy nhiên chủ Blog mạn phép biên tập vài chữ cho phù hợp tinh thần Blog KD/KD 😀

————–

twitter-revolution

Trong phút chốc, con cá ở Việt Nam trở thành một hình tượng mang tính cấm kỵ. Từ cuối tháng 4, khi khu công nghiệp luyện thép Formosa, Hà Tĩnh, đầu độc biển Việt Nam và quan chức các cấp của chính phủ bày tỏ một thái độ che đậy đến kỳ cùng, con cá bỗng nhiên trở nên là một thứ dễ khích động cảm giác của người dân. Vì vậy, trong danh sách của muôn vàn thứ khác bị điểm danh, con cá bị chụp ảnh, lăn tay và đánh số như một tội phạm mới mẻ.

Tiếp tục đọc

Có nên để khẩu hiệu “Tiên học Lễ, hậu học Văn” trong nhà trường nữa không?

Tác giả: Ths Võ Thanh Vân

.KD: Một vấn đề cũ rích lại sới lại bởi nó chưa bao giờ đi đến được hồi kết. Đất nước của…. Khổng tử, Lão tử chưa bao giờ bước ra khỏi sự lệ thuộc cả về tư tưởng lẫn cách tư duy phương Bắc. Thật khốn khổ

——————-

 Nhà trường nên chú trọng dạy Lễ, nhưng trong buổi sinh hoạt dưới cờ ở vài tuần đầu tiên chứ không nên treo trên nóc trường như vòng kim cô ràng buộc học sinh.

LTS: Từ năm 1973, giáo sư Nguyễn Lân, trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật, đã nêu lên: “Có nên vận dụng phương châm: “Tiên học lễ, hậu học văn” trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?”.

Sau năm 1975, khẩu hiệu đó đã được kẻ ở hầu hết các trường phổ thông trong cả nước.

Ảnh hưởng của lễ giáo Nho học, khẩu hiệu trên mang ý nghĩa tốt đẹp của môi trường giáo dục.

Nó như một lời nhắc nhở mỗi học sinh và giáo viên khi đã bước chân vào ngành giáo dục thì điều đầu tiên phải học là học về lễ độ, về cách ứng xử.

Tuy nhiên, trong bài tham luận của mình, nhà Nghiên cứu phê bình Văn học Lại Nguyên Ân cho rằng: “Việc sử dụng lại khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” từ hơn chục năm nay, theo tôi, chỉ nên được xem là giải pháp tình thế. Đã đến lúc nên chấm dứt. Nếu cần khẩu hiệu, hãy gắng tìm lấy từ nguồn thuần Việt” đã gây nên tranh luận xoay quanh vấn đề này. 

Hôm nay, trong bài viết này, Ths Võ Thanh Vân (hiện đang công tác tại TP.Hồ Chí Minh) với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục và có nhiều trăn trở với định hướng giáo dục sẽ trình bày quan điểm của mình về vấn đề này. 

Có nên tồn tại khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường hay không là một đề tài hấp dẫn và quan trọng, nó góp phần định hướng giáo dục nước nhà. 

Đề tài này đang gây tranh luận, chưa có hồi kết. Là một nhà giáo lâu năm và có nhiều trăn trở với định hướng giáo dục, tôi xin được tham gia, trình bày quan điểm của mình. 
Tiếp tục đọc

Shop TIN 6/6: Lại 60 phút mở: Người ta làm từ thiện vì ai?

Tác giả: Nguyễn Quang Vinh
.
KD: Trên mạng XH lại ồn ào vụ này. May quá, bạn bè gửi cho clip để mình xem và nghe. Quả thật cảm nhận của mình giống của tác giả NQV. Có gì đó bực bội, khó chịu khi nhà Đài cố tình lật ngược lại nhìn “ngược sáng” khi xoáy đi xoáy lại câu hỏi: Từ thiện vì mình hay vì ai?
.
Quả thật, trong XH hiện nay, một XH đang có nhiều rối loạn thang giá trị, từ thiện- khái niệm tử tế phản ánh sự tử tế của con người với đồng loại có nhiều sự lẫn lộn đen trắng. Điều đó thách thức những người làm từ thiện chân chính, tử tế. Bởi sức người từ thiện thì có hạn, còn nhu cầu được làm từ thiện thì… vô hạn. Khi quan niệm về từ thiện hiện nay cũng lại vô cùng nhiều- có người chỉ làm từ thiện trong khả năng của họ, tổ chức họ. Có người thì đòi hỏi “cho cần câu đừng cho xâu cá”.
.
Tuy nhiên, trong clip mở màn, mà nhà đài cứ xoáy vào khách mời câu hỏi làm từ thiện vì mình hay vì ai? Có gì đó thô lỗ, và gây phản cảm rất khó chịu khi anh đứng tư cách chủ nhà. Xin đừng nhầm lẫn với cái gọi là sự thẳng thắn, dù hình thức có phần giao thoa. Chắc hẳn nhà Đài muốn câu hit, muốn tạo ra sự tranh luận, nhưng thành ra như dồn khách mời vào chỗ yếm thế. Đúng là thời buổi của sự rối loạn giá trị- hiện đại lẫn thô thiển đi kèm. Chẳng ai cần tin ai! Mọi cái tử tế- không tử tế như nhau hết.
..
Chỉ xin trích lại cái comment của mình trong FB bạn Hoàng Linh, khi bàn về ý kiến của Ts Đặng Hoàng Giang, cho rằng làm từ thiện có thể làm mất bản sắc văn hóa (quần áo) các dân tộc vùng cao, để thấy các TS phòng máy lạnh nên chú ý và nên có thực tiễn một chút:
.
Nếu làm mất bản sắc dân tộc thì người Kinh mất bản sắc từ lâu, khi mặc toàn quần áo sida, hàng thùng. Toàn váy, sooc, quần lửng. Vậy nhẽ ra người Kinh phải áo mớ bẩy mớ ba chứ, áo thụng khăn xếp chứ. Sao không thấy lo lắng? Vấn đề các em bé (vùng cao) đang ăn đói mặc rét cần trợ giúp đã. Xin lỗi, khi đứa trẻ còn đói, còn rét, nó chẳng nghĩ đến mất bản sắc dân tộc bởi số áo quần từ miền xuôi gửi lên đâu. Còn nếu muốn giữ gìn, vẫn có bảo tàng dân tộc của các địa phương, hoặc gia đình nào họ muốn lưu giữ, họ vẫn cho con họ ăn mặc truyền thống.
 .
Sao các vị ích kỷ cứ muốn người dân tộc phải giữ bản sắc của họ cho các vị ngắm, xuýt xoa. Sao các vị không mặc áo thụng, khăn xếp, mớ bẩy mớ ba đi làm đi?
———————
Và tại sao người làm chương trình cứ phải nhìn ngược sáng cả những việc làm đang rất tốt đẹp của người làm từ thiện? Tâm trạng người xem chương trình hết sức bực mình vì sự cố ép cho cái câu hỏi vốn khi đặt ra đã xúc phạm ghê gớm người làm từ thiện (Nguyễn Quang Vinh).

1.

LẠI “60 PHÚT MỞ”

Tôi dành thời gian đúng 60  phút để xem hết clip chương  trình: Người ta làm từ thiện vì ai?

Và tự hỏi: Người ta làm cái này là vì điều gì?

Tạ Bích Loan cố gắng dẫn dụ những khách mời vào câu  hỏi làm từ thiện vì ai?  Và cố gắng để ai đó trong những vị khách mời nói ra cho được chủ đề, vì ai? Vì mình? Vì để chơi trội? Vì để chém gió? Vì để nổi tiếng… mà bỏ qua tấm lòng của người làm từ thiện, bỏ qua hiệu quả của những chuyến hàng từ thiện… Có vẻ như chương trình chỉ muốn xoáy, vặn, chì chiết, bắt bẻ những sơ suất về thái độ, về cách thức, về chất lượng hàng từ thiện, có vẻ khoái trá bàn luận về những chuyến hàng từ thiện bị địa phương từ chối. Như trong chương trình dẫn ngay phóng sự địa phương từ chối một chuyến hàng từ thiện rất lớn cho các cháu bé… chỉ vì những lý do ất ơ, đáng ra phải phê bình địa phương chứ không phải hả hê vì sự “đổ bỏ” hàng tấn thực phẩm, bánh trái không trao được…

Tôi không hiểu, tại sao cứ phải nói ngược mới ra… 60 phút mở. Tiếp tục đọc