Lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến

Tác giả: Phan Khôi (Lại Nguyên Ân sưu tầm, hiệu đính, giới thiệu – Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 268-29 Novembre 1934)

Vài lời của người sưu tầm:  Bài báo dưới đây của Phan Khôi, tôi sưu tầm và lưu giữ riêng đã 6-7 năm nay; để đưa tới bạn đọc dưới dạng sách in, hẳn phải chờ dăm năm nữa. Nhận thấy bài này thuộc số những bài cần được biết rộng càng sớm càng hay, tôi rút nó từ bộ sưu tập đang chuẩn bị ra giới thiệu với những ai quan tâm.(Lại Nguyên Ân)

———————-

 

Lâu nay thấy trên các báo chí có nhiều tác giả hay dùng đến hai chữ “phong kiến”. Đại khái như trong câu nầy: “Người mình chịu áp bách dưới chế độ phong kiến mấy ngàn năm”, hay như trong câu nầy: “Ngày nay chúng ta bắt đầu thoát ly khỏi chế độ phong kiến”.

Ấy là một sự lạ! Vì theo lịch sử nước ta, từ xưa đến nay chưa hề có chế độ phong kiến, thì người mình bởi đâu chịu nó áp bách, chúng ta ngày nay việc gì phải thoát ly?

Tiếp tục đọc

Phát hiện chất cực độc trong cá nục đông lạnh tại Quảng Trị

Tác giả: Quốc Nam

KD: Thế này thì chết mất thôi. Di họa cho cả một dân tộc, làm sao biết được để tránh?

————–

Mẫu cá nục lấy từ trong kho đông lạnh của một cơ sở thu mua hải sản ở Quảng Trị (lấy sau thời điểm cá chết hàng loạt) có chất phenol với hàm lượng 0,037mg/kg. Đây là chất cực độc và cấm dùng trong thực phẩm.

Phát hiện chất cực độc trong cá nục đông lạnh tại Quảng Trị
Cá nục tại Quảng Trị bị phát hiện có chất cực độc – Ảnh: Quốc Nam

Mẫu cá nục lấy từ trong kho đông lạnh của một cơ sở thu mua hải sản tại huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa được cơ quan chuyên môn của Sở y tế tỉnh này phát hiện có chất phenol là chất cực độc…   

Chiều 10-6, ông Trần Văn Thành, giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, xác nhận vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc phát hiện chất phenol trong mẫu cá nục đông lạnh lấy tại một cơ sở thu mua hải sản tại huyện Vĩnh Linh.

Tiếp tục đọc

Chủ tịch tỉnh Kon Tum xin từ nhiệm

Tác giả: Trần Hiếu
.
KD: Mình không biết ông Chủ tịch này, chỉ đọc bài viết thấy khen hết lời. Nếu ông là người vì dân, thì quả thật đó là hành động tốt, đáng quý khi biết nghĩ đến lớp trẻ.
.
Có điều trong thời buổi này, không hiểu sao, niềm tin của con người trước sự từ nhiệm như một hành vi tốt đã … không còn. Tỷ như ông bố chủ tịch tỉnh về hưu là để đưa con vào thay thế, nhân dịp bầu bán sắp tới chẳng hạn. Thế nên trong XH rối loạn những giá trị, thì giờ đây chẳng biết đâu mà lần.
.
Bật cười lại nhớ câu của MC Tạ Bích Loan, thấy đúng trong trường hợp này: Vì ai ạ? Vì ai ạ? Vì ai ạ?
—————
Ông Quý (giữa) kiểm tra công trình thủy điện Thượng Kon Tum  /// Ảnh: Văn Phương
Ông Đào Xuân Quý (58 tuổi), Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum xin nghỉ hưu sớm 2 năm.
“Đơn tôi đã gửi, đang chờ ban bí thư cho ý kiến. Tôi muốn có thời gian thăm lại người thân, bạn bè khi còn khỏe nhưng vì công việc mà lâu nay không có dịp…”, ông Đào Xuân Quý (58 tuổi), Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, ngày 9.6 đã nói như vậy về chuyện ông xin nghỉ hưu sớm 2 năm.

Tiếp tục đọc

Thói quen qua mặt nhân dân hay là “Hội chứng Mỹ trong lòng Việt Nam?”

Tác giả: Nguyễn Trọng Bình (Viet-studies)

.Chính cách tuyên truyền một chiều của những người thuộc “bên thắng cuộc” đã góp phần làm nên vấn đề mà nói như cựu đại sứ Hoa Kỳ, Lê Văn Bàng là: “Hội chứng Mỹ” trong lòng Việt Nam” hiện nay:

.“Chúng ta đã từng giúp rất nhiều để người Mỹ thoát khỏi “hội chứng chiến tranh Việt Nam” trong người Mỹ, nhưng bản thân chúng ta lại chưa thoát được “hội chứng Mỹ”(…) Sự hận thù của không ít người Việt sau chiến tranh còn nặng nề lắm”.[1]

.Từ đây, trở lại vấn đề, có thể thấy hai lần phát ngôn của bà Ninh đều ít nhiều cho thấy cái “hội chứng Mỹ” vẫn còn ám ảnh tâm trí bà và không dễ gì để rứt nó ra. Lẽ ra, ở chỗ này bà Ninh và những người cùng quan điểm với bà trước hết phải tham khảo ý kiến của đại đa số nhân dân Việt Nam (hoặc ít nhất là người dân ở Thạnh Phong, Bến Tre năm nào). Nếu chưa hỏi nhưng lại nhân danh họ, lôi họ vào cuộc rồi bám vào đó để phản đối Bob Kerrey làm chủ tịch FUV là đang “qua mặt” và không tôn trọng nhân dân.

——————————–

Bà Tôn Nữ Thị Ninh. Ảnh: internet

Bà Tôn Nữ Thị Ninh. Ảnh: internet

1. Cách đây mấy năm, trong phiên tòa xét xử kẻ phạm tội giết người, khi HĐXX mời gia đình nạn nhân phát biểu thì Mẹ nạn nhân – một cụ già tuổi gần 80 đã đứng lên run rẩy nói với HĐXX như sau: “Tôi mới làm giỗ cho con tôi mấy bữa trước. Đằng nào con tôi cũng chết rồi, bị cáo còn vợ và 3 đứa con nhỏ, mong tòa cho cậu ấy con đường sống”. Nhờ câu nói của này bà mà kẻ sát nhân đã được HĐXX giảm cho án tử.

Đây là chuyện có thật mà báo chí nước nhà đã từng đưa tin. Những ai muốn xác nhận điều tôi vừa nói thì cứ nhờ google trợ giúp.

Mọi so sánh đều khập khiễng, tôi biết thế, tuy vậy, trong cuộc sống để vấn đề nào đó sáng tỏ hơn, chúng ta không thể không so sánh. Vậy nên chúng ta thử so sánh câu nói của cụ bà gần 80 tuổi trên với hai lần phát ngôn chính thức trước công luận của bà Tôn Nữ Thị Ninh liên quan đến chuyện Bob Kerrey và FUV xem sao?

 

Tiếp tục đọc

Đại sứ Mỹ nói về chuyến thăm của Obama

Tác giả: BBC

.KD: Khi được hỏi về các tranh cãi quanh vai trò của cựu Thượng nghị sỹ Bob Kerrey trong Đại học Fulbright Việt Nam, Đại sứ Osius nói: “Đại học Fulbright là tổ chức độc lập, ban lãnh đạo không phải do Chính phủ Mỹ hay Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm. Đó là điều tốt”.

.Ông cũng cho rằng cuộc tranh cãi liên quan Đại học Fulbright là “lành mạnh”. Theo ông, “không có đâu hướng tới tương lai và biết tha thứ hơn Việt Nam”.

.“Đó sẽ là điều xảy ra trong tương lai, người dân Việt Nam sẽ hướng tới tương lai và tha thứ.” (BBC)

.Một tổ chức ĐH độc lập thì họ có quyền tự quyết. Đúng vậy! Và dư luận XH vẫn phải tôn trọng quyết định cuối cùng của ĐH này. Dù là BK hay không phải BK

——————————–

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói đã 'đề nghị hỗ trợ' Việt Nam trong vụ cá chết. Ảnh: Getty.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói đã ‘đề nghị hỗ trợ’ Việt Nam trong vụ cá chết. Ảnh: Getty.

Nhân nói về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, Đại sứ Ted Osius khẳng định Hoa Kỳ “tôn trọng chủ trương của Việt Nam” về Vịnh Cam Ranh và nói “đã đề nghị hỗ trợ” trong thảm họa cá chết tại miền Trung.

Ông Osius đã tham gia một cuộc thảo luận tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược (CSIS) ở Hoa Kỳ ngày 8/6, tại đó ông trả lời nhiều câu hỏi liên quan các chủ đề thu hút sự quan tâm.

Khi đề cập tới cuộc gặp giữa Tổng thống Obama với đại diện xã hội dân sự hôm 24/5 ở Hà Nội, mà một số nhà hoạt động nói đã bị ngăn cản tham gia, ông Osius nói quả thực tổng thống “đã không thể ngồi trò chuyện cùng tất cả số đại diện xã hội dân sự mà tôi tham vấn ngài gặp”.

“Ngài tổng thống đã nói rõ trong phát biểu trước công chúng của mình rằng ngài thất vọng vì không gặp được hết mọi người tuy ngài rất vui được nói chuyện với những người đã gặp.”

Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng “đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ”.

Sau đó, vào khoảng giữa chương trình, ông Ted Osius thừa nhận rằng nhân quyền vẫn là lĩnh vực tồn tại nhiều khác biệt nhất giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Tiếp tục đọc