Đã lâu rồi…

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

.KD: Một bài thơ cũ, nhưng mỗi lần nhớ đến vẫn… vẹn nguyên 😀

———————–

KD- NghiengĐã lâu rồi ta không gặp nhau

Một nhắc nhớ mùa thu sương khói không màu

Chiều cửa sổ hoàng hôn buông thủ thỉ

Người ơi, nỗi nhớ rất sâu

..
Chiều nhẹ nhàng bồng bềnh bông lau

Hồi ức ập về mắt ai ngấn lệ

Đâu biết những con sóng trào ngực bể

Mất mát đau thương ấm áp tràn trề

Tiếp tục đọc

Chuyện dài xe công

Tác giả: Nguyễn Thông

.KD: Chiếc áo không làm nên ông thầy tu. Ở đây, chiếc xe 5-6 tỷ không làm nên tư cách và uy tín thật của ông Phó Chủ tịch tỉnh. Một hiện tượng tưởng nhỏ, nhưng khi tóe loe, nó bộc lộ kéo theo cả một loạt vấn đề của hệ thống liên quan lợi ích nhóm- từ công tác cán bộ,  tư duy và lối sống trọc phú, pháp luật không nghiêm, quan hệ công quyền thì duy tình và duy…. gì gì nữa không biết, mới đẻ ra bi hài kịch xe tư- biển công kiểu này. Việc lại xảy ra giữa lúc cần có “con dê” lên giàn lửa, để thu phục niềm tin của dân đang … thất thoát!

.Cũng cho thấy tính cách “vua con” ở địa phương ra sao

————-

 Quan chưa hẳn to mà cưỡi xe vài tỉ thì quá “coi trời bằng vung”, bằng “lạy ông tôi ở bụi này”, coi thường kỷ cương phép nước, dư luận và trung ương không tha là đúng rồi.

Nói không quá lời, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa yêu cầu Ban Kiểm tra Trung ương Đảng và các ban ngành, địa phương liên quan phải làm rõ những vấn đề “chưa tỏ” dính dáng tới ông Trịnh Xuân Thanh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, là được khởi nguồn từ chuyện chiếc xe công, còn gọi là xe biển xanh. Nếu không có sự phát hiện tình trạng lạ đời của chiếc xe biển xanh ấy, có thể mọi điều vẫn trôi chảy bình thường, thậm chí tất cả, kể cả ông Thanh, đều tốt đẹp.

Tiếp tục đọc

11 triệu người ăn lương: Ngân sách nào kham nổi?

Tác giả: Hà Duy

.Không phải bây giờ, gánh nặng ngân sách chi cho bộ máy hành chính ở Việt Nam mới được nhắc đến. Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo: Không một ngân sách nào có thể kham được một bộ máy hành chính lớn như Việt Nam.

————–

Chi thường xuyên tăng chóng mặtTrả lời phỏng vấn mới đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn chỉ ra gánh nặng khổng lồ mà ngân sách phải cáng đáng để chi lương cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Bà Lan nói: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước.

Ngân sách, chi thường xuyên, bộ máy hành chính, nợ công, công chức viên chức, bà Phạm Chi Lan, VEPR
 

Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách thì con số này lên tới 11 triệu người.

Tiếp tục đọc

VEPR: Ngân sách chi 14.000 tỷ đồng mỗi năm ‘nuôi’ các tổ chức đoàn thể

Tác giả: Thanh Thanh Lan
.
KD: Không biết các tổ chức đoàn thể này đã đóng góp được những gì cho XH?
———————
.
Tổng chi phí xã hội cho các tổ chức quần chúng công ước tính khoảng 1,7% GDP, trong đó riêng ngân sách Nhà nước phải bỏ khoảng 14.000 tỷ – gấp đôi dự toán cho Bộ Giáo dục, Y tế và gấp 5 cho Khoa học Công nghệ.

Báo cáo ước lượng chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công được nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho thấy các đơn vị này được phân bổ lượng ngân sách lớn, hưởng nhiều ưu đãi nhưng hiệu quả hoạt động vẫn còn bỏ ngỏ. Theo đó, VEPR đã nghiên cứu, hệ thống hóa toàn cảnh sử dụng ngân sách của 6 tổ chức quần chúng công gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và Công đoàn.

vepr-ngan-sach-chi-14000-ty-dong-moi-nam-nuoi-cac-to-chuc-doan-the

Mỗi năm ngân sách dành hơn 14.000 tỷ đồng để bao cấp, hộ trợ cho các tổ chức quần chúng công, cao hơn nhiều so với chi tiêu cho giáo dục. Ảnh: Lê Hoàng.

Tiếp tục đọc

Văn chương có đau mới hay

Tác giả: Trần Đình Sử

.KD: Và ngược lại, văn chương không đau thì không hay? Nhưng có một điều khó giải thích trong XH này, văn chương có đau không, trước vô vàn những đau đớn, nhức nhối mà tại sao ít…. hay???


Gs Trần Đình Sử

.Không Tử xưa có nói “Thi (Kinh thi, thơ ca – TĐS) khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán”. Khả dĩ hưng, là gây niềm hưng khởi, cổ vũ. Khả dĩ quan, nghĩa là giúp nhận thức, biết nhiều chuyện. Khả dĩ quần, nghĩa là tập hợp, gọi đàn. Khả dĩ oán, là nói lên niềm oán hận, đau đớn. Khổng Tử đã rất tinh ý khi để chữ oán ở vị trí cuối cùng, không coi là quan trọng hàng đầu, mặc dầu đã không bỏ quên nó. Vào những năm thời Mao Trạch Đông, trong một dịp đi sang giao lưu với giới văn chương Nhật Bản, nhà văn Trung Quốc Tiền Chung Thư có bài nói chuyện Thi khả dĩ oán (in trong Tiền Chung Thư văn tập, 2004, tr. 635 – 647).

Ông bảo người ta bỏ quên lời dạy này của Khổng Tử đã quá lâu, cho nên trong văn học tuyền chỉ nghe một thứ tiếng ngợi ca, ngọt ngào, hào sảng, mà không nghe thấy tiếng thương đau. Mà cuộc sống thì đâu phải chỉ có tiếng reo vui, tiêng hào hùng, tiếng phấn khởi. Tiền Chung Thư sau khi dẫn lời của Khổng, liền kiểm kê lại văn học Trung Quốc mấy nghìn năm, xem các thứ thơ hưng, quan, quần, oán trong lịch sử thế nào.

Tiếp tục đọc