Tìm thấy mảnh vỡ nghi của máy bay Casa 212

Tác giả: Song An – Văn Bình – V.Điệp – H.Nhì – Q.Minh

.KD: Cả tối nay trong bữa ăn, gia đình mình chỉ nói chuyện vụ máy bay mất tích và nỗi xót thương phi công Khải chưa được tìm thấy, thì lại đọc được tin này. Con trai mình kêu lên, xót đau. Còn mình chỉ muốn khóc. Đau quá. Thêm nỗi đau lớn của 09 gia đình nữa. Nhưng vẫn cầu mong những người lính trở về bình an. Bình an!

.Đã có dư luận kẻ xấu chơi trò tác chiến điện tử???  Hổng biết thực hư chuyện này ra sao???


Đọc thêm: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quan-su/310724/bo-quoc-phong-lien-he-tq-cung-tim-may-bay-mat-tich.html

Đã xác định vị trí chiếc máy bay CASA rơi xuống biển, gần khu vực đảo Bạch Long Vĩ. Hiện, lực lượng chức năng chưa tìm thấy người, nhưng đã phát hiện các vật thể nghi là mảnh vỡ máy bay.

 21h

Đến thời điểm này, tàu biên phòng vẫn đang phối hợp cùng các lực lượng tìm kiếm máy bay mất tích tại vị trí tọa độ đã xác định.

Được biết, trước khi mất liên lạc với bộ phận không lưu, chiếc máy bay Casa-212 đã thông báo về vừa nhìn thấy một vật thể giống như thuyền phao ở trên mặt biển. Tuần thám Casa được mệnh danh là mắt thần Biển đông lượn vòng xuống và ngay sau đó mất tín hiệu tại tọa độ 19o25’40″N-107o19’54″E (phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ), thông tin trên báo Giao thông.

Casa lượn vòng xuống vật thể nghi áo phao trước khi mất tích

Trước khi mất liên lạc với bộ phận không lưu, chiếc máy bay Casa212 đã thông báo về vừa nhìn thấy một vật thể giống như thuyền phao trên mặt biển.

20h30

Tiếp tục tìm kiếm trong đêm

Tiếp tục đọc

Vụ Formosa: Đủ yếu tố để khởi tố vụ án hình sự

Tác giả: theo FB Đức Bảo Phạm và Thọ Bình Lê

.Bài phỏng vấn này được nhà báo Lê Thọ Bình (Lê Đức Sảo) (áo vàng, bên trái) là Phó Tổng biên tập của Tạp chí VietTimes thực hiện cách đây khoảng o2 tháng khi mới xẩy ra thảm họa môi trường dẫn đến việc cá chết hàng loạt ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung nhưng vì lý do tế nhị và quá nhạy cảm nên bài phỏng vấn vẫn chưa được đăng báo. Sau khi đã trao đổi chúng tôi quyết định đăng lên Facebook của Phạm Đức BảoThọ Bình Lê để mọi người được biết.


PDB- LTB“Việc gây ra thảm họa môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản của người dân. Những yếu tố đó có dấu hiệu của tội phạm. Vì vậy, có thể khởi tố vụ án hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường”. Đó là khẳng định của một chuyên gia pháp luật, ông Phạm Đức Bảo, Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội (áo hoa, bên phải).

ĐỦ CƠ SỞ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Ông Phạm Đức Bảo: Vụ chủ quán cà phê “Xin chào” ở Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh bị khởi tố là nghiêm trọng, nhưng dù sao thì nó cũng chỉ liên quan đến số phận ông chủ quán và gia đình ông. Còn vụ ô nhiễm môi trường ở 4 tỉnh miền Trung, gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế, thực sự là thảm họa, liên quan đến sinh mạng hàng triệu con người. Vì sao lại coi đây là thảm họa? Bởi vì sự ô nhiễm môi trường, gây ra hậu quả rất xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và ổn định xã hội.

Việc cá chết nhiều chưa rõ nguyên nhân ấy làm cho cuộc sống của hàng triệu ngư dân khó khăn, khốn khổ. Cá nhiễm độc như vậy, đánh bắt về bán cho ai. Những người sống bằng nghề kinh doanh ở các khu vực ven biển sống bằng gì? Bản thân việc cá chết nhiều gây ra ô nhiễm nặng đã đành, cũng có thể có những kẻ lợi dụng, lấy số cá chết ấy đi buôn bán; rồi chế biến nước mắm. Nếu như vậy thì hậu quả sẽ rất khó lường. Rồi thì cuộc sống của hàng mấy chục ngàn diêm dân sẽ ra sao? Làm muối có bị nhiễm độc không? Tiếp tục đọc

Đòi lại sự công bằng cho cháu tôi!

Tác giả: theo Thảo My (thaomy.lovelyy@gmail.com)
.
.KD: Thưa bạn đọc, rất bất ngờ, Blog KD/KD nhân được email của bạn Thảo My, với nội dung: “Gia đình con thấp cổ bé họng không biết phải làm gì, chỉ biết ghi laị sự việc qua trang blog cá nhân.
.
Con kính nhờ cô Kim Dung lên tiếng giúp đỡ gia đình con
Con chân thành cảm ơn!”
.
Đó là bài viết về sự tử vong của một bé sơ sinh do sự tắc trách của các thầy thuốc ở Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang.
.
Để rộng đường dư luận, chủ Blog KD/KD xin đăng toàn bộ bài viết của bạn Thảo My, với quan điểm cá nhân của bạn Thảo My cùng gia đình.
.
Và rất hy vọng, mọi việc đúng sai trước sau cần được sáng tỏ minh bạch. Ở đây là trách nhiệm của các thầy thuốc Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang. Hy vọng bệnh viện có tiếng nói chính thức, kết luận vấn đề này thuộc trách nhiệm của ai, và có biện pháp xử lý nghiêm minh. Cũng là gìn giữ uy tín của chính mình.
————–
Chị Linh được chuyển từ bệnh viện phụ sản Tiền Giang lên bệnh viện phụ sản Từ Dũ ngay trong đêm - Ảnh : Thăng Long

Em của tôi tên Linh, từ khi có em bé, em tôi khám thai định kỳ rất đều. Thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đây là đứa con thứ ba của vợ chồng em tôi.

Ngày 22-2-2015, em tôi có triệu chứng chuyển dạ, gia đình đưa em vào bệnh viện phụ sản Tiền Giang để sinh. Các bác sĩ bệnh viện phụ sản Tiền Giang thông báo em tôi có sức khỏe bình thường. Gia đình vẫn cân nhắc bác sĩ có nên sinh mổ không bởi sợ Linh không có sức, tuy nhiên các bác sĩ thông báo với gia đình yên tâm vì ca sinh này nằm trong tầm tay.
10g ngày 23-2-2015, Linh được đưa vào phòng sinh. Đến khoảng 15g, cháu bé đã ra ngoài được một phần cơ thể thì sản em tôi kiệt sức, nhau thai không ra được. Bác sĩ bệnh viện phụ sản Tiền Giang đã dùng phương pháp hút và sau đó tiến hành mổ.

Tiếp tục đọc

Vỡ hồ chứa nước khai thác titan, bùn đỏ tràn ra ngoài như lũ

Tác giả: Nguyễn Nam
.
KD: Còn cái gì không xảy ra trên đất nước khốn khổ này nữa? Formosa, rùi giờ bùn đỏ. Những vị quan chức nào phải chịu trách nhiệm về những tai họa, thảm họa cho người dân đây?

——————–

Rạng sáng 16-6, hồ chứa nước khai thác titan của Công ty Tân Quang Cường (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) bất ngờ vỡ khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn ra ngoài.

Vỡ hồ chứa nước khai thác titan, bùn đỏ tràn ra ngoài như lũ
Tại các khu vực có dân cư sinh sống, lượng bùn đỏ tràn vào trong nhà, vườn, ao cá nhà dân – Ảnh: Nguyễn Nam

Do lượng bùn đỏ quá lớn, dòng nước vỡ ra mạnh nên đã xé thành một đường rãnh lớn trên đồi cát chạy dài xuống khu dân cư.

Nước bùn đỏ theo các đường rãnh tràn vào nhà dân, băng qua tuyến đường nhựa ven biển Tân Thành – Thuận Quý chạy luôn ra biển.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ trong sáng 16-6 cho thấy nhiều km bờ biển bị nước bùn đỏ tràn xuống tạo thành dòng nước đỏ ven bờ.

Tiếp tục đọc

Những nén tâm nhang

Tác giả: Kỳ Duyên

.Phải hôm nay, công việc bài vở tạm ổn mình mới có thể đưa những bức ảnh kỷ niệm Ngày giỗ đầu cố Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, một nhà ngoại giao tài giỏi, trí tuệ, đầy tấm lòng và nhân cách chính trực hiếm có. Ngay hôm đó, ngày 14/6, anh Nguyễn Quang Dy có bài viết rất hay “Tâm trạng một dân tộc…”, và Hiệu Minh Blog đã kịp đưa những bức ảnh đẹp, trong một ngày đáng nhớ. (Trong bài, có sử dung 02 bức ảnh của Hiệu Minh)

anh bac TQCNhững nén tâm nhang của các bác cựu quan chức Bộ Ngoại giao, của các chuyên viên, bạn bè và của những nhà báo, blogger như cựu TBT báo Quốc tế Nguyễn Vĩnh, Hiệu Minh và mình, xin được thắp và gửi tới ông với sự kính trọng hết lòng. Chỉ riêng Osin Huy Đức vắng mặt do ở SG không ra được.

Lần đầu tiên mình gặp mặt phu nhân của cố TT- bác Trần Thị Vượng.

Bất ngờ nhất, mình không thể nghĩ bác lại quá trẻ so với độ tuổi 80, khỏe mạnh, và nhanh nhẹn đến vậy.

anh bac gai TQCKhông chỉ riêng mình, mà các bác, các bạn lần đầu tiên gặp mặt đều có nhận xét chung. Thật đáng ngưỡng mộ. Nhưng đáng ngưỡng mộ hơn, tư duy của bác rất trẻ và hiện đại. Một người làm doanh nghiệp nhưng rất am hiểu thời cuộc, có những suy nghĩ chia sẻ về ngành ngoại giao của người chồng giỏi giang và đầy nhân cách. Trong ngày này, hẳn bác Trần Quang Cơ cũng rất vui và ấm áp. Như bức ảnh của bác trang trọng đặt trên ban thờ Tiếp tục đọc

Những vụ việc liên quan đến các quan chức báo hiệu sự thay đổi’

Tác giả: An Tôn

.Tôi nghĩ rằng đây là sự chuyển động từng bước và có căn cứ và được sự ủng hộ của người dân. Đây cũng phản ánh đòi hỏi của công luận, của người dân và doanh nghiệp. Nó thể hiện cái yêu cầu của sự phát triển của kinh tế, của xã hội Việt Nam, thể hiện khát vọng dân chủ” (Lê Dăng Doanh)


http://proxyweb.com.es/browse.php/0oUVs_2B/eDdcuGtI/Y50U6csJ/dQmQWcJl/cMcR8Dwu/fUISsxHB/mMpJjsMF/jOo1aI7S/0a08ufqk/Ua8ceBKi/KMPgyoje/j9UQfo5A/_3D_3D/b13/

Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, vừa rời chức vụ cách đây 2 tháng, đã bị chất vấn về việc đưa con trai là Vũ Quang Hải vào các vị trí lãnh đạo trong bộ và trong doanh nghiệp nhà nước.

.Truyền thông và công luận Việt Nam trong những ngày gần đây đang nóng lên về một số vụ việc gắn với các quan chức chính quyền.

Mới nhất là việc cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, người mới rời chức vụ cách đây 2 tháng, bị Hiệp hội Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) chất vấn trong một lá thư đề ngày 13/6 về việc đưa con trai là Vũ Quang Hải vào các vị trí lãnh đạo trong bộ và trong doanh nghiệp nhà nước.

Chức vụ cuối cùng mà ông Hải nắm giữ từ tháng 2/2015 là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bia Sabeco, một doanh nghiệp nhà nước lớn.

Tôi nghĩ rằng đây là sự chuyển động từng bước và có căn cứ và được sự ủng hộ của người dân. Đây cũng phản ánh đòi hỏi của công luận, của người dân và doanh nghiệp. Nó thể hiện cái yêu cầu của sự phát triển của kinh tế, của xã hội Việt Nam, thể hiện khát vọng dân chủ.

Nhận xét về lý do công luận bất bình về việc bổ nhiệm này, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói với VOA Việt ngữ Tiếp tục đọc

VN ‘cần đẩy nhanh cải cách thể chế’

Tác giả: BBC Tiếng Việt

.Ông Hợp cho rằng điều cần làm ngay vào lúc này là phải “không để Đảng bị nhóm đặc quyền nào thao túng” đối phó với khả năng hình thành các nhóm lợi ích tạo thành chủ nghĩa tư bản thân hữu.

Về “diễn biến hòa bình”, ông Hợp giải thích rằng về bản chất thì đây chính là “diễn biến về niềm tin của dân với Đảng”.

Có lẽ đây là lần đầu tiên trên kênh chính thống một cựu quan chức có cách diễn giải này.

Ông Hợp nói: “Khi mà người dân giảm sút lòng tin vào Đảng mà Đảng lại không chịu đổi mới để vì dân, thì bản thân sự trì trệ đó sẽ đẻ ra mâu thuẫn.” (BBC)

——————–

 
  AFP

Tình trạng tụt hậu đang ngày càng nghiêm trọng, hiện là mối đe dọa to lớn nhất cho đất nước và kéo theo “các nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển theo chiều hướng xấu nhanh hơn”, cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nói.

Cuộc phỏng vấn mới đây của VietTimes với ông Lê Doãn Hợp nhắc lại “bốn nguy cơ” từng được nêu trong Hội nghị giữa kỳ Đại hội Đảng VII hồi 1994, gồm tình trạng tụt hậu, chệch hướng, tham nhũng và diễn biến hòa bình.

Việt Nam, theo đánh giá của ông Hợp, đang tụt hậu ở nhiều lĩnh vực. Tiếp tục đọc

Chiến lược mặt biển của Trung Quốc và vấn đề Biển Đông

————————

LỜI NÓI ĐẦU

Trong vài thập niên gần đây, biển đông (tức biển Nam Trung Hoa hay biển Ðông Nam Á tùy theo từng tác giả) đã trở nên một vấn đề quan trọng trong chính sách của các quốc gia Ðông Á. Tranh chấp quyền sở hữu và khai thác khu vực này đã là một quan tâm hàng đầu của nhiều chính quyền. Nghiên cứu về vai trò kinh tế, quá trình lịch sử của nó đã được nhiều học giả trình bày cặn kẽ, cụ thể là hai cuốn “Ðặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa” của nhóm nghiên cứu sử địa miền Nam Việt Nam trước năm 1975 (được nhà xuất bản Văn Nghệ – Khai Trí tái bản tại hải ngoại năm 1992) và “Ðịa Lý biển Ðông với Hoàng Sa và Trường Sa” của Vũ Hữu San (do Ủy ban bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam ấn hành năm 1995). Nhiều học giả nước ngoài cũng có những công trình hoặc nghiên cứu riêng về vùng biển, hoặc đặt chung trong nghiên cứu khu vực, chẳng hạn như: Steven J. Hood, “Dragons Entangled, “Indochina and the China-Vietnam War”, M.E. Sharpe Inc. 1992; Peter Kien-hong Yu, “A Study of The Pratas, Macclesfield Bank, Paracels, and Spratlys in the South China Sea, Taipei 1988; Phù Tuấn, “Nam Hải Tứ Sa quần đảo, Thế kỷ thư cục Ðài Bắc 1981… Ngoài ra còn vô số những bài viết trên báo chí, tập san Việt, Mỹ, Pháp, Hoa… về biển Đông. Có những tài liệu hết sức xác đáng nhưng cũng có nhiều tài liệu không chân thực, điển hình là những tài liệu do Hoa lục hay Hong Kong phổ biến. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về vấn đề biển Đông, chúng ta không thể bỏ qua những lập luận từ nhiều góc cạnh khác, nhất là đó là những lập luận mà nhà nước Trung Hoa sử dụng trên bàn cờ chính trị quốc tế.

Những vấn đề liên quan trực tiếp đến biển đông đã được nhiều người đề cập đến. Vì thế chúng tôi chỉ viết rất sơ lược và dành những chi tiết cụ thể đó cho những công trình nghiên cứu sâu rộng hơn, qui mô hơn. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ trình bày khu vực biển Đông để gợi ý cho độc giả về tầm quan trọng của nó đối với toàn vùng Ðông Nam Á, nhất là đối với trật tự mới của vùng Thái Bình Dương trong thế kỷ sắp tới. Vai trò chiến lược và an ninh ngày càng đậm nét hơn vai trò kinh tế nhất là đối với Việt Nam chúng ta.

DẪN NHẬP

Ai cũng biết việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng như việc Việt Nam được thu nhận vào Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) không chỉ đơn thuần vì lý do kinh tế. Tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam là một dấu hiệu chứng tỏ Hoa Kỳ muốn thiết lập một thế quân bình mới tại Á châu. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất mà chính quyền Mỹ công khai đưa ra là việc ngăn ngừa chính sách bành trướng của Trung Quốc.

Tiếp tục đọc

Phải loại bỏ nạn “trấn lột mềm” và “bệnh cánh hẩu” trong Đảng

Tác giả: Lê Thọ Bình (Viettimes)

.Có sự cấu kết giữa nhóm đặc quyền kinh tế và nhóm đặc quyền chính trị, người kinh doanh cũng đầu tư vào quyền lực và người có quyền lực kinh doanh, làm giàu, họ cùng nhau “trấn lột mềm”, thâu tóm của cải và quyền lực chính trị…- ông Lê Doãn Hợp, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cảnh báo.

————–

Việt Nam đang bị bỏ lại phía sau ngày càng xa

Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng (1/1994), đã đưa ra 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của dân tộc: tụt hâu, chệch hướng, tham nhũng và diễn biến hòa bình. Hơn 22 năm qua, vấn đề này vẫn còn nguyên tính thời sự, nó không còn là nguy cơ nữa mà đã trở thành những thách thức hiển hiện trong thực tế và càng ngày càng trở nên bức thiết đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Nhưng theo ông, đâu là nguy cơ nguy hại nhất?

Cánh hẩu, tư bản thân hữu

Ông Lê Doãn Hợp- Chủ tịch Hội Truyền thông số VN

– Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra thì nguy cơ nào cũng nguy hại. Tuy nhiên, tụt hậu về kinh tế ngày càng xa hơn, thực sự đang đe dọa đất nước và tác động đến 3 nguy cơ còn lại theo chiều hướng xấu nhanh hơn.

Mặc dù có những thành tựu đáng tự hào trong suốt 3 thập kỷ  vừa qua, nhưng rõ ràng là chúng ta vẫn đang bị  các nước phát triển hơn bỏ  lại phía sau và ngày càng nới rộng khoảng cách. Việt Nam cũng đang bị bỏ lại phía sau các bảng xếp hạng toàn cầu trong phần lớn các tiêu chí phát triển. Năm 1990, khoảng cách Việt Nam so với trung bình thế giới khoảng 4.000USD, thì sau hơn 20 năm, khi GDP bình quân của Việt Nam đạt 2.000 USD thì GDP bình quân thế  giới đã vượt 10.000 USD, khoảng  cách phát triển  đã lên  gấp 2 lần. Về giáo dục: theo  chỉ  số  Human  Development, Việt  Nam  đứng  hàng  121/187, có nghĩa là dưới  trung bình. Về y tế: theo chỉ  số  y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia. Trong khi đó, theo  chỉ  số  tham  nhũng  mới  nhất  của  tổ  chức  Transparency International,  Việt  Nam  đứng  hàng  116/177  có  nghĩa  là  thuộc  nhóm 1/4  quốc  gia  cuối bảng.

Tiếp tục đọc

Thủ tướng: Hà Nội phải ‘bẻ ghi’ để không tắc nghẽn, ô nhiễm

Tác giả: Thu Hằng

.KD: Thú thật, nhìn vào những gương mặt quản trị HN hiện nay, mình chưa thấy lóe sáng điều gì. Mình vẫn thích một người miệng nói tay làm như ĐLT. Tiếc thay người dám làm như vậy, sẽ dễ bị va đập trong guồng máý chính trị công chức  xơ cứng, bảo thủ, nói giỏi, làm dở. HN trì trệ quá từ lâu. Rất cần những chấn chính lớn, thay đổi.

.Một ví dụ, chủ trương đưa các trường ĐH ra xa nội đô để giải tỏa bớt mật độ, và tăng diện tích cho các trường là chủ trương đúng. Vậy mà đến nay, câu trả lời ra sao?

.Với bước đi hiện nay, SG chắc rồi sẽ bỏ xa HN


Nếu không có giải pháp thỏa đáng, Hà Nội sẽ trở thành một thành phố tắc nghẽn, ô nhiễm như một số thành phố khác ở châu Á, Đông Nam Á. Hà Nội cần phải “bẻ ghi” để không trượt đi trên con đường này – Thủ tướng nhấn mạnh.

Trả lời báo chí về đường hướng phát triển của Hà Nội trong thời gian tới nhân dịp hội nghị “Hà Nội 2016 – Hợp tác Đầu tư và Phát triển” vừa diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có, nắm bắt và hiện thực hóa cơ hội phát triển, Hà Nội cần quyết liệt gỡ bỏ các rào cản kìm hãm, cản trở môi trường đầu tư.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc tháo gỡ các rào cản lớn đối với việc gia nhập thị trường và khả năng tiếp cận đất đai; bộ máy hành chính nặng nề kém năng động, hiệu quả chưa cao.

“Giải quyết tốt những bất cập này, tôi tin chắc rằng sẽ tạo những xung lực mới thúc đẩy Thủ đô tăng trưởng và phát triển bền vững”, Thủ tướng nói.

Chính quyền phải thực sự cầu thị

Thưa Thủ tướng, Chính phủ hiện rất quan tâm đến phát triển DN và năm nay được coi là năm khởi nghiệp, Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm lớn của cả nước về mọi mặt, nơi tập trung nhiều trường đại học và viện nghiên cứu, Thủ tướng kỳ vọng gì về hoạt động khởi nghiệp của Thủ đô?

Hà Nội cần đi tiên phong và trở thành trung tâm khởi nghiệp, trung tâm sáng tạo của cả nước. Muốn như vậy, chính quyền TP phải luôn có tinh thần khởi nghiệp; thực sự cầu thị, sẵn sàng đổi mới, sẵn sàng chấp nhận cái mới.

Thủ tướng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
 

Chính quyền TP cần khẩn trương tạo điều kiện để có môi trường kinh doanh thông thoáng; thu hút và khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân yên tâm khởi nghiệp và đầu tư. Đây chính là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế tư nhân, huy động nhân lực, vật lực của toàn xã hội vào phát triển kinh tế.

Tiếp tục đọc