Xin cảm ơn tấm lòng của rất nhiều bè bạn, bạn đọc gần xa, và của những người thân yêu của mình đã gửi lời chúc, chia sẻ, tin yêu, mong đợi trong dịp Ngày nhà báo VN 21/6, ngày của Nghề.
Thật ra, nghề báo ở VN là một nghề có đủ hay dở, vinh nhục tốt xấu, tử tế và thiếu tử tế, tùy cái tâm, cái động cơ, mục đích của người làm nghề. Vì thế mà tiếng hay tiếng dở, hạnh phúc và bẽ bàng cũng đi kèm. Nghĩ về nghề, ngày hôm nay, mình có cả vui lẫn đau.
Nhưng vẫn cố gắng để làm một người tử tế, một nhà báo tử tế, dù trong mọi hoàn cảnh.
Xin cảm ơn các bạn bè, bạn đọc, ruột thịt thân yêu nhất của mình. Chúc tất cả sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong công việc và sự bằng an
.Làng báo Sài Gòn có tuổi đời hơn 150 năm. Trong hơn 150 ấy, rất nhiều sự kiện đã xảy ra, trở thành những giai thoại khó quên.
Bìa sách “Làng báo Saigon 1916-1930”, một ấn phẩm có giá trị về báo chí VN của NXB Đại Học Columbia – Ảnh: T.L
Với tâm huyết nghề nghiệp, nhà báo Trần Nhật Vy sao lục, biên tập để giới thiệu một số những chuyện được chính các nhà báo đi trước kể lại trên các tờ báo tại Sài Gòn vài chục năm trước đây.
Hi vọng những câu chuyện này giúp bạn đọc ngày nay hiểu thêm về nghề báo của làng báo Sài Gòn xưa.
Báo chí thống nhứt ý chí và hành động
Đây là câu chuyện kể của nhà báo Minh Chiếu – Cao Thượng Thinh, một trong những nhà báo tiên phong của làng báo Sài Gòn. Ông từng cộng tác với các tờ Công Luận, Lục Tỉnh Tân Văn, Hoàn Cầu Tân Văn… từ 1926 đến 1945. Tiếp tục đọc →
KD: Nhưng hậu sinh của ông hôm nay có vẻ không may mắn lắm. Khi được coi là… chó, được cầm tay chỉ việc như đứa trẻ đang tập đi, và có thể truất quyền bất cứ điều sơ suất gì. Dưới suối vàng, ông sẽ cười hay khóc?
————–
Người Việt làm báo trước nhất trong buổi đầu báo chí sơ khai, không ai khác hơn là Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898). Trước khi Gia Định báo được ông tiếp quản năm 1869, thì trước đó, cây bút họ Trương đã cộng tác viết bài cho báo Pháp ngữ rồi. Bởi vậy mà trong Sài Gòn năm xưa, cụ Vương Hồng Sển cho rằng ông “là tổ nghề báo quốc văn ta vậy”.
Lợi thế lớn nhất của nhà báo họ Trương, hẳn ai cũng thèm muốn, thậm chí chỉ xin được có được một mảnh lưng vốn ngoại ngữ và kiến thức uyên bác của Trương Vĩnh Ký thôi, cũng lấy làm thỏa lắm rồi. Vì chăng, Trương Vĩnh Ký biết tới 26 ngoại ngữ khác nhau, trong đó bao gồm nhiều sinh ngữ và cả tử ngữ, nên ông từng được gọi là “nhà bác ngữ” là vì thế. Với vốn kiến thức uẩn súc, học giả họ Trương còn được vinh dự nằm trong danh sách 18 nhà bác học thế giới của thế kỷ XIX. Vốn ngoại ngữ siêu phàm cùng vốn văn hóa uyên thâm như thế, nên cái sự làm người xây nền cho báo chí nước Việt, thật xứng lắm thay.
.Một nhà báo, gần đây là một đại diện cho Tổ chức Xã Hội Dân sự gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Hà Nội, bị thu hồi thẻ nhà báo ngày 20/6.
Ông Mai Phan Lợi, Trưởng Văn phòng đại diện báo Pháp Luật TP. HCM tại Hà Nội, đã xin lỗi vì phát ngôn của ông liên quan vụ máy bay quân sự Việt Nam mất tích.
Bộ Thông tin và Truyền thông vào hôm 20/6 ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Mai Phan Lợi.
————-
Reuters
Một nhà báo, gần đây là một đại diện cho Tổ chức Xã Hội Dân sự gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Hà Nội, bị thu hồi thẻ nhà báo ngày 20/6.
Ông Mai Phan Lợi, Trưởng Văn phòng đại diện báo Pháp Luật TP. HCM tại Hà Nội, đã xin lỗi vì phát ngôn của ông liên quan vụ máy bay quân sự Việt Nam mất tích.
Bộ Thông tin và Truyền thông vào hôm 20/6 ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Mai Phan Lợi.
Thông báo của Bộ này nói ông Lợi đã “xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam, gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến sỹ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ; làm tổn hại đến uy tín của đội ngũ những người làm báo”. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.