Thông cáo Vịt què và Nghịch lý ASEAN

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

KD:  “Ba không một có” là trò chơi chữ (semantic game). Việt Nam có một nguyên tắc phản ánh mong muốn độc lập và trung lập nghe rất hay là “Ba không” (không liên minh quân sự với nước khác, không để nước khác đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không dựa vào nước này để chống nước kia). Muốn duy trì nguyên tắc đó thì quốc gia đó phải đủ mạnh như Thụy Sỹ, môi trường quốc tế và khu vực phải đủ ổn định. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam suy yếu và tụt hậu, khi môi trường quốc tế và khu vực đầy bất ổn, với nguy cơ “Bắc thuộc” và “Hán hóa” ngày càng lớn, thì cố giữ nguyên tắc “ba không” là đồng nghĩa với tự sát (Nguyễn Quang Dy)

Cảm ơn anh Nguyễn Quang Dy đã gửi cho Blog KD/KD bài viết này, phân tích kỹ lưỡng nghịch lý ASEAN, và vị thế VN hiện nay 


Nguồn: Trên mạng

Những gì diễn ra tại Côn Minh (Kunming, 14/6) đã biến Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-China thành một sự kiện bất bình thường với một “thông cáo vịt què” (lame duck communique), dù là vịt Bắc Kinh hay vịt ASEAN. Nếu không muốn gọi hội nghị này là thất bại thì cũng không thể coi là thắng lợi. Dù Trung Quốc có ngăn cản được một tuyên bố chung ASEAN (như tại Phnom Penh năm 2012) thì cũng không thể ngăn cản được xu hướng “thoát Trung” trong cộng đồng ASEAN vốn bị phân hóa. Hãy thử giải mã những uẩn khúc tại Côn Minh để làm sáng tỏ bức tranh ASEAN-China, trong thời điểm nhạy cảm hiện nay.

Bối cảnh trước hội nghị Côn Minh 

Hội nghị Côn Minh diễn ra vào lúc Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) sắp ra phán quyết (dự kiến 7/7/2016) theo đơn kiện của Philippines. Có nhiều khả năng Philippines sẽ thắng kiện, làm Trung Quốc rất lo ngại, tìm mọi cách đối phó. Bên cạnh việc lăm le xây lắp hạ tầng quân sự tại Scaborough Shoal thành một cứ điểm mạnh, Trung Quốc ráo riết vận động các nước ủng hộ. Tuy Trung Quốc ngạo mạn tuyên bố không thừa nhận phán quyết của PCA, nhưng thực ra họ rất lo ngại bị cộng đồng quốc tế cô lập tại Biển Đông. Theo CSIS, Trung Quốc tuyên bố có 60 nước ủng hộ lập trường của họ, nhưng thực tế chỉ có 8 nước (Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu, Lesotho), và năm nước đã thẳng thừng bác bỏ, làm Trung Quốc mất mặt (Poland, Slovenia, Bosnia, Herzegovania, Cambodia, Fiji).  Tiếp tục đọc

Những phát biểu ấn tượng về thực trạng phá rừng

Tác giả: Hà Bình- Trung Tâm (thực hiện)

.KD: Nước Việt mình Biển thì bẩn, Rừng thì … sạch. Quản lý tài thật! Làm sao dân không bất bình, phẫn nộ? Vận mệnh một đất nước đi về đâu trong cơn bạo bệnh “nhân tai” này???

—————-

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu đóng toàn bộ các cửa rừng tự nhiên. Trước đó, đã có những phát biểu thật sự ấn tượng trong các cuộc họp bảo vệ rừng: “Không xử lý được phá rừng vì có cán bộ trong đó”;  “Có thế lực ngầm đứng sau”….

“Không xử lý được phá rừng vì có cán bộ trong đó”

Những phát biểu ấn tượng về thực trạng phá rừng
Ông Nguyễn Đức Luyện – phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông – phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (2011-2020) do Bộ NN&PTNT tổ chức ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) chiều 9-4-2015 – Ảnh: Hà Bình

“Những vụ phá rừng không xử lý được vì có cán bộ trong đó. Cán bộ có nhận đất, có nhận rừng, có buôn bán đất đai, có chỉ đạo bật đèn xanh cho phá rừng. Do đó nó cứ lùng nhà lùng nhùng, sang nhượng lung tung đâu xử lý được, công an cũng bó tay. Chúng tôi đi thực tế nhận ra nguyên nhân mất rừng nhưng không làm rõ nguyên nhân, không làm rõ được trách nhiệm vì có… quân ta trong đó”.

Tiếp tục đọc

Thủ tướng: “Ngày nào tôi cũng đọc báo để lắng nghe tâm tư nhân dân”

Tác giả: Quang Phong

.KD:  “Người làm lãnh đạo như tôi ngày nào cũng đọc báo để lắng nghe ý kiến, tâm tư của nhân dân. Tôi thật sự trân trọng tinh thần lao động hăng say, nhiệt huyết, trách nhiệm của các phóng viên trong các sự kiện lớn của đất nước” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ (Quang Phong)

.Quan trọng hơn, là “một chính phủ hành động, lời nói gắn với việc làm”, như ông đã tuyên bố khi mới nhậm chức, thưa Thủ tướng. Và nếu những quốc nạn: Lợi ích nhóm, tham nhũng, con ông cháu cha… không bị đẩy trừ thì cứ nghe mãi lời than của dân cũng chẳng ích gì

———

Đó là những lời chia sẻ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong buổi gặp mặt kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2016) được tổ chức chiều 21/6 tại Bộ Thông tin & Truyền thông.

Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới báo chí nhân ngày truyền thống báo chí cách mạng Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá thời gian qua, báo chí đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt và có đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí, Thủ tướng dẫn chứng lại câu chuyện thời sự nhất vừa xảy ra, đó là khi máy bay Su-30 của không quân Việt Nam và phi công Trần Quang Khải gặp nạn trong khi làm nhiệm vụ.

Tiếp tục đọc

Tuấn Khanh

Tác giả: FB Mạnh Kim

.KD: Với mình, Tuấn Khanh thực sự là một cây bút chính luận có “giá” riêng. Mình rất kinh ngạc, một nhạc sĩ nhưng khi viết báo có tư duy logic chặt chẽ, văn phong khúc triết mà rất… đẹp, (ngôn từ Mạnh Kim) chứa đựng nỗi đau sâu sắc của người cầm bút.


H1

Blogger/ nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ảnh: internet

 

Có nhiều nhà báo đã được trao giải trong dịp này và nhiều tờ báo cũng tôn vinh một số cây bút trong hệ thống báo chí nhà nước. Nhiều tờ báo, như thường lệ, lại viết về “sức mạnh báo chí” và “báo chí nhân dân”. Tuy nhiên, chẳng tờ báo nào dám đụng đến truyền thông xã hội, một đề tài “rất nhân dân”; cũng như tác động thật sự của truyền thông xã hội lên cộng đồng lẫn hệ thống báo chí thuộc quản lý nhà nước.

Viết về chân dung những nhà báo tự do càng không dám. Dĩ nhiên báo chí nhà nước chỉ được khen phóng viên nhà nước. Một số cây bút tự do, trong thực tế, luôn xứng đáng được trân trọng, xét về ảnh hưởng và tác động xã hội. Tôi muốn nói đến một người: Tuấn Khanh.

Tuấn Khanh không hẳn là nhà báo. Một cách chính xác, anh là nghệ-sĩ-viết. Khanh viết đẹp. Văn của Khanh rất “người” và rất Việt Nam. Khanh không viết chữ. Khanh viết bằng cảm xúc, nhiều khi hơi đậm, nhưng không cây bút nào viết “ra nước mắt” và thẩm thấu ruột gan bằng anh.

Tiếp tục đọc

‘Đúng quy trình’ và phận gà… không phép

Tác giả: Kỳ Duyên (Một thế giới)

.Đúng quy trình là khái niệm về tổ chức, bảo đảm sự chọn lọc những tài năng quản lý đúng quy định và nguyên tắc tổ chức. Nhưng rất nhanh, có không ít vị tìm ra những đường đi lắt léo trong cái khái niệm nghiêm cẩn đó để trục lợi.

 Hà Nội những ngày này nóng hừng hực tới 39-40 độ C, nhưng câu chuyện chiếc xe biển trắng đổi thành biển xanh dịu mát của một vị Phó Chủ tịch tỉnh miệt đồng bằng sông Cửu Long không vì thế mà làm dịu nhiệt… dư luận xã hội.

“Đá hất lên”

Thú thực, người viết không chú ý nhiều tới cái kết cuối cùng của vụ việc, nhưng lại rất chú ý đến những thông tin về quy trình luân chuyển của vị cán bộ này. Ông Phó Chủ tịch không nằm trong danh sách điều động cán bộ của Trung ương nhưng lại được luân chuyển và giữ chức theo đề xuất, trao đổi giữa tỉnh đó với Bộ Công thương. Thậm chí còn trong diện “cán bộ nguồn” cấp chiến lược.

Tiếp tục đọc