Ngày Phán quyết & Khủng hoảng Lòng tin

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

.KD: Một bài viết phân tích và bình luận thú vị từ những sự kiện quốc tế đến sự kiện lớn nhất gần đây của VN, từ những nhân vật với những phán quyết lịch sử đến sự xoay chuyển các ván cờ chính trị, kinh tế, quốc tế liên quan đến lợi ích quốc gia của tác giả Nguyễn Quang Dy.

Nhưng riêng VN, mình tâm đắc nhất ở kết luận nàyNếu câu chuyện Donald Trump và Brexit có cùng nguyên nhân, thì kết luận về Formosa và phán quyết của PCA có chung hệ quả. Tuy đó là một bước tiến, nhưng vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì nguy cơ thảm họa vẫn còn nguyên. Formosa không chỉ liên quan đến thảm họa môi trường Miền Trung mà còn liên quan đến quốc nạn tham nhũng do lợi ích nhóm và thể chế. Nó cũng liên quan đến bản chất quan hệ Viêt-Trung và diễn biến bàn cờ Biển Đông. Nói cách khác, phán quyết của PCA hay kết luận về Formosa có mối liên hệ nhân quả đối với chủ trương cải cách thể chế và lập trường của Việt Nam đối với Biển Đông.

Cảm ơn tác giả Nguyễn Quang Dy đã gửi bài.

—————
Sự kiện, các bạn, sự kiện!” (Harold Macmillan)
Có những sự kiện làm thay đổi dòng chảy lịch sử và số phận các chính khách, dẫn đến hệ quả khôn lường. Có những ngày phán quyết (day of reckoning) làm khủng hoảng lòng tin hay khôi phục lòng tin. Hãy lấy vài ví dụ để minh họa.

Brexit & tương lai nước Anh
Cuộc trưng cầu dân ý về “Brexit” tại nước Anh (23/6/2016) là một ví dụ điển hình. Xã luận báo Observer (26/6/2016) đã gọi sự kiện này là một “siêu bão” (mega storm / super typhoon) làm thay đổi đột ngột bức tranh chính trị, kinh tế, xã hội của nước Anh. Nó làm bộc lộ một đất nước đang bị chia rẽ sâu sắc, do những khác biệt của dân chúng về thu nhập, giáo dục, dân tộc và địa lý… Phe ly khai của Ukip (UK Independence Party) đã tạo ra một cơn sốc chính trị lớn nhất Châu Âu, kể từ sau sự kiện Bức tường Berlin bị sụp đổ.

Sau siêu bão này là một đất nước được mô tả với đặc điểm nổi bật là “bấp bênh và bất ổn định”. Trước mắt nước Anh là một con đường đầy bất ổn cho người dân, với một sự dẫn dắt không đáng tin cậy. Bức tranh nước Anh đã bị thay đổi triệt để về gam màu chính trị, mang nhiều thương tích do hệ quả khôn lường của cơn bão Brexit. Tiếp tục đọc

Ngư dân: Đền bù mấy cũng ăn hết, mong biển sạch trở lại

KD: Trong việc đền bù cho ngư dân, cần thấy một điều, như tâm sự của họ, tiền nhiều thì dễ “miệng ăn núi lở”, nên họ chỉ mong biển được khôi phục trở lại như trước. Nếu biển tiếp tục bẩn, tôm cá chết, họ phải chuyển nghề, mà việc chuyển đổi nghề nghiệp với những ngư dân trình độ vốn hạn chế, đã rất khó, mặt khác, biển ai giữ. Các bác quan chức có ra giữ biển được không?

.Vì đây không còn là chuyện kinh tế nữa, mà còn là chuyện chủ quyền, chuyện an ninh quốc phòng. 

Làm sạch biển trở lại, để biển hồi sinh là việc lớn rất cần sự chung tay của các nhà khoa học, nhưng trên hết, chính phủ cần có quyết sách rõ ràng về vấn đề này. Chứ không phải là vấn đề thuần túy nhặt rác, dọn rác đâu ạ.

———————

Ngư dân miền Trung bày tỏ sự vui mừng khi biết tin Chính phủ đã quyết liệt trong việc truy tìm ra thủ phạm làm cá chết.

HÀNH TRÌNH TRUY TÌM THỦ PHẠM LÀM CÁ CHẾT

Cảm động ‘một miếng khi đói’

Âu thuyền thôn Ba Đồng (ở xã Kỳ Phương, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) mấy tháng nay vắng lặng, phần lớn thuyền nằm bờ vì sau sự cố môi trường, cá đánh bắt về không bán được.

cá chết hàng loạt tại miền trung, ngư dân, Formosa
Formosa thừa nhận gây ra vụ cá chết, cam kết sẽ bồi thường và phục hồi môi trường biển. Ảnh: Duy Tuấn

Anh Hoàng Lĩnh, ngư dân thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam cho biết, sợ thuyền phơi nắng lâu ngày hỏng nên thi thoảng ngư dân lại ra đẩy xuống nước rồi kéo lên.

“Mấy tháng qua biển ô nhiễm, cá chết hàng loạt nên tàu thuyền nằm bờ, rất ít người đi biển. May có Nhà nước hỗ trợ nên thời gian gần đây chúng tôi mới có cơm ăn hàng ngày. Gia đình tôi đã nhận đủ 22kg gạo/người và 5 triệu đồng tiền hỗ trợ thuyền.

Tiếp tục đọc

Hậu Fomosa và bước đi tiếp theo

.KD: Nên đọc bài này, dù có vẻ sẽ không thuận tai một số quan chức có trách nhiệm, nhưng vấn đề rất đáng nghĩ về lâu dài. Đặc biệt trong đó, “nếu chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân, thì lâu dài hơn và nguy hại hơn, ngư trường truyền thống của nước ta tại miền Trung từ nay thuộc về ai, nước nào? Nếu ngư dân không còn ra biển?”

.Và một vấn đề rất mới nảy sinh- đó là “Vấn đề Formosa cũng là một cơ sở để mở ra cho Việt Nam tiếp cận một khái niệm chiến tranh mới mà các cường quốc đang nghiên cứu, Chiến Tranh Sinh Thái”

—————

Trước khi chính phủ họp báo chính thức vào 17h ngày 30/06/2016, đã có những thông tin “lọt lộ” ra, rằng thủ phạm chính là Formosa, và những thông tin xì xào ra đó được cộng đồng mạng xã hội hoài nghi là “dọn đường dư luận”.

Sau lời xin lỗi của Formosa và những thông tin mà chính phủ họp báo đưa ra, cá nhân tôi vẫn chưa thấy hài lòng vì còn nhiều câu hỏi chưa có lời đáp, dù cũng có một số vấn đề được sáng tỏ.

Theo các bình luận sau họp báo của quần chúng trên mạng xã hội, tỷ lệ không đồng ý, không muốn nhận số tiền Fomosa bồi thường 500 triệu USD là khá cao, cũng như họ đòi đóng cửa Formosa.

Cũng có nhiều ý kiến trung dung hơn, như đòi nâng số tiền bồi thường lên, so sánh với việc Tập đoàn dầu khí BP phải bòi thường 54 tỷ USD do sự cố về dầu ở Mexico trước đây.

Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Cá chết và một chính phủ minh bạch

Chính những bài học trả giá đi trước của các quốc gia phát triển bao giờ cũng giúp ích cho những quốc gia đi sau, trong đó có Việt Nam.

.Chỉ tiếc, dường như những bài học đó vẫn chưa được nằm lòng. Và vì thế mà môi trường sống của nước Việt chưa bao giờ có bài học cuối cùng. Vì sao?

————————

500 triệu USD đền bù và lời xin lỗi

Cuối cùng, nỗi đau lớn nhất của người dân suốt hai tháng nay cũng được… vỡ ra.

Chiều ngày 30/6, vào lúc 17 giờ, đã diễn ra cuộc họp báo của Chính phủ chính thức công bố nguyên nhân, thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết. Cùng đó là giải pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường và phương án đền bù cho ngư dân vùng ảnh hưởng. Cuộc họp được người dân cả nước chờ đợi theo dõi, với bao tâm trạng.

Hai tháng qua, hiện tượng cá chết đã thu hút toàn bộ sự quan tâm của cả đất nước, chất chứa cả hoài nghi và đau đớn. Khiến toàn bộ hệ thống chính trị, nhân dân, truyền thông cả nước phải vào cuộc với thái độ tích cực, quyết liệt. Vì cá chết, biển bị bức tử, không chỉ là nguồn sống của ngư dân 04 tỉnh miền Trung, mà còn là sự hủy hoại kinh tế biển, kinh tế du lịch, môi trường sống lâu dài, ảnh hưởng sức khỏe, thể lực của cả một dân tộc, vào những năm tháng vận nước đang cực kỳ nhiều thách thức.

Nhưng hiện tượng cá chết cũng đòi hỏi sự phân tích khách quan và sáng suốt, khoa học về môi trường, loại trừ dần những giả thiết thiếu cơ sở khoa học, giữa dầy đặc thông tin thiện chí, thiếu thiện chí, khoa học, phản khoa học tung ra trên các trang mạng xã hội, trong thời đại thế giới phẳng.

Cá chết, Chính phủ, Việt Nam, Formosa, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung
Chính phủ chính thức thông tin về việc cá chết hàng loạt tại Miền Trung. Ảnh: VietnamNet

Tiếp tục đọc