Ông Võ Kim Cự chỉ nói 3 câu khi bị chất vấn về việc cấp phép đầu tư 70 năm cho Fomorsa

Tác giả: Hoàng Đan

Ông Võ Kim Cự chỉ nói 3 câu khi bị chất vấn về việc cấp phép đầu tư 70 năm cho Fomorsa

Ông Võ Kim Cự. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Về việc cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, Thủ tướng đã có kết luận và không sai.

Tại họp báo chính phủ mới đây, Người phát ngôn Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chính thức thông báo:

Sau quá trình làm việc cẩn trọng, khoa học, khách quan, bài bản, ngày 28/6/2016, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận trách nhiệm gây ra sự cố môi trường trên làm cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Tiếp tục đọc

Vân Lâm: Thủ phủ Formosa, tâm điểm của ung thư

Tác giả: Thanh Tuấn (từ Vân Lâm, Đài Loan)

Chỉ mười năm sau khi Formosa vào hoạt động, những thông tin đầu tiên về bùng phát ung thư ở Vân Lâm bắt đầu được giới khoa học và báo chí Đài Loan đưa tin.

Trong bán kính 10-20 km quanh Formosa, những làng ung thư bắt đầu xuất hiện ở các xã như Đài Tây, Đông Thế, Luân Bội, Tứ Hồ, Bao Trung và Mạch Liêu (Thanh Tuấn).

————

Đến thủ phủ khu công nghiệp hoá dầu Formosa tại huyện Vân Lâm, Đài Loan, vùng nông nghiệp nghèo thay đổi nhờ đầu tư của Formosa nhưng bùng phát căn bệnh ung thư.

Khi Wu Song-lin, chàng giáo viên tiếng Anh, trở về Vân Lâm vào tháng 8/2012 sau gần 10 năm lưu lạc ở Đài Bắc, với mong muốn phát triển nền nông nghiệp sạch không thuốc trừ sâu cho quê nhà.

Vùng quê nghèo Vân Lâm của anh vốn là một trong 4 vựa lương thực nổi tiếng nhất Đài Loan (cùng với Đài Nam, Chương Hóa và Gia Nghĩa). Giấc mơ làm nông nghiệp sạch cho quê là giấc mơ ấp ủ từ lâu của anh.

Van Lam: Thu phu Formosa, tam diem cua ung thu hinh anh 1
Một góc khu công nghiệp khổng lồ của Formosa tại Vân Lâm. Ảnh: Thanh Tuấn

Nhưng anh Wu, 35 tuổi, cùng những người bạn của mình nhanh chóng phát hiện ra vùng đất quê hương đã rơi vào tình trạng ô nhiễm quá nặng mà nguyên nhân vì tổ hợp điện – dầu khí – naphtha khổng lồ của Formosa nằm cách nơi anh ở chưa đầy 10 km.

Tiếp tục đọc

Bí mật lực lượng quân sự trá hình của Bắc Kinh

 Tác giả: Thảo Linh (tổng hợp)

.KD: Và liệu cũng có phải một thời ký “Bắc thuộc” trá hình mới, bắt đầu?

—————–

 Để thúc đẩy các yêu sách táo tợn tại Biển Đông, Trung Quốc dựa vào các lực lượng phi chính quy gọi là dân quân biển.

Tháng 10/2015, khi chiến hạm Mỹ USS Lassen đi qua đá Subi, một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, một số tàu thương mại và tàu cá của Trung Quốc đã lao tới bao vây.

Tàu Lassen khi đó thực hiện một chiến dịch tự do hàng hải (FONOP), nhằm thể hiện cam kết của Mỹ duy trì cách tiếp cận mở đối với khu vực này, nơi Trung Quốc đưa ra yêu sách phi lý bao trùm phần lớn diện tích biển. Trung Quốc sử dụng một lực lượng không chính quy để truyền thông điệp phản đối của họ đối với FONOP: các tàu xuất hiện sẽ bị bao vây bởi dân thường, nhưng rất có thể trên thực thế lực lượng này bị kiểm soát bởi nhà nước Trung Quốc và thực hiện lệnh của quân đội Trung Quốc (PLA).

Để thúc đẩy các yêu sách táo tợn tại Biển Đông, Trung Quốc ngày càng dựa vào các lực lượng phi chính quy như dẫn chứng trên. Đội quân này được gọi là lực lượng dân quân biển.

Biển Đông, vụ kiện Biển Đông, tàu chiến, tập trận
Giới phân tích cho rằng tàu cá là ‘công cụ tuyệt vời’ của Trung Quốc trong chiến lược bá chiếm Biển Đông. Ảnh Reuters.

Theo ghi nhận của giới quan sát, gần đây, các đơn vị dân quân biển của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều vụ sự cố tại các vùng biển quốc tế: năm 2012, họ tham gia vụ Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, và năm 2014, họ đã giúp Trung Quốc đuổi tàu ngư dân Việt Nam ra khỏi khu vực họ đặt giàn khoan 981 phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Vệt nước đỏ tố thủ phạm gây chết cá miền Trung

Tác giả: Phương Linh

.KD: Ít ai biết vệt nước đỏ rộng 10m, dài 1,5km xuất hiện tại bờ biển xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) ngày 4-5 chính là “chìa khóa” trong quá trình tìm nguyên nhân cá chết, vốn gần như bế tắc trước đó (Phương Linh)

.Bài này đọc kết hợp bài trả lời của ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng TN&MT sẽ cho thấy những điều tra, suy luận về khoa học trong vụ việc Formosa ra sao

———-.

https://kimdunghn.wordpress.com/2016/06/30/bo-truong-tran-hong-ha-toi-vua-trai-qua-84-ngay-cang-thang-nang-triu/

Vệt nước đỏ tố thủ phạm gây chết cá miền Trung
Cơ quan chức năng lấy mẫu nước tại vùng biển có màu đỏ ở Quảng Bình ngày 4-5 để xét nghiệm – Ảnh: Nguyệt Anh

Việc tìm nguyên nhân cá chết được Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì. Hội đồng chuyên gia KH&CN cấp quốc gia cũng được thành lập do GS.VS  Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam làm chủ tịch.

Hơn 100 nhà khoa học vào cuộc

Bộ KH&CN cho biết gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong nước ở nhiều lĩnh vực như nuôi trồng thủy sản, địa chất, hóa học, công nghệ vũ trụ vào cuộc tìm nguyên nhân cá chết.

Tiếp tục đọc

Vì sao cấp phép đầu tư cho Formosa tới 70 năm?

Tác giả: Thế Kha (Dân trí)
.
KD: Cần đặt ra câu hỏi này. Dự án lớn nào cũng chỉ 50 năm là …. kịch trần. Riêng Forrmosa ưu đãi kéo tới 70 năm. Ai cũng biết, trong thời buổi tham nhũng thành quốc nạn, thành “giặc nội xâm”, thì một dự án mang lại những đau đớn cho dân, tổn thất lẫn di hại của biển kéo dài chưa biết đến bao giờ mới có thể hồi sinh lại được ưu ái kỳ dị đến thế? Vì sao?
Cần làm sáng tỏ sự ưu ái kỳ dị này?
————–
GS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội – băn khoăn về việc chưa thấy các cơ quan chức năng nhắc tới việc xử lý những tập thể, cá nhân có trách nhiệm lớn trong toàn bộ quá trình thẩm định, phê duyệt dự án Formosa và để công ty này xả thải độc ra biển.
.
phai lam ro viec cap phep dau tu cho formosa len toi 70 nam
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Trao đổi với PV, GS Nguyễn Minh Thuyết hoan nghênh nỗ lực của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học – Công nghệ cũng như các bộ ngành, các nhà khoa học đã đánh giá toàn diện, xác định nguyên nhân, đấu tranh về pháp lý buộc những người gây ra thảm họa môi trường phải nhận tội và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hiện trạng.

“Đối với ngư dân gặp nạn và người dân nói chung, 3 tháng điều tra là rất dài, nhưng để thu thập chứng cứ và đấu tranh pháp lý với một tập đoàn quốc tế có đội ngũ luật sư am hiểu pháp luật như Formosa và buộc họ nhận tội, chấp nhận đền bù thì thời gian đó không dài. Đó là một sự cố gắng rất lớn”- ông Thuyết nói.

Tiếp tục đọc

Vụ cá chết hàng loạt: Dân miền Trung cần khởi kiện Formosa đòi bồi thường thiệt hại

Tác giả: Lê Thọ Bình
.
Điều mà người dân khu vực miền Trung có thể làm và cần làm nhất trong lúc này là thu thập chứng cứ để kiện dân sự Formosa ra tòa đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần. Còn việc Formosa tự nguyện bồi thường 500 triệu USD là chuyện thương lượng giữa Formosa với nhà nước Việt Nam- Luật sư Trần Quốc Thuận.
.
Luật sư Trần Quốc Thuận: "Điều quan trọng nhất hiện nay là phải lo cho cuộc sống của người dân, môi trường biển, an ninh quốc gia".Luật sư Trần Quốc Thuận: “Điều quan trọng nhất hiện nay là phải lo cho cuộc sống của người dân, môi trường biển, an ninh quốc gia”.

Đó là quan điểm của LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khi trao đổi với VietTimes.

LS Thuận nói: “Tôi hoan nghênh và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ đã cho điều tra và kết luận thảm họa môi trường, cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung là do Formosa gây ra.

Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm gây ra sự cố môi trường trên, công khai xin lỗi Chính phủ, nhân dân Việt Nam đồng thời cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, xử lý môi trường biển với số tiền 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Làm rõ trách nhiệm mới không có Formosa thứ hai

Tác giả: Dũng Nguyễn (thực hiện)
.
KD: Ủng hộ hoàn toàn ý kiến này. Cần làm rõ trách nhiệm cụ thể của những ai ai trong vụ Formosa. Đất nước đang đứng trước hoàn cảnh tứ bề thọ địch. Nếu không quy rõ trách nhiệm cá nhân và xử lý theo quy định pháp luật, và bất cứ vụ việc sai phạm nào dù lớn đến đâu, rút cục cũng “trách nhiệm tập thể”. Nếu vậy, đất nước còn tan hoang nữa bởi sâu mọt ngang nhiên đục khoét. Và lòng dân càng bất an, phẫn nộ.
.
Đây cũng chính là câu hỏi và đòi hỏi của nhân dân với Chính phủ mới
————–
 – Cần thiết phải truy lại toàn bộ trách nhiệm của những người đã ký phê duyệt dự án, người đánh giá môi trường, giám sát thi công, vận hành của Formosa…truy trách nhiệm chính xác người ta mới sợ, không bao giờ cho tái diễn một dự án như Formosa nữa.
Một góc nhà máy Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Minh Thùy.Một góc nhà máy Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Minh Thùy.

“Cần thiết phải truy lại toàn bộ trách nhiệm của những người đã ký phê duyệt dự án, người đánh giá môi trường, giám sát thi công, vận hành của Formosa. Mới chỉ là vận hành chạy thử đã như vậy, còn khi Formosa khai thác thật sẽ thế nào? Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, truy trách nhiệm chính xác người ta mới sợ, không bao giờ cho tái diễn một dự án như Formosa nữa”, PGS.TS Bùi Thị An – Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trao đổi với Tiền Phong.

Tiếp tục đọc