Ai chịu trách nhiệm trong việc thẩm định công nghệ Formosa?

Tác giả: Nguyễn Hùng

KD: Việc đưa công nghệ vào Việt Nam chúng ta không thể kiểm soát được, như vậy đây là một trong những kẽ hở về mặt văn bản. 

“Chúng tôi đã kiến nghị nhưng Luật thì đã được Quốc hội thông qua, chúng tôi là cơ quan thực hiện nên bắt buộc phải tuân thủ theo Luật” – Vụ trưởng Đỗ Hoài Nam.

Formosa giờ đây đã làm…. bung bét hết cả ra cách làm việc kỳ lạ của các cơ quan chức năng liên quan dự án này. Công nghệ của Formosa đã không được thẩm định vì thiếu thông tin. Thật kinh khủng!


Đọc thêm: https://www.vietbao.org/2016/07/khong-tham-dinh-duoc-cong-nghe-formosa-vi-thieu-thong-tin/

Trong buổi họp báo thường kỳ quý II của Bộ Khoa học và Công nghệ, nhiều phóng viên đã đặt ra câu hỏi về trách nhiệm trong việc thẩm định công nghệ của Formosa. Vậy Bộ khoa học và Công nghệ đã nói gì về vấn đề này?
 >> Công an Hà Tĩnh truy trách nhiệm sở, ngành vụ Formosa xả thải độc
 >> “Sau thảm họa Formosa gây ra: Nhiều vấn đề lớn phải giải quyết”
 >> [Infographics] Hành trình phân tích chứng cứ để buộc tội Formosa

Theo Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, công đoạn luyện cốc trong tổ hợp sản xuất của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nơi phát thải các chất độc gây thảm họa hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung. Do đó, công nghệ luyện cốc của tổ hợp này cần được thay đổi. Trước thông tin này, báo chí đã có cuộc “chất vấn” Bộ Khoa học và Công nghệ trong buổi họp báo thường kỳ quý II.

Nhiều phóng viên báo chí cho rằng, việc thẩm định công nghệ là nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Tuy nhiên xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vừa của Formosa khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Việc thẩm định này được thực hiện như thế nào?

 

Tiếp tục đọc

Đừng đề xuất giải pháp viển vông như thế

Tác giả: Tô Văn Trường

.KD: Ts Tô Văn Trường vừa gửi cho mình email này. Đó là một lá thư trao đổi giữa các nhà khoa học với nhau xung quanh vụ Formosa, về việc làm “sạch biển” như thế nào. Nhận thấy tuy là thư trao đổi, nhưng có ý nghĩa như một bài báo đặt ra những giải pháp cần tiếp cận, trong việc làm sạch biển lâu dài. Chủ Blog KD/KD xin được đăng lên để bạn đọc tham khảo và chia sẻ


suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung

Dear PGS Lê Văn Cát

 Tôi vẫn nhớ những ngày đầu tháng 4/2016 khi nghe tin cá chết hàng loạt ở miền Trung, Anh Cát đã nhiều lần phone, gửi email thúc giục tôi thành lập nhóm chuyên gia độc lập, để anh tình nguyện là thành viên cùng đi khảo sát đánh giá và lấy mẫu thí nghiệm xác định nguyên nhân cá chết. Tôi hiểu tấm lòng của Anh, một chuyên gia giỏi, tâm huyết, luôn đau đáu với những vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước.

Vì tôi ở xa, lại nhiều việc bề bộn, không thể tham gia trực tiếp nhưng nội dung thảo luận hàng ngày trong nhóm chuyên gia chúng ta rất hữu ích. Ngay từ đầu, tôi đã đặt vấn đề nghi can số 1 là Formosa nhưng làm khoa học phải nói “có sách, mách có chứng”.

Tôi rất mừng, sau đó Anh đã được Bộ KHCN và Viện Hàn lâm KHCN VN mời tham gia trong đoàn chuyên gia đi khảo sát thực tế. Ngay khi đoàn công tác còn ở Vũng Áng, một vị giáo sư tiến sĩ, đồng nghiệp quen biết của tôi gọi điện và gửi email hỏi ý kiến là phát hiện  “nước vết đỏ” ở Quảng Bình đoàn chuyên gia nghi là “thủy triều đỏ”, nguyên nhân gây cá chết?  Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Đã “chui” còn “xược”

 Tác giả: Kỳ Duyên

Việc truyền bá sai phạm, vi phạm chủ quyền lãnh thổ, trong đó có biển đảo chắc chắn không thể là hành vi và phát ngôn bột phát của các HDV “chui”. Thế cho nên không phải vô lý, có tờ báo đau xót thốt lên, đó là một sự xâm lăng văn hóa.

TVN: Thưa quí độc giả, kể từ tuần này, mục Ấn tượng trong tuần của nhà báo Kỳ Duyên/Kim Dung có thay đổi. Để đáp ứng yêu cầu của độc giả, Ấn tượng trong tuần sẽ được xuất bản theo dòng thời sự chủ lưu. Mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ và góp ý của quí độc giả để chuyên mục ngày càng có chất lượng.

——————–

Vụ Formosa vẫn còn đang tiếp tục được bàn luận trên báo chí, ồn ĩ trên các trang mạng xã hội, thì dư luận lại sôi sục về hiện tượng hướng dẫn viên (HDV) du lịch người Trung Quốc  làm việc “chui” trong các tour du lịch ở Việt Nam, nhất là ở các địa danh Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, trong khi hành nghề, đã xuyên tạc và xúc phạm lịch sử Việt Nam, khi công khai nói rằng, “Biển Đông là biển Nam TQ“. Rồi “cố đô Huế giống kiến trúc TQ vì trước đây khu vực này là của Trung Hoa“. Rồi “Việt Nam vẫn phải triều cống Trung Quốc”.

du lịch, dịch vụ, hướng dẫn, Trung Quốc, Việt Nam
Hướng dẫn viên TQ Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng. Ảnh: VNE

Hướng dẫn viên “cộng sinh”

Từ xưa, nói đến văn hóa, người Việt có thành ngữ rất hay nhập gia tùy tục

Còn nay các HDV du lịch “láng giềng” này, lại hành xử theo kiểu nhập gia…. giẫm tục.

Vì sao gọi họ là HDV du lịch “chui”? “Chui” có nghĩa là không hợp lệ, đường hoàng theo quy định của pháp luật. Đó là bởi theo Luật Du lịch năm 2005, điều 73 quy định: HDV du lịch (bao gồm cả HDV nội địa và HDV quốc tế) đều phải đáp ứng điều kiện đầu tiên là có quốc tịch Việt Nam. Có nghĩa là người nước ngoài, không có quốc tịch Việt Nam không thể làm HDV du lịch tại Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Ơi Trời!

Tác giả: Thái Bá Tân

.KD: Đọc bài thơ này, tự niên bật cười chua xót. Bỗng nhớ tới câu thơ của nhà thơ họ Chế: Đất nước đẹp vô cùng/ Nhưng các …cháu phải ra đi

H1

Người Việt đã từng đánh đổi cả mạng sống để rời khỏi VN khi chiến tranh kết thúc hồi tháng 4/1975. Sau hơn 40 năm, họ vẫn tìm cách bỏ nước ra đi. Ảnh: internet.

Đọc báo đảng mới biết
Rằng người Việt, trời ơi,
Đứng thứ hai thế giới
Về số lượng những người

Đầu tư để được phép
Thành công dân Hoa Kỳ.
Nửa triệu đô la Mỹ
Với họ, chẳng thấm gì. Tiếp tục đọc

Nhà máy giấy 3.000 tỷ đồng bị xóa sổ vì… không làm được giấy

Tác giả: Hữu Danh

. KD: Bộ Tài chính bảo lãnh cho một công ty chuyên xây dựng công trình giao thông vay vốn làm nhà máy giấy. Sau 10 năm, nhà máy 3.000 tỷ đồng phải bỏ hoang vì không thể sản xuất được do công nghệ không phù hợp.

.Không biết còn bao nhiêu nhà máy, dự án “đắp chiếu” kiểu này. Và Bộ Tài chính liệu sẽ trả lời thế nào trước đứa con được bảo lãnh đây?

Ngày 4.7, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Hồng – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, Nhà máy Bột giấy Phương Nam đến nay vẫn chưa được thanh lý và toàn bộ vùng nguyên liệu đay đã bị xóa xổ vì hơn 10 năm nay, nhà máy này không hề hoạt động.

Theo hồ sơ, Nhà máy Bột giấy Phương Nam do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải (Tracodi – tên giao dịch ở thời điểm đó là Công ty Đầu tư Phát triển Giao thông vận tải thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6, do ông Phan Thanh Nam làm Tổng giám đốc) làm chủ đầu tư với tổng vốn 1.487 tỷ đồng – Bộ Tài chính bảo lãnh để dự án vay vốn.

 nha may giay 3.000 ty dong bi xoa so vi… khong lam duoc giay hinh anh 1

Nhà máy bột giấy Phương Nam nay phải bỏ hoang do sử dụng công nghệ không phù hợp.

Ảnh: I.T

Tiếp tục đọc

Công an tỉnh Hà Tĩnh: Truy trách nhiệm sở, ngành vụ Formosa đầu độc biển

Tác giả: Trần Tuấn
.
KD: Cần truy kẻ rước dự án này vào Hà Tĩnh trước tiên. Còn nếu chỉ truy mấy ban ngành chức năng thì loanh quanh rồi …. rút kinh nghiệm. 
————
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã vào cuộc làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân của Sở TNMT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh và chính quyền địa phương liên quan trong việc quản lý, giám sát để xảy ra hậu quả nghiêm trọng khi Formosa Hà Tĩnh xả thải đầu độc biển miền Trung khiến hải sản chết hàng loạt.

Lấy mẫu nước thải 3 tháng/lần

Ngày 4.7, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Anh Đức – GĐ Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh – cho biết, việc thực hiện quan trắc nước thải của Cty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) với trung tâm được thông qua một hợp đồng có thời hạn 1 năm, từ khoảng tháng 5.2015 – 5.2016. 

Tiếp tục đọc

Formosa, 500 triệu USD và những chuyện khóc cười

Tác giả: Kỳ Duyên (Một Thế Giới)
.
Cần… qua rồi cái thời “trách nhiệm tập thể” để cuối cùng không có ai chịu trách nhiệm. Và cái dây “rút kinh nghiệm”, chả lẽ cứ vắt mãi từ thời bao cấp sang thời hội nhập, giữa một thế giới văn minh, đề cao trách nhiệm cá nhân?
.
Không thế, nạn tham nhũng làm sao ngăn chặn?
ca chet
Mong biển sạch trở lại, không chỉ là môi trường để ngư dân sinh sống, mà còn là khát khao của chính biển.
 
Chỉ một sự cố của một công ty luyện gang thép dẫn đến hàng trăm tấn cá chết, biển bị bức tử, cả đất nước với 90 triệu dân suốt 3 tháng trời đau nghiêng ngả. Mới biết, môi trường sống nói chung, môi trường biển nói riêng của dải đất chữ S có bờ biển dài 3.260 km trong thời hội nhập và tăng trưởng, là vấn đề sinh tử của cả một dân tộc.

Tiền đi đâu về đâu?

Sau những ngày dài dằng dặc chờ đợi, lo âu và phẫn nộ, đến thời điểm này, khi Formosa được xác định là thủ phạm và đã phải công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đồng thời xin được đền bù thiệt hại 500 triệu USD, thì câu chuyện bùng lên tiếp theo, ồn ào nhất là số tiền đền bù thiệt hại.

Người viết không bàn đến chuyện số tiền này nhiều hay ít đang ầm ĩ trên các trang mạng xã hội. Cũng không bàn đến ý kiến của các luật sư đòi khởi kiện Formosa hay ý kiến của một quan chức cao cấp, rằng việc có khởi tố (hình sự) Formosa hay không sẽ do cơ quan điều tra xác định, Chính phủ không can thiệp vào vấn đề này. Mà chỉ chú ý đến việc 500 triệu USD đền bù nay mai sẽ đi đâu về đâu?

Tiếp tục đọc

Thảm họa Formosa: Cần điều tra mức độ nhiễm độc môi trường trước khi hồi sinh san hô

Tác giả: Trí Lâm

 Theo các nhà khoa học, trước tiên cần khử sạch các chất độc còn đọng lại dưới đáy biển, trầm tích rồi sau đó mới có thể hồi sinh lại các rạn san hô. Quá trình này ước tính ít nhất khoảng 50 năm.

Rạn san hô chết tại Mũi Ròn Mạ – Hà Tĩnh
.
 Theo các nhà khoa học, trước tiên cần khử sạch các chất độc còn đọng lại dưới đáy biển, trầm tích rồi sau đó mới có thể hồi sinh lại các rạn san hô. Quá trình này ước tính ít nhất khoảng 50 năm.

Theo khảo sát của các nhà khoa học tại một số vùng biển bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại của nhà máy Formosa  Hà Tĩnh, nhiều nơi san hô thưa thớt không tạo thành rạn, nhiều tập đoàn san hô chết. Có nơi san hô chết khoảng 35-40%, hiện san hô còn sống dưới 10%.

Cụ thể, tại Hà Tĩnh, các nhà khoa học khảo sát tại Mũi Ròn Mạ và Hòn Sơn Dương (cách họng xả công ty Formosa 7,5 km ngày 6.5.2016), san hô thưa thớt không tạo thành rạn, kích thước tập đoàn nhỏ, chủ yếu dạng phủ. Có nhiều tập đoàn mới chết trong khoảng 1 tháng.

Tiếp tục đọc

Độc tố phenol, xyanua tàn phá đáy biển miền Trung thế nào

Tác giả: Ảnh: Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam

.KD: Khốn nạn quá!


Lặn xuống đáy biển 4 tỉnh miền Trung khảo sát, thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết, các nhà khoa học chứng kiến những rạn san hô bị tàn phá và nhiều loài hải sản vắng bóng do độc tố phenol, xyanua.

suc-tan-pha-cua-doc-to-duoi-day-bien-mien-trung

Tại Hà Tĩnh, nhóm nhà khoa học đã khảo sát khu vực mũi Ròn Mạ và hòn Sơn Dương, cách họng xả thải của Công ty Formosa 7,5 km. Theo đó, nền đáy mũi Ròn Mạ có nhiều khối đá tảng lớn và sinh vật bám. San hô thưa thớt không tạo thành rạn với kích thước nhỏ, chết nhiều nhất là nhóm favia, turbinaria, favites, goniastrea, montipora. Các nhóm cá thuộc họ cá san hô điển hình như cá sơn đá Holocentridae, cá bướm Chaetodontidae… chỉ còn vài cá thể với mật độ dưới 30 con trên 250 m2 diện tích rạn san hô.

Tiếp tục đọc