Cafe cuối tuần

KD: Cuối tuần, gặp bạn bè nhâm nhi cafe cũng là niềm ấm áp, giải tỏa bớt những nỗi buồn thế sự. Chỉ muốn đùa cười cho vơi mệt nhọc. Chẳng muốn nghĩ gì nưã. Hà Nội vẫn có những nhà hàng cafe tuyệt vời, yên tĩnh, mát lành và đẹp, như một bức tranh… Xin đưa mấy bức ảnh để bạn đọc chia sẻ

.KD 1KD 5


Tiếp tục đọc

Mổ xẻ về Formosa

Tác giả: Tô Văn Trường

.KD: Ts Tô Văn Trường lại vừa gửi cho mình bài viết này dưới dạng một bức thư, xung quanh chuyện Formosa. Trong bài viết có đoạn phản biện về bài Formosa “tráo” công nghệ đăng trên báo Thanh niên (từng đăng trên Blog KD/KD). Đây cũng là một sự phản biện thú vị làm sáng tỏ những yếu tố kỹ thuật công nghệ mà nếu là người ngoài ngành sẽ hiểu chưa chính xác

.Cảm ơn Ts Tô Văn Trường

——————-

Dear Anh Vũ Quang Việt
Cám ơn Anh đã quan tâm và chuyển cho tôi đọc bài báo: ”Formosa Hà Tĩnh phát thải “siêu độc” quản lý “chưa tiên liệu” của tác giả Đăng Nguyễn đăng trên Kinh tế Sai Gòn online đã bị gỡ bỏ. Việc dỡ bỏ bài báo này chắc là lệnh của trên, chứng tỏ nhận thức, tầm nhìn và hành động của người có trách nhiệm chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước muốn phát triển.
Nội dung về chuyên môn của bài báo nói trên có nhiều điểm đúng nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần phải thảo luận, làm cho rõ hơn.

1.Phần đầu của bài viết đề cập nguyên văn như sau :”Trước đây, hay nói đúng hơn là cho đến thời điểm này, các vấn đề môi trường của ngành thép được quản lý như thế nào để bây giờ Formosa Hà Tĩnh gây ra thảm họa môi trường ven biển miền Trung đến nỗi Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà phải thừa nhận có thể nói ta chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa” .

Tôi không nhất trí với ý kiến này vì nguyên lý công nghệ luyện kim đã có hàng trăm năm rồi. Các công ty hiện đại hóa lên, giảm tiêu hao năng lượng, giảm nguyên liệu sản xuất và nước, giảm chất thải, tăng cường tái sử dụng và xử lý ô nhiễm. Tùy trình độ mỗi nước và công ty, mức độ khác nhau. Đương nhiên, công nghệ của Formosa là của Trung Quốc trình độ tiên tiến chỉ hơn Việt Nam một chút thôi. Cho nên người ta có thể tiên liệu được, chứ chưa nói là ông Bộ trưởng lại có trình độ cao hơn. Tiếp tục đọc

Cả xã hội đã không thể cười nổi, thưa Giáo sư Khuê

Tác giả: Đào Tuấn

.KD: Cái Ác giờ đây…. muôn mặt đời thường. Khó có thể hình dung, đến một kẻ bảo vệ phọt phẹt ở một bệnh viện cũng có quyền sinh quyền sát với con người đến thế. Chỉ vì mấy triệu bạc  😦

————-

72 tiếng sau scandal “ngăn cản xe cứu thương” ở Bệnh viện Nhi T.Ư, Bộ Y tế đã có văn bản giám sát, xử lý nghiêm nhân viên, bảo vệ gây khó khăn cho người bệnh khi ra, vào cơ sở khám-chữa bệnh.

Văn bản này có nhắc tới thực trạng hoạt động thiếu kiểm soát của dịch vụ vận chuyển người bệnh ra, vào; và yêu cầu “Rà soát và gỡ bỏ ngay các quy định nội bộ (nếu có) về hạn chế người dân lựa chọn dịch vụ vận chuyển.

Sự chịu đựng của dư luận đã vượt quá giới hạn khi liên tục 2 clip được tung lên mạng, phản ánh các bảo vệ Bệnh viện Nhi T.Ư đã ngăn cản xe cứu thương đưa một cháu bé “về quê” với lý do: Xe cấp cứu chỉ được đưa người vào, không được đưa người ra. Và hậu quả là nạn nhân khốn khổ đã chết ngay trên xe.

Chúng ta nhìn thấy những sự thật trần trụi: Thấy một nạn nhân thoi thóp, hấp hối đang được bóp bóng để kịp “về quê”, thấy tiếng kêu khóc, lời cầu xin của người thân, thấy sự hung hãn ngăn cản, thấy mùi tiền bạc, thấy sự độc quyền, thấy sự vô cảm, và thấy cả sự sống sượng bao che của một số lãnh đạo bệnh viện.

 

Tiếp tục đọc

Sự thật cuộc gặp nội bộ Thành Đô Trung- Việt

Tác giả:  Ngô Hưng Đường 吴兴唐 (Dịch giả: Nguyễn Trung Thuần)- Tuần san Tin tức TQ

.KD: Hôm nay, đọc trên trang TTXVH, gặp bài này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, tham khảo một góc nhìn về một sự kiện lớn của lịch sử quan hệ hai nước Việt- Trung còn nhiều bí ẩn

————–

H1Xin được dịch trước những phần đáng lưu tâm nhất

Từ 3-4.9.1990, cuộc gặp nội bộ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam đã được tổ chức âm thầm tại Tứ Xuyên. Tham gia cuộc gặp nội bộ lần này, phía Trung Quốc có Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và Thủ tướng Quốc vụ viện Lí Bằng đương nhiệm, phía Việt Nam có Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng đương nhiệm. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo chủ chốt hai đảng, hai nước sau 13 năm gián cách.

Tôi khi ấy đang là Giám đốc Phòng nghiên cứu Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tham gia cuộc gặp với danh nghĩa nhân viên tùy tùng.

* Lời nhắn của Đặng Tiểu Bình

Tháng 7.1986, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn qua đời. Tháng 12, tại Đại hội 6 Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Trong thời kì Chiến tranh chống Mĩ của Việt Nam vào những năm 60, Nguyễn Văn Linh là thành viên lãnh đạo Cục Miền Nam của Đảng cộng sản Việt Nam, có thái độ hữu hảo với Trung Quốc, từng nhiều lần sang thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đều từng gặp mặt ông. Sau khi được bầu làm Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ông tích cực thúc đẩy con đường cải cách của Việt Nam, đồng thời bắt tay vào cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc.

Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Rất không phải về đạo lý!

————–

Những ngày tháng này đời sống nước Việt có những chuyện mà mới nghe thoạt tưởng bịa. Tưởng bịa mà hóa ra thật.

Điệp khúc “cõng phí”…   

Tỷ như chuyện Vừa lọt lòng đã “cõng” các loại phí, ở xã Minh Lộc (huyện Hậu Lộc- Thanh Hóa) báo Lao động đưa ngày 04/7. Đó là câu chuyện các em bé ở xã này vừa lọt lòng còn đỏ hỏn, được cha mẹ khai sinh, cứ có tên trong sổ hộ khẩu là cũng phải đóng các loại phí như người lớn, kể cả các loại phí đến người lớn cũng không biết nộp rồi chi ra… răng? Mà không phải một năm, chuyện trẻ lọt lòng cũng phải cõng phí, nghe rất đáng xấu hổ – đã nhiều năm – như điệp khúc ở cái xã miền Trung này

Nhưng bắt đầu phải từ thôn trước. Các quỹ ở thôn rất phong phú: Quỹ thiếu niên, quỹ bóng đá, quỹ phúc lợi xã hội, quỹ thôn làng văn hóa, quỹ khuyến học, quỹ họp dân, kiểu ra ngõ là gặp quỹ.

Sau thôn mới đến xã. Quỹ của xã cũng phong phú không chịu kém: Nào là quỹ đền ơn đáp nghĩa, bảo trợ trẻ em, quỹ chăm sóc người cao tuổi, quỹ an ninh – quốc phòng, quỹ phòng chống thiên tai. Thú thật, đọc các loại quỹ mà hoa cả mắt. Giá chị Dậu, người đàn bà nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố có sống lại cũng cảm giác được… an ủi.

Phí, thuế, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung,
Chuyện cõng phí thật ra không phải nỗi khiếp sợ của riêng ai. Ảnh minh họa

Cũng theo báo Lao động, từ năm 2007 Chính phủ đã có chỉ thị số 24 về các khoản đóng góp của nhân dân phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Tự nguyện có nghĩa là người đóng góp hoàn toàn tự giác đóng.

Tiếp tục đọc