Formosa chôn chất thải: Thưa Thứ trưởng, làm lãnh đạo đừng nôn nóng!

Tác giả: Minh Khánh

.KD: Hỏi Thứ trưởng Bộ TN&MT về Formosa chôn chất thải rắn trong trang trại của Giám đốc Công ty Môi trường, ông dọa… “nếu không đúng thu thẻ của thằng nhà báo đó lại” (Minh Khánh).

Các quan chức giờ đây tự cho mình quyền gọi báo chí là thằng. Nỏ hiểu văn hóa quan chức nước Việt. Dù có đi xe sang, điện thoại xịn, comple, cavat hàng hiệu thì thứ văn hóa bụi bặm vẫn …. hiện nguyên hình.

Nên nhớ văn hóa công sở, văn hóa quan chức đòi hỏi các bác nên “dọn mình” trước thiên hạ, khi người trên trông xuống, người dưới trông lên

Nếu bây giờ, báo chí cũng gọi lại là “thằng Thứ trưởng đó”, liệu các bác nghĩ sao?

—————

Những phóng viên báo Người Đưa Tin bất chấp nguy hiểm, hơn một tháng ròng điều tra, thận trọng đăng tải bài viết thông tin chấn động chất thải từ Formosa được chôn tại trang trại của Giám đốc Công ty Môi trường- Đô thị thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh).

Bài báo xuất bản đã được dư luận hoan nghênh. Nhiều độc giả đã gửi những dòng động viên, khuyến khích những nhà báo, phóng viên chân chính dám dấn thân để đưa ra ánh sáng sự thật đường đi của chất thải rắn Formosa.

Sự thật ấy, nếu không có người dân tố giác, báo chí và cơ quan chức năng vào cuộc có lẽ nó cũng bị chôn vùi như hàng trăm tấn chất thải độc hại.

  Formosa chôn chất thải: Thưa Thứ trưởng, làm lãnh đạo đừng nôn nóng! - Ảnh 1

Formosa đổ lén chất thải ở một trang trại trong rừng của ông Giám đốc Công ty Môi trường – Đô thị thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh).

Tiếp tục đọc

Thua lỗ hơn 3.200 tỷ: Cần xem xét trách nhiệm ông Vũ Huy Hoàng

Tác giả: Thành Nam
.
KD:  Trước những vi phạm thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng từ Tổng Công ty PVC, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho rằng, cần xem xét trách nhiệm của ông Trịnh Xuân Thanh và nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng (Thành Nam).
 .
Vụ Trịnh Xuân Thanh, rồi vụ xem xét trách nhiệm ông Vũ Huy Hoàng. He.he.. Một dây lợi ích đang phải đối mặt
.
Nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng Nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng

Làm rõ trách nhiệm hai cá nhân

Trao đổi với Tiền Phong chiều 12/7, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức T.Ư cho biết, ông đã đọc kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư. Từ kết luận này, ông Hương đánh giá, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã tích cực thực hiện theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Tuy nhiên, theo ông Hương, kết luận như vậy vẫn còn thiếu và chưa rõ trách nhiệm của ông Trịnh Xuân Thanh và cá nhân nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trong việc để xảy ra thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Trật tự Biển Đông: Không thể hành xử kiểu “một mình một chợ”!

Tác giả: Lê Thọ Bình

.“Thế giới ngày nay đã rõ, ai vi phạm luật pháp quốc tế và phá rối ở Biển Đông. Các quốc gia có trách nhiệm cần phải biết tôn trọng luật pháp quốc tế. Không thể hành xử kiểu “một mình một chợ” như Trung Quốc được”-ông Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển chia sẻ.

———–

Ông Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển.     Ông Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển.

Đường lưỡi bò” không có cơ sở pháp lý

Thưa ông, đúng như ông từng dự đoán trước khi PCA ra phán quyết, Tòa đã bác yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về kết quả phán quyết này?

-Trước tiên tôi muốn tóm tắt lại mấy điểm chính trong phán quyêt của PCA. Một là, Trung Quốc không có “quyền lịch sử” đối với Biển Đông. Hai là, “Đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển.

Ba là, không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc. Bốn là, Trung Quốc can thiệp vào quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough. 

Tiếp tục đọc

“Đau đầu” tìm hướng chuyển đổi sinh kế cho ngư dân

Tác giả:  Đăng Đức

.KD: Không dễ đâu nha. Ngày nay đến làm osin cho xứ người cũng phải được đào tạo, mà vụ hàng loạt phụ nữ Việt đi làm osin ở Đài Loan đã bị đuổi về nước là một ví dụ cụ thể. Hơn nữa, ngư dân học vấn văn hóa đa phần là thấp, thậm chí có người mù chữ, họ sẽ học nghề gì? Rời xa biển họ biết xoay sở kiểu gì.  Và chuyển đổi sinh kế, tức là công nhận biển chết, như vậy, biển để cho ai?

——————-

Ngày 12/7, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo chủ chốt các sở, ban ngành và 16 xã, thị trấn ven biển để bàn giải pháp chuyển đổi sinh kế cho ngư dân.

 >> Vụ cá chết: Thiệt hại thực tế của người dân là bao nhiêu?
 >> Đề xuất Chính phủ hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng cá chết

Lần đầu tiên sau sự cố môi trường, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp có đầy đủ lãnh đạo các địa phương để bàn việc chuyển đổi sinh kế cho ngư dân vùng biển
Lần đầu tiên sau sự cố môi trường, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp có đầy đủ lãnh đạo các địa phương để bàn việc chuyển đổi sinh kế cho ngư dân vùng biển

“Bà con đi cả, vùng biển này lấy ai dựng xây?”

Thảm họa môi trường do Formosa xả thải độc đã gây ảnh hưởng đến hàng vạn ngư dân các tỉnh miền Trung. Ngoài việc yêu cầu phía Formosa bồi thường thiệt hại thì vấn đề khắc phục sự cố môi trường, tìm giải pháp ổn định cuộc sống lâu dài cho ngư dân được xác định là nhiệm vụ quan trọng và bức thiết nhất hiện nay.

Tiếp tục đọc

7 điểm chính của phán quyết toà quốc tế vụ kiện Biển Đông

Tác giả: Tòa Trọng tài thường trực (PCA)

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) chiều 12/7 đã ra phán quyết quan trọng, bác bỏ đường 9 đoạn của Trung Quốc tại biển Đông. Zing.vn trích đăng 7 điểm chính trong phán quyết của PCA.

Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan. Ảnh: PCA
Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan. Ảnh: PCA

Quyền lịch sử và Đường 9 đoạn:

Toà Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông.

Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước. Toà cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.

Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Ai cũng hiểu nhưng giả vờ… không hiểu

Nước Việt chưa giầu, vậy lòng dân trước những hiện tượng bất công nhưng rất đúng quy trình, liệu có yên không?

————-

 “Đồng chí này con đồng chí nào?”

Xin được mượn cái title hài hước ngầm của báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 11/7 để làm bàn về chủ đề này- bổ nhiệm cán bộ trẻ, ở các tỉnh, ban ngành cả nước.

Chỉ có 07 chữ nhưng gói trọn cả một vấn đề nhức nhối… ngầm của xã hội.

Chuyện sẽ chẳng có gì phải nhức nhối ngầm, nếu như cơ chế quản lý xã hội của chúng ta thực sự công khai, minh bạch

Nếu như xã hội ta không có tệ nạn lợi ích nhóm, tham nhũng, hối lộ

Nếu như xã hội ta không có chuyện mua quan bán tước, đi đêm mà chẳng….gặp ma.

Nếu như xã hội ta việc tuyển chọn nhân sự làm quản lý, lãnh đạo lâu nay công bằng, công tâm và khách quan

Nếu như xã hội ta không có hiện tượng quan chức coi thường pháp luật.

Cũng công bằng mà nói, vẫn có những ý kiến bênh vực có vẻ có lý cho những hiện tượng “đồng chí này con của đồng chí nào?”. Rằng, nếu so với những cán bộ già sống lâu lên lão làng, không được đào tạo bài bản, không có sức bật và tư duy trẻ như họ, thì sự chọn lựa họ vẫn là hơn cả.

Hoặc so sánh Việt Nam với  các quốc gia văn minh khác như Mỹ, Singapore, rằng ở đó cũng có không ít hiện tượng cha truyền con nối, chồng truyền vợ nối, thì “đồng chí này là con đồng chí nào?” cũng… rứa.

Tuyển chọn cán bộ, đúng quy trình, COCC, thi tuyển công chức
Ở các quốc gia văn minh, tiên tiến, cơ chế tuyển chọn nhân tài của họ rất rõ ràng, sòng phẳng. Ảnh minh họa: vneconomy.

Nhưng những người có ý kiến đó quên mất rằng, trong xã hội này có không ít những người trẻ, đào tạo bài bản, học hành giỏi giang. Nhưng chỉ vì họ không phải là “con của đồng chí nào”, nên cơ hội thăng tiến đã không đến với họ. Như vậy, vẫn là bất công.

Tiếp tục đọc

Toàn Văn Thông Cáo Báo Chí Vụ Kiện Trọng Tài Biển Đông

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Vụ Kiện Trọng Tài Biển Đông

(Cộng hoà Phi-líp-pin v Cộng hoà nhân dân Trung Hoa)

————

La Hay, 12 tháng 7 năm 2016

Toà Trọng tài ban hành phán quyết

Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (sau đây gọi là “Công ước”) trong vụ kiện giữa Cộng hoà Phi-líp-pin và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là ‘Phi-líp-pin’ và ‘Trung Quốc’) hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.

Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn gốc xác định các vùng biển được hưởng tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và khả năng tạo ra vùng biển của các cấu trúc này, và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Phi-líp-pin cho là vi phạm Công ước. Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố ‘nước này không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Phi-líp-pin đơn phương khởi xướng’. Tuy nhiên, Phụ lục VII quy định rằng “việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng”. Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham gia vào tiến trình tố tụng, Toà Trọng tài “phải chắc chắn rằng Toà có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế”. Theo đó, trong suốt quá trình tố tụng, Toà Trọng tài đã thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm tra tính xác thực của các đệ trình do Phi-líp-pin đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu Phi-líp-pin cung cấp thêm các lập luận, đặt ra các câu hỏi cho Phi-líp-pin trước và trong hai phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên gia độc lập có nhiệm vụ báo cáo Toà về các vấn đề kỹ thuật và thu thập các bằng chứng về mặt lịch sử liên quan đến các cấu trúc tại Biển Đông và chuyển các bằng chứng này cho các bên trong vụ kiện để các bên đưa ra bình luận.

Tiếp tục đọc