Tác giả: Hoàng Nam
.KD: Không hiểu các ĐBQH chất vấn Chính phủ mới thì có ăn thua gì không? Vì không biết có bao nhiêu bác của CP cũ còn tại vị để được chất vấn trong kỳ họp QH sắp tới? Hay rồi lại câu hỏi loanh quanh cho đời …. mỏi mệt. Rồi là xin lỗi. rồi là xin rút kinh nghiệm sâu sắc. Rồi là xin hứa…
Trong bài viết mới đây của mình: “Ai cũng hiểu nhưng đều giả vờ không hiểu” đăng trên Tuần Việt Nam ngày 13/7, mình chú ý có một cái còm được tới 160 like. Xin đăng nguyên văn: Hai cụm từ mà dân cực kỳ căm ghét đó là : “Rút kinh nghiệm sâu sắc” và ” đúng qui trình”!
Khi dân đã cực kỳ căm ghét, và mình cũng vậy, cực kỳ căm ghét và khó chịu, đủ hiểu người dân mất niềm tin đến độ…. sạch sành sanh thế nào. Thế nên các bác thành viên CP mới tới đây, không nên xin hứa, xin rút kinh nghiệm, thậm chí xin cúi đầu như mốt của người Nhật, Đài Loan, mà xin hãy nói thẳng giải pháp của các bác ra răng, để cho dân hiểu và cần thiết họ có thể nêu kiến nghị giúp CP gỡ khó!
—-
- Tuy nhiên mình chú ý đến chủ đề “Formosa tự đổi công nghệ luyện cốc”, xin đăng luôn một đoạn ngắn mà TS Tô Văn Trường từng phản biên trong một bài viết đăng trên Blog KD/KD để thấy rằng về mặt khoa học là chưa chính xác. Nếu đã chưa chính xác, không hiểu các ĐBQH chất vấn CP mới cái gì về công nghệ khô hay ướt:
Nhân đây, tôi muốn bàn về bài báo :”Formosa tráo công nghệ” của tác giả Nguyễn An đăng trên blog của Kim Dung/Kỳ Duyên (lấy nguồn gốc từ báo Thanh niên)
Bàn về Formosa, phát biểu trên mặt báo, tôi thật ái ngại vì có những vị trong ngành nhưng phát ngôn về khía cạnh chuyên môn lại rất hời hợt.
“Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, khi kiểm tra liên ngành, phát hiện Formosa làm sai thiết kế cơ sở. Thay vì công nghệ luyện cốc là dập khô thì chủ đầu tư đã chuyển sang dùng công nghệ ướt. Lý giải về việc “tráo” công nghệ, tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn trong ngành thép giải thích trong xử lý cốc để luyện thép, hiện có hai công nghệ phổ biến là luyện cốc khô và xử lý ướt. Công nghệ khô ưu điểm ở chỗ thu hồi nhiệt và ít ô nhiễm môi trường, trong khi công nghệ ướt nhược điểm là nguồn nước thải ra lớn và gây mất nhiệt vv…”
Dù biết nói thẳng, sẽ “đụng chạm” đến cả những vị quan chức mà mình quen biết nhưng là người làm công tác khoa học và nhà báo công dân, khi cầm bút, tôi chỉ có một nguyên tắc là luôn tôn trọng sự thật.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và vị Tổng giám đốc doanh nghiệp thép phát biểu không đúng về thuật ngữ chuyên môn. Làm gì có “luyện cốc khô” vì hiện nay kỹ thuật luyện cốc cơ giới hóa ở các nhà máy trên thế giới về cơ bản giống nhau, chỉ có khác một chút về mặt lựa chọn kiểu lò, tham số công nghệ, bố trí công nghệ, phối ghép máy móc, giải pháp bảo vệ môi trường.
Nếu xét về phương diện nạp than vào lò luyện cốc thì có thể chia ra lò cốc nạp than trên nóc lò nhờ trọng lực và lò cốc nạp than trộn rắn. Nếu xét về mặt nguồn hơi tăng nhiệt cho lò luyện cốc thì có thể chia ra làm loại phun dưới và loại phun bên. Nếu xét về mặt nguồn hơi tăng nhiệt cho lò luyện cốc thì có thể chia ra loại tăng nhiệt lại và loại tăng nhiệt một lần. Nếu xét về mặt hình thức kết cấu đường lửa của lò luyện cốc thì có thể chia ra loại đường lửa kết nối kép và loại đường lửa chia đôi.
Nói về “xử lý ướt” chứng tỏ lỗ hổng về thuật ngữ chuyên môn ngành luyện kim. Theo các tài liệu khoa học, sau khi than mỡ được chưng khô với nhiệt độ cao khoảng 950-1050 độ C, để tạo thành than cốc và khí than tự do, than cốc chín muồi trong buồng than hóa, được dỡ ra truyển tải vào xe tắt cốc, kéo dẫn vào tháp tắt cốc để tiến hành tắt lửa cốc bằng cách phun nước hoặc tắt khô.
Tắt cốc chia làm hai loại là tắt ướt và tắt khô. Nếu áp dụng phương pháp tắt ướt sẽ tiết kiệm được đầu tư, và có thể lợi dụng nước thải sau khi sử lý sinh hóa để tắt cốc. Như vậy, thực hiện được mục tiêu nước thải không xả ra ngoài, nhưng về mặt hiệu quả tận dụng tổng hợp nguồn năng lượng lại tương đối thấp.
Phương pháp tắt khô tỏ ra ưu việt hơn hẳn phương pháp tắt ướt về mặt lợi dụng tổng hợp nguồn năng lượng, cũng như về mặt hiệu quả bảo vệ môi trường, nhưng đầu tư cao hơn. Hiện nay, ở nhà máy gang thép Thái Nguyên áp dụng tắt lửa cốc bằng phương pháp tắt ướt.
Các ĐBQH khẳng định các sai phạm của Formosa là hết sức nghiêm trọng và sẽ có những chất vấn với chính phủ trong phiên họp sắp tới.
Quốc hội sẽ chất vấn về Formosa
Ngày 13/7, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các bộ ngành chuẩn bị nội dung báo cáo tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá mới dự kiến khai mạc ngày 20/7.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường chủ trì chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về tình hình, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục tình trạng cá chết tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế. Các báo cáo trên sẽ được gửi đại biểu Quốc hội nghiên cứu.
Trước vấn đề trên, trao đổi với Đất Việt, ông Dương Trung Quốc – ĐBQH tỉnh Đồng Nai khẳng định đây là việc làm cần thiết vì liên quan trực tiếp đến cuộc sống và quyền lợi của người dân.
Theo ông Quốc, sự cố môi trường mà Formosa gây ra cho các tỉnh miền Trung Việt Nam là một thách thức không hề nhỏ cho Chính phủ vừa được kiện toàn. Việc xử lý và có những biện pháp khắc phục, tạo điều kiện cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung ổn định cuộc sống cũng như trả lời trước quốc hội là thể hiện sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Phóng to |
ĐBQH Dương Trung Quốc khẳng định sẽ chất vấn về vấn đề Formosa tai phiên họp Quốc hội sắp tới |
“Câu chuyện Formosa được trình bày cặn kẽ bao nhiêu thì càng tăng thêm lòng tin của ĐBQH và người dân với chính phủ. Đồng thời qua đó sẽ giúp các cơ quan, ban ngành rút ra những bài học hết sức thấm thía”, ông Quốc nhấn mạnh. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.