Formosa nên chuyển sang… sản xuất tăm!

Tác giả: Lưu Thủy

.KD: Vậy nên, chúng ta trách móc Formosa nhiều quá mà quên mất trách móc chính bản thân mình, quên chất vấn: Các cơ quan chức năng, các quan chức Hà Tĩnh ở đâu khi Formosa gây ra thảm họa? (Lưu Thủy)

Họ đang…. ngậm tăm mà!  😀

———–

Formosa Hà Tĩnh có lẽ không nên sản xuất thép nữa vì ô nhiễm quá, nên chuyển sang sản xuất tăm – để các quan chức tỉnh có cái mà ngậm.

Qua không biết bao nhiêu biến động ở doanh nghiệp Formosa Hà Tĩnh, chỉ thấy quan chức nơi đây “ngậm tăm” rồi im thim thít. Chỉ khi nghe tin được bồi thường 500 triệu đô la thì triển khai lập hội đồng bàn bạc rất nhanh.

Đầu tiên là việc một bộ máy đầy đủ các ban bệ từ tỉnh, huyện, xã với đầy đủ các ngành chuyên môn, đặc biệt là ngạch tài nguyên – môi trường, không biết gì chuyện Formosa xây một đường ống “to đùng” đâm thẳng xuống biển.

Rồi cũng bộ máy khổng lồ ấy cũng không biết gì chuyện xả thải, để đến khi một dải ven biển miền Trung chìm trong thảm họa, người dân kêu gào, báo chí lên tiếng thì chính quyền địa phương… mới biết.

Chỉ có ông Phó chủ tịch tỉnh lại hồn nhiên đăng đàn khuyên dân “yên tâm ăn cá, tắm biển Vũng Áng”.

Sau cú sốc hủy hoại môi trường biển, lại đến sự cố Formosa chôn lấp rác thải trong trang trại ở thượng nguồn sông, gần đập nước. Một lần nữa, phát hiện ra việc này lại là… các phóng viên. Phóng viên sau khi phát hiện vụ việc đã cất công vượt hơn 50km về tận thành phố Hà Tĩnh, gõ cửa cơ quan chức năng để trình báo.

Lúc đó, Hà Tĩnh mới lập đoàn liên ngành vào kiểm tra.

formosa nen chuyen sang san xuat tam

Sau đó, mới lòi thêm ra việc Formosa còn đổ rác thải ở công viên, làm cống xả thải trái phép ra ngoài. Vụ việc này cũng là do người dân phát hiện, trình báo.

Tiếp tục đọc

Không làm được thì cách chức

Tác giả: Trường Sơn (thực hiện)
.
KD: Giấc mơ… Việt!
———–
GS-TS Nguyễn Minh Thuyết nhìn nhận như vậy khi trao đổi với Thanh Niênxoay quanh hiện tượng nhiều cấp, ngành, địa phương trong bộ máy hành chính né tránh giải quyết, đùn đẩy trách nhiệm cho Thủ tướng.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (ảnh), chuyện các bộ, ngành, địa phương đùn đẩy việc cho Thủ tướng thực ra không phải là chuyện mới có gần đây mà đã diễn ra từ hàng chục năm nay rồi.

Không làm được thì cách chức - ảnh 1
       Ảnh: Ngọc Thắng
Nguyên nhân thứ nhất của tình trạng này là cán bộ cấp dưới không đủ năng lực cho nên việc gì cũng phải thỉnh thị cấp trên, mặc dù những việc đó đã được giao vào phạm vi thẩm quyền của mình.  

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt để bức tử sông Hậu?

Tác giả: Cúc Phương

.KD: Có gì đâu. Họ đã quen cái Lệ là “Phạt cho tồn tại”, trong một XH đâu đâu cũng thấy chăng khẩu hiệu “Sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Nói cho chính xác, các doanh nghiệp này họ quá hiểu các nhà…. quản lý môi trường  😦


Nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp khoản tiền phạt hơn là xây dựng là lắp đặt hệ thống xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra sông Hậu.

Nhắc tới những doanh nghiệp không thực hiện xử lý chất thải mà đổ ra môi trường bên dòng sông Hậu, ngoài nhà máy giấy Lee&Man cũng cần nhắc tới chuỗi doanh nghiệp nhỏ cả của Việt Nam lẫn nước ngoài tìm cách để xả nước thải chưa xử lý ra môi trường.

Trao đổi với Đất Việt về vụ việc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Huy Việt – Tây Đô (gọi tắt là Công ty Huy Việt) nhiều năm tìm mọi cách xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, ông Nguyễn Văn Hồng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ khẳng định trước khi được cấp phép đầu tư, doanh nghiệp nào cũng phải được sự xem xét, kiểm duyệt các văn bản tác động môi trường hay hệ thống xử lý nước thải chịu trách nhiệm bởi Sở Tài Nguyên và Môi trường.

Doanh nghiep chap nhan nop phat de buc tu song Hau?

Phóng to

Một hệ thống xả thải trực tiếp ra sông Hậu bị phát hiện. Ảnh: CA TPHCM.

Về phía Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ, Phó Giám đốc Sở, ông Nguyễn Minh Thế nhận định, việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp có xả thải ra môi trường hay không là trách nhiệm của cảnh sát môi trường. Tiếp tục đọc

Việt Nam: Biển Đông – kiện hay đàm?

Tác giả: BBC Tiếng Việt 

Bàn tròn Trực tuyến của BBC và các khách mời thảo luận các phương án giải quyết tranh chấp chủ quyền Việt – Trung trên Biển Đông, hậu phán quyết hôm 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về ‘Đường chín đoạn’, trong đó có việc Việt Nam nên kiện hay đàm phán chủ quyền với Trung Quốc.

————–

Hôm thứ năm, 14/7, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nhà nghiên cứu Việt Nam học và Trung Quốc học từ Đại học Maine, Hoa Kỳ nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC:

“Trước hết đối với (quần đảo) Hoàng Sa, tôi đồng ý rằng là vì Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng và giết người, thì Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và người Việt Nam, nên đem vấn đề này ra trước công lý quốc tế và cũng nên kiện Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa.

“Không thể đàm phán song phương với Trung Quốc.

“Đối với vấn đề (quần đảo) Trường Sa, tôi nghĩ cái gì của nước khác, ở trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, thì mình nên đàm phán với họ.

“Mình không có thể từ khước phán quyết của Tòa Trọng tài kinh tế về vấn đề khẳng định đường đặc quyền kinh tế của các nước ở trong khu vực,” sử gia từ Đại học Maine nói với Bàn tròn.

‘Mật, công khai và kiện’

Từ Đại học George Mason, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà phân tích bang giao quốc tế, bình luận thêm và đồng thời đưa ra ‘tư vấn chiến lược’ với Việt Nam, ông nói:

Tiếp tục đọc

Từ những dự án tỉ đô nhìn lại nợ công

Tác giả: Vũ Quang Việt

.Đây là thời điểm tốt mà theo tôi Chính phủ nên xem xét lại toàn bộ các dự án lớn đã được đầu tư trong thời gian năm năm qua, từ đó rút kinh nghiệm không những về lý do đưa đến sự khác biệt giữa nội dung trong hồ sơ đầu tư và kết quả thực hiện của chủ đầu tư, mà còn về quy trình và nguyên tắc thẩm định dự án, đặc biệt là thẩm định tác động đến môi trường và biện pháp xử lý.

…. Dựa vào số liệu Bộ Tài chính công bố, Ngân hàng Thế giới cho rằng nợ công đã đạt mức 110 tỉ đô la vào cuối năm 2014, bằng 59% GDP. Nhưng đó là chưa kể tới nợ của doanh nghiệp nhà nước mà nợ xấu của họ nhà nước đều phải gánh, theo tôi tính và đã công bố trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, là ngay năm 2013, nợ công tính theo kiểu Việt Nam lên tới 91 tỉ đô la, nhưng tính theo chuẩn quốc tế, thì tổng nợ công đã lên tới 143,6 tỉ đô la, bằng 84% GDP. Như thế, vào năm 2016, nợ công chắc đã vượt quá 100% GDP. Vấn đề không chỉ là nợ công lớn như thế nào mà là tình hình nợ công tăng nhanh, có khả năng đưa đến phá sản nền kinh tế. Trả nợ cũng trở thành mối lo vì nó đã đạt tới 5 tỉ đô la vào năm 2016, bằng 11% dự thu ngân sách (46 tỉ đô la)- Vũ Quang Việt .

——————

 Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa lên được vài tháng đã phải hành động kịp thời, vì tình thế bắt buộc, như tạm dừng dự án Sông Hồng, tìm thủ phạm gây đại họa cá chết và biển nhiễm độc trầm trọng…

Với dự án sông Hồng, chỉ tính toán một cách bình thường cũng thấy là dự án sẽ không có hiệu quả kinh tế. Ảnh: Internet

Đây là thời điểm tốt mà theo tôi Chính phủ nên xem xét lại toàn bộ các dự án lớn đã được đầu tư trong thời gian năm năm qua, từ đó rút kinh nghiệm không những về lý do đưa đến sự khác biệt giữa nội dung trong hồ sơ đầu tư và kết quả thực hiện của chủ đầu tư, mà còn về quy trình và nguyên tắc thẩm định dự án, đặc biệt là thẩm định tác động đến môi trường và biện pháp xử lý.

Đối với các công trình nhà nước thì đặc biệt quan trọng là đánh giá sự khác biệt giữa dự kiến khả năng sinh lợi và hoàn vốn với kết quả; sự khác biệt giữa tổng vốn đầu tư dự kiến và thực hiện. Các nhà khoa học và tổ chức quốc tế có thể giúp xây dựng phương pháp đánh giá và xây dựng chỉ số đánh giá cần thiết.

Ở đây, người viết thử nhìn lại vài dự án đã qua nhưng còn đang nóng và vài dự án sắp tới cần thẩm định. Ở mức độ nào đó chính báo chí đã có đóng góp quan trọng trong việc nêu tên những dự án được điểm danh dưới đây. Tiếp tục đọc