Tổng cục Thủy sản: Làm giả công văn, cấp chứng nhận trái phép hơn 800 sản phẩm

Tác giả: Phương Dung

KD: Không thể hình dung, một cơ quan chức năng của Nhà nước mà làm việc phạm pháp như thế này? Tất cả chỉ là vấn đề… “đầu tiên”

Thật mục nát, thối ruỗng rồi!


Theo một công văn vừa được hé lộ, đoàn xác minh tố cáo thuộc Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) từng có kết luận nội dung làm giả công văn để lưu hành trái phép 140 sản phẩm thức ăn thủy sản, 668 sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản trên thị trường.

 >> Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo xử lý nghiêm sai phạm quản lý phân bón
 >> Sự thật khủng khiếp về những kết quả thử nghiệm phân bón

 

Bỏ 5 triệu đồng để sản phẩm vào danh mục đủ tiêu chuẩn

Theo quy định, các sản phẩm là thức ăn trong nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, trước khi bán ra thị trường phải được Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (gọi tắt Trung tâm) – trực thuộc Tổng cục Thủy sản chấp nhận chất lượng và phải được Tổng cục thủy sản cấp phép cho lưu hành.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc “thưởng” Campuchia 600 triệu USD vì 5 lần ủng hộ chống PCA

Tác giả: Hồng Thủy

.KD: Quốc gia nào cũng phải hành xử vì lợi ích quóc gia đó. Nhưng vì lợi ích QG của mình, bất chấp sự thật lịch sử và làm tổn hại đến chủ quyền độc lập của một dân tộc láng giềng, không hiểu QG đó được nhìn với con mắt ra sao?

.Thân phận nhỏ, nghèo, đành làm “hành khất” với bất cứ điều kiện nào???

—————

Chúng tôi cần tiền, nếu Mỹ cho tiền chúng tôi sẽ nhận. Nếu EU cho tiền, chúng tôi sẽ nhận.

VOA Cambodia ngày 15/7 đưa tin, Trung Quốc đã cung cấp cho Campuchia 3,6 tỉ nhân dân tệ, tương đương gần 600 triệu USD để đổi lấy hỗ trợ của nước này trong việc chống lại phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tuyên bố, Trung Quốc sẽ viện trợ cho Campuchia gần 600 triệu USD để phục vụ công tác bầu cử Quốc hội nước này, cũng như dành cho các dự án giáo dục, y tế.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: The Cambodia Daily.

Thỏa thuận được hoàn tất sau cuộc gặp của ông Hun Sen với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu tại Mông Cổ. Hun Sen đã đề nghị Trung Quốc viện trợ khi gặp ông Cường ở Ulaanbaatar, Mông Cổ tuần qua.

Tiếp tục đọc

Cần trả lại chân lý khoa học cho Kết luận về nguyên nhân cá chết

Tác giả: TS. Nguyễn Đức Thắng

.KD: TS Nguyễn Đức Thắng là bạn của TS Tô Văn Trường vừa gửi cho mình bài viết này với mong muốn đăng trên VietNamNet, vì theo ông “mình viết ở góc độ sao cho người đọc chỉ cần hiểu chút ít Hóa học 8, Toán 6 và có tình yêu đối với môi trường, có thể tự kết luận được đúng sai của các nội dung”.

.Mình đã đọc bài viết của Ts Nguyễn Đức Thắng, theo mình, bài này chắc chắn không đăng được trên báo VietNamNet, và mình cũng đã thấy bài đăng trên trang của anh Ba Sàm

.Nhưng tôn trọng tính thông tin đa chiều, để rộng đường dư luận, chủ Blog xin đăng lên Blog KD/KD để bạn đọc tham khảo.

.Bài viết là quan điểm riêng của tác giả. Và chủ Blog hy vọng nhận được những ý kiến phản biện khác nhau về vấn đề này


Kết luận về nguyên nhân cá chết trong thảm hỏa môi trường lịch sử tại 4 tỉnh duyên hải miền Trung xẩy ra ngảy 6/4/2016, do nước thải của công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) gây ra, đã được công bố chính thức vào ngày 30/6/2016, gồm những ý sau:

1. Do phenol (C6H5-OH), xianua (CN-) là những độc tố mạnh làm chết cá.

2. Do phenol, xianua được kết dính vào hydroxit sắt (Fe(OH)3 ) lắng đọng xuống đáy như một tấm chăn trôi đi xa, các “ổ độc” di động này hút nhả độc tố làm chết cá; phần lớn cá chết là cá sống ở tầng đáy.

3. Do một số mẫu cá chết có hàm lượng xianua từ 0,39 – 40mg/kg và phenol từ 5 – 340mg/kg.

I. Kết luận đã công bố dựa trên cảm tính, suy diễn chủ quan:

Kết luận đã công bố đối kháng với thực tế hiện trường khi sự cố xẩy ra, với một số qui luật tự nhiên, với khái niệm trụ cột của môn độc tố học (toxicology), với thông lệ thế giới giải thích nguyên nhân cá chết hàng loạt. Dưới đây là những phân tích về những ý chính của kết luận liên hệ với những đối kháng này.

1. Về phenol, xianua là những độc tố mạnh

Nguyên nhân làm cá chết cấp tính hàng loạt chia làm 2 loại cụ thể sau:

a) Bị tiếp xúc/phơi nhiễm với độc tố, đến đủ nồng độ gây chết LC50.

b) Bị chết do thiếu oxy. Tiếp tục đọc

Bộ trưởng chỉ tiếp lỗ hổng Formosa: Việt Nam khác thế giới

Tác giả: Mai Nguyên

KD: Không phải chỉ có dự án FMS, mà tất cả các dự án trước đây, khi xảy ra sự cố, xem xét lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đều rất sơ sài, như làm cho có lệ thì đúng hơn.  Nhưng bản chất lại nằm ở chỗ này, theo mình, ý kiến này của ông PGS.TS Phùng Chí Sỹ rất đáng chú ý:

Thế giới coi báo cáo ĐTM là cơ sở để cấp giấy phép đầu tư thì VN lại coi đó là cơ sở để quản lý hoạt động của DN sau này.  Báo cáo đánh giá tác động môi trường được xây dựng trong giai đoạn mới lên ý tưởng chưa hình thành dự án, chưa có gì cụ thể từ khâu thiết kế chi tiết, hay tổ chức đấu thầu, cho tới xây dựng nhà máy, sử dụng thiết bị, công nghệ… tất cả còn mù mờ, chưa rõ ràng là không phù hợp với thực tế.

Một dự án mới hình thành trên ý tưởng, chưa có thiết kế, chưa được cấp phép mà đã bắt phải khái quát toàn bộ quy trình hoạt động, xả thải, bảo vệ môi trường là hoàn toàn không khả thi.  Chính vì báo cáo chung chung là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt những sai phạm khác tại Formosa, từ việc tự ý đổi công nghệ cho tới việc thay đổi thiết kế đường ống xả ngầm…”

Tức là khi đã có báo cáo ĐTM thì OK, và quản lý, giám sát có thể buông tay, mặc cho dự án đó muốn làm gì thì lằm.

————–

Việt Nam khác thế giới

Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà chỉ thẳng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Formosa mang tính chất chung chung quá. Đánh giá như hình thức để qua mắt được để đầu tư. 

Bo truong chi tiep lo hong Formosa: Viet Nam khac the gioi
Ảnh minh họa

PGS.TS Phùng Chí Sỹ – Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường cho biết, việc đó là dễ hiểu. Nguyên nhân theo ông Sỹ là do tư duy, quan điểm và cách nhìn nhận của Việt Nam đang đi ngược với thế giới.

Vị chuyên gia phân tích, theo thông lệ quốc tế, công cụ đánh giá tác động môi trường chính là công cụ dự báo được sử dụng như một cơ sở để các cơ quan quản lý xem xét cấp giấy phép đầu tư. Nói cách khác, đây chính là điều kiện quyết định dự án có được cấp phép hay không. Tiếp tục đọc

“Đừng biến Quốc hội thành cây cảnh!“

Tác giả: Lê Thọ Bình
.
KD: Thật buồn và cũng …. xí hổ. Quốc hội ở các quốc gia văn minh được coi là cơ quan lập pháp, quyền lực cao nhất, lớn nhất. Vậy mà ở nước Việt này, QH có nguy cơ bị coi là cây cảnh. Khó phát triển làm sao!!!
.
Và mặc dù mới đây, hai vị ĐBQH Trịnh Xuân Thanh, và Nguyệt Hường đã không được công nhận tư cách ĐBQH, vậy nhưng nghị trường lại có những kẻ sâu mọt như Võ Kim Cự, ngồi “hoành tráng”, he….he… Nỏ hiểu được tính chất đại biểu cho tiếng nói của dân kiểu gì??? Chả lẽ các vị nói các vị nghe?
————–
 “Năm 1987, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã yêu cầu: “Đừng biến Quốc hội thành cây cảnh”. Gần 30 năm qua, hoạt động Quốc hội (QH) đã có những bước tiến vượt bậc. Nhưng liệu QH đã thực sự thoát khỏi là “cây cảnh” chưa?”. Đó là vấn đề mà chúng tôi đã đặt ra với ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm VPQH.
 
Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm VPQH.Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm VPQH.

 Vai trò của nguyên Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Thưa ông, trong cuộc đời hoạt động QH của mình, điều gì làm ông nhớ nhất?

– Tôi tham gia Quốc hội 4 khóa, từ khóa VIII, năm 1987 đến khóa XI, năm 2007. Trong 20 năm tham gia hoạt động QH có rất nhiều kỷ niệm sâu sắc. Tuy nhiên có 2 sự kiện để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi.

Ấn tượng thứ nhất là việc bầu người đứng đầu Chính phủ. Nhiều người còn nhớ, ngày 18/6/1987, tại kỳ họp thứ nhất, QH khoá VIII bầu đồng chí Phạm Hùng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT). Ngày 10/3/1988, đồng chí Phạm Hùng đột ngột qua đời lúc đang chỉ đạo công tác ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Hội đồng Nhà nước đã họp và quyết định cử Phó Chủ tịch thường trực HĐBT Võ Văn Kiệt làm quyền Chủ tịch HĐBT cho đến khi QH bầu Chủ tịch mới.

Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Quan xã “ăn chịu” và nợ công quốc gia

Tác giả: Kỳ Duyên

.Bởi ở những chương trình, kế hoạch đầu tư công, những dự án lớn, có bao nhiêu kẻ đã và … lăm le “ăn chịu”- nối sợi dây dài cho nợ công quốc gia “bay cao”?

———————-

Khổ vì ăn

Các cụ ngày xưa nói khác cơ. Và cũng chả ngoa. Còn ngày nay, cho nó thực tiễn, – miếng ăn là miếng nợ– cũng chả sai. Nợ tiền và nợ…. tiếng.

Câu chuyện vừa hài vừa bi này xảy ra tại xã Đồng Thái (Ba Vì, Hà Nội) mới đây khiến cư dân mạng xì xào ồn ã, vừa chê trách, vừa đàm tiếu.

Xưa nay, chuyện ăn chịu hàng quán, là chỉ thuộc về những kẻ nghèo khó quá, hoặc không nghèo khó nhưng mất nết, dẫn đến việc hành xử mất cả lòng tự trọng.

Chứ chẳng ai có thể hình dung, việc “ăn chịu” nhà hàng, lại là cả một tập thể- các quan chức xã Đồng Thái. Điều đáng nói, đây lại là một xã nghèo.  

Báo Nông nghiệp Viêt Nam, ngày 11/7 cho biết xã này có hơn 3.100 hộ dân thì có tới hơn 410 hộ nghèo (chiếm 13,1%) và 67 hộ cận nghèo (0,02%). Khi nhận chức danh Chủ tịch xã thì ông tân chủ tịch xã đã phải nhận cả hơn 38 tỷ đồng từ ông chủ tịch cũ (khoản nợ từ 06 tháng đầu năm 2015 trở về trước), chủ yếu là nợ xây dựng cơ bản, xây dựng nông thôn mới….

Nhưng bất ngờ nhất, ngoài con số nợ hơn 38 tỷ đồng, lại còn có cả 3,5 tỷ đồng nợ là tiền các quan chức xã đi ăn uống và “cắm” ở các nhà hàng đóng trên địa bàn xã.

Mà mốt thời thượng ngày nay, đã “trăm phần trăm” là phải có hát hò, Karaoke, nó mới …. sang chảnh.

Nợ công, xã Đồng Thái, Hà Nội, quan chức, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung 

Biên bản bàn giao chức Chủ tịch xã thể hiện phần công nợ của UBND xã Đồng Thái

Ăn, uống, hát hò chưa đủ, các vị còn tổ chức đi “nghiên cứu thực tế” tại các bãi nghỉ mát Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò” (Nghệ An). Nghiên cứu thực tế gì ở các khu nghỉ mát, thì chỉ có trời biết, đất biết,  họ biết.

Xưa có câu miệng ăn núi lở. Nay miệng ăn tiền tỷ cũng… lở.

Tiếp tục đọc