Cựu Ceo FPT Trương Đình Anh đưa cả nhà sang Mỹ sống

Tác giả: Theo Tri thuc tre

.KD: Từng người tài bỏ Quốc gia đi. Như những dòng sông buồn…..

—————

Hôm qua, Chủ tịch một công ty con của FPT đã viết lời chia tay tới cựu tổng giám đốc FPT trên trang cá nhân, cùng lời chúc may mắn và thành công trên đất Mỹ. Thông tin này đã khẳng định việc ông Trương Đình Anh cùng cả nhà sang Mỹ định cư và làm việc lâu dài.

Là người đặt nền móng và xây dựng FPT Telecom, FPT Online, cựu Tổng giám đốc Trương Đình Anh rời FPT từ tháng 9/2012. Sau đó, trên mạng truyền thông, tên của vị này được nhắc đến bên cạnh một startup về thanh toán điện tử được rót vốn đầu tư 28 triệu USD vào đầu năm 2016.

Ngày 23/7, trên trang cá nhân của một người bạn, một nhân viên cũ (hiện giữ chức Chủ tịch một công ty thuộc FPT, nguyên là Phó tướng của cựu CEO FPT) xuất hiện lời chia tay tới ông Trương Đình Anh, cùng câu ví von: “Cá kình phải bơi ra biển lớn”.

CEO FPT, trương đình anh, tổng giám đốc fpt, thành viên hđqt, hội đồng quản trị fpt
 

Trong ngày thứ bẩy, cả gia đình Trương Đình Anh (vợ chồng, cùng 4 con trai) đã bay sang Mỹ. Trước đó, các tin đồn về việc cựu CEO FPT sẽ sống và làm việc dài hạn ở Mỹ đã lan truyền, nhưng ngày 23/7, thông tin này được khẳng định với lời chia tay từ “Phó tướng” trước đây của Trương Đình Anh.

Tiếp tục đọc

Lòng dân không yên’ nếu thiếu dân chủ

Tác giả: BBC Tiếng Việt

. KD: “Vai trò dân chủ rất quan trọng. Trong một gia đình, bố mẹ không tôn trọng con cái thì sau con cái cũng không tôn trọng người khác (BBC Tiếng Việt)

.Các vị có một sai lầm rất cơ bản trong tư duy, luôn con nhân dân như con cái, các bậc lãnh đạo như cha mẹ dân thế này, thì còn lâu mới văn minh và có dân chủ. Bởi dân chủ, với tư duy kiểu này- là sự ban phát chứ không phải là một thể chế văn minh mà XH cần cải cách và cần tiến tới. 

———– 
anh KN
Getty

Tân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 14 vừa lên tiếng về vấn đề dân chủ và cho rằng ‘đất nước thiếu dân chủ thì lòng dân không yên,’ truyền thông của nước này cho biết.

Phát biểu tại buổi họp báo hôm 23/7/2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người chỉ cách nhau vài tháng đã hai lần tuyên thệ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam, được báo chí Việt Nam trích thuật lời nói:

“Vai trò dân chủ rất quan trọng. Trong một gia đình, bố mẹ không tôn trọng con cái thì sau con cái cũng không tôn trọng người khác.

“Một đất nước thiếu dân chủ thì lòng dân không yên”, tân Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nói. Tiếp tục đọc

Ông Vũ Tiến Lộc: ‘Siêu uỷ ban’ không thể quản khối tài sản 130 tỷ USD

Tác giả: Võ Hải- Nguyễn Hoài

.KD: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được thành lập khoảng mươi năm, hoạt động chưa thấy hiệu quả gì, chỉ ngồi đó “thu tô” như lời bà Phạm Chi Lan nói, nay lại có cả Siêu Ủy ban, trùm lên cả SCIC, thì không hiểu sẽ đầu tư ra răng, hay cũng lại chỉ ngồi đó “thu tô”? Với cung cách làm ăn của VN, quy mô càng lớn càng thất bại. Siêu UB chẳng bao hiệu điều gì hay hớm hơn. Ý kiến các chuyên gia nên được lắng nghe và cân nhắc. Đó là nên có thêm vài SCIC để có sự cạnh tranh. 

.Nhưng quan trọng hơn, hệ thống kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan này cũng phải hiệu quả. Chứ ở đâu cũng tìm ra kẽ hở để Tham thì nước Việt này đã quá nát rồi.  😦

————–

Thay vì lập cơ quan hành chính chuyên quản vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất lập các tập đoàn tài chính giữ chức năng đầu tư vốn.

  • Chính phủ sắp lập ‘siêu uỷ ban’ quản khối tài sản 130 tỷ USD

Quan điểm nêu trên được Chủ tịch VCCI – Vũ Tiến Lộc chia sẻ với báo chí bên hành lang quốc hội ngày 22/7.

– Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang dự thảo nghị định với nội dung thành lập một uỷ ban chuyên trách quản lý – giám sát vốn và tài sản Nhà nước. Khối tài sản này đang được định giá khoảng 130 tỷ USD tại 800 doanh nghiệp. Ý kiến của ông về việc này như thế nào?

– Đại hội XII của Đảng đã xác định dứt khoát phải xoá bỏ chế độ các bộ chủ quản doanh nghiệp Nhà nước như hiện nay, định hướng thành lập một cơ quan để quản lý toàn bộ vốn và tài sản Nhà nước. Luật Quản lý vốn và tài sản Nhà nước cũng có quy định.

Việc thành lập cơ quan như vậy để thay thế sự quản lý của các bộ chuyên ngành hiện nay là một chủ trương đúng đắn, cần triển khai sớm trong nhiệm kỳ này. Tôi rất mừng là Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã đưa ra phương án. Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn, không nhất trí phương án thành lập một Uỷ ban hay Bộ chuyên quản doanh nghiệp, do đây vẫn chỉ là những cơ quan quản lý hành chính. Để cho một cơ quan hành chính quản lý vốn và tài sản Nhà nước là không phù hợp.

ong-vu-tien-loc-sieu-uy-ban-khong-the-quan-khoi-tai-san-130-ty-usd

Hiện các doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ khối lượng vốn, tài sản khổng lồ. Ảnh: VIR

– Vậy ông có đề xuất nào khác?

Tiếp tục đọc