Thiếu tướng Lê Kiên Trung: “Tôi không bao giờ né tránh khi nói về cha mình”

Tác giả: Tô Lan Hương (thực hiện)
.
KD: Cô bạn đồng nghiệp trẻ và xinh đẹp gửi cho mình bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀
———— 
 

Là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, nên khi nhận lời trò chuyện với Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng về Tổng Bí thư Lê Duẩn nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông, tôi đã nghĩ Tướng Lê Kiên Trung khó mà thẳng thắn, sòng phẳng với những câu hỏi mà tôi sẽ hỏi anh. Nhưng sau buổi trò chuyện 2 tiếng đồng hồ, tôi biết mình đã vội vàng khi dự đoán thế!

Cha tôi quyết đoán, nhưng không bất chấp

 – Nhà báo Tô Lan Hương: Thưa Thiếu tướng Lê Kiên Trung, khác với nhiều người thân trong gia đình mình, anh hầu như chưa từng xuất hiện trên báo chí và chia sẻ những câu chuyện về Tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn?

– Thiếu tướng Lê Kiên Trung: Thực ra tôi đã từng viết một bài trên Báo An ninh thế giới nhiều năm trước với những câu chuyện của tôi về cha. Nhưng đặc thù công việc khiến tôi không phải lúc nào cũng thấy mình nên xuất hiện trên mặt báo để chia sẻ những suy nghĩ trong lòng.

– Thế thì, khi nhận lời trò chuyện với Chuyên đề ANTG Giữa tháng – Cuối tháng chúng tôi, với cương vị mà anh đang nắm giữ, anh có ngại ngần nếu tôi hỏi anh những câu hỏi mà bao năm qua, nhiều người vẫn cho là nhạy cảm, về TBT Lê Duẩn?

– Bạn hãy cho tôi một lý do để một người con phải ngại ngần, né tránh khi nói về cha mình?! Đặc biệt, một con người của dân tộc, của nhân dân, hết đời cống hiến hy sinh vì sự nghiệp của đất nước.

– Vậy thì, tôi muốn bắt đầu với một điều giản dị. Có phải khi còn bé, anh là người con được gần gũi với TBT Lê Duẩn và được ông thương yêu, cưng chiều nhiều nhất? Ký ức của anh về người cha chính khách có gì khác với ký ức của những đứa con bình thường?

Tiếp tục đọc

Suy ngẫm của Lê Thanh Dũng

KD: Blog KD/KD vừa nhận được tác phẩm Suy ngẫm của Lê Thanh Dũng. Lê Thanh Dũng là đồng tác giả với đạo diễn Trần Văn Thủy trong cuốn sách “Chuyện tử tế” nổi tiếng. Nay ông lại có cuốn Suy ngẫm. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc.


Lời giới thiệu của GS. TSKH Chu Hảo:

anh Sach LTDTrên tay các bạn là cuốn sách rất mỏng, rất nhẹ; nhưng đối với những người không thờ ơ trước những trải nghiệm sâu lắng của đời mình thì giá trị tinh thần của nó có thể là dày và nặng…

Đây là tập hợp những suy ngẫm được chắt lọc trong suốt cuộc đời của tác giả về những khái niệm phổ quát của nhân loại (Đạo đức, Hạnh phúc, Tình yêu, Thời gian…) và trước những cảnh vật, thái độ, hành động… tưởng chừng rất giản đơn, thường nhật, nhưng đều đụng chạm đến cỗi rễ của cõi nhân sinh (Giọt sương, Kiêu ngạo, Phanh…)

64 đoạn tản văn ngắn mà tác giả nói là nhng mnh tư duy, nghĩ đâu viết đó, chng dám thuyết phc ai hàm chứa những thông

điệp hết sức cần thiết trong thời buổi mà niềm tin và văn hóa-đạo đức đang bị xâm thực, băng hoại này: Hãy làm người tử tế và Hãy cẩn trọng với tư duy.

Hẳn các bạn còn nhớ Lời bình trong bộ phim bất hủ Chuyn t tế của Trần Văn Thủy (người bạn tri âm chung của Lê Thanh Dũng và tôi) có đoạn thế này: T tế có trong mi con người, mi nhà, mi dòng h, mi dân tc. Hãy bn b đánh thc nó, đặt nó lên bàn th t tiên hay trên L đài ca Quc gia. Bi thiếu nó, mt cng đồng dù có nhng n lc tt bc và chí hướng cao xa đến my thì cũng ch là nhng điu v vn. Hãy hướng con tr và c người ln đầu tiên vào vic hc làm người người t tế, trước khi mong mun và chăn dt h tr thành nhng người có quyn hành, gii giang hoc siêu phàm.

Tiếp tục đọc

Đôi bạn tiến sĩ chế máy chữa vết thương không cần kháng sinh

Tác giả: Lê Văn

.KD: Điều đặc biệt chiếc máy phát tia plasma do Tùng và Thế Anh chế tạo không chỉ là sản phẩm “made in Việt Nam” nhưng mang đẳng cấp thế giới về công nghệ mà còn ở chỗ, việc ứng dụng công nghệ plasma trong điều trị y tế đặc biệt là diệt khuẩn và chữa lành các vết thương mà không cần tới kháng sinh là một hướng đi quan trọng trong bối cảnh “nạn” kháng thuốc kháng sinh đang làn tràn hiện nay. (Lê Văn)

.Thật tuyệt vời. Chúc mừng những chế tạo đầy ý nghĩa của hai nhà khoa học trẻ, cũng là đôi bạn thân.

———-

– Những tính cách trái ngược đôi khi lại là sự bổ trợ hoàn hảo cho nhau và cho ra những kết quả vượt xa mọi sự tưởng tượng.

Chúng tôi gặp TS. Đỗ Hoàng Tùng và TS. Nguyễn Thế Anh tại căn phòng ở tầng 6 của Viện Vật lí, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam – địa chỉ của Phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma.

Căn phòng chỉ rộng chừng 20 mét vuông với đủ các loại thiết bị, chai lọ thí nghiệm mà cảm giác của người đi vào là chỉ cần một chút bất cẩn có thể làm đổ vỡ mọi thứ.

tiến sĩ Việt, khoa học công nghệ Việt Nam, máy phát tia plasma lạnh
TS Đỗ Hoàng Tùng (phải) và TS Nguyễn Thế Anh bên cạnh chiếc máy PlasmaMed do chính 2 anh chế tạo. (Ảnh: Lê Văn).

Thế nhưng đây là nơi làm việc của 8 con người thuộc biên chế của phòng thí nghiệm này, cũng là nơi Tùng và Thế Anh mày mò từ những ngày đầu tiên để chế tạo chiếc máy phát tia plasma lạnh giúp diệt khuẩn bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc, chữa lành vết thương mà không cần sử dụng tới kháng sinh

Tiếp tục đọc

Thủ tướng: “Phải làm sao để con cháu nông dân, người nghèo có cơ hội làm lãnh đạo”

Tác giả: An Ngọc (theo Trí thức trẻ)

KD: Con cháu nông dân, người nghèo chuẩn bị mừng rơn nhá!

Nhưng nói thật, phát ngôn này không chuẩn- lẽ ra phải là “Phải làm sao để người tài đức, dù là con nông dân, người nghèo có cơ hội lãnh đạo”

Chứ con người nghèo, nông dưn trong sạch đến 03 đời như trước đây các bác đã từng quan niệm và nâng đỡ, nhưng dốt nát, thiển cận, chỉ có phá thôi ạ 😀


Thủ tướng: "Phải làm sao để con cháu nông dân, người nghèo có cơ hội làm lãnh đạo"

Cố gắng rút ngắn khoảng cách với thế giới, sử dụng có trách nhiệm từng đồng thuế của dân và chăm lo cho thế hệ trẻ, người đứng đầu Chính phủ đã đưa ra một thông điệp xây dựng Chính phủ liêm chính, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật.

Với trên 98% phiếu bầu, ông Nguyễn Xuân Phúc đã tái cử Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2020. Trong bài phát biểu nhậm chức, gửi lời cảm ơn trước Quốc hội, Thủ tướng cho rằng đất nước đang đứng trước nhiều vận hội, nhưng cũng có không ít thách thức, nên việc phát huy nội lực và tăng cường sự ủng hộ thế giới là cần thiết.

Theo Thủ tướng, hiện Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới về dân số, song quy mô nền kinh tế chỉ đứng thứ 48 và GDP đầu người xếp thứ 133. Do đó, Thủ tướng cho rằng cần phải cố gắng để rút ngắn khoảng cách với thế giới, phát triển nhanh là yêu cầu cấp bách để đối phó với nguy cơ “chưa giàu đã già”, khi giai đoạn dân số vàng sẽ chấm dứt trong khoảng 10 năm tới.

Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Sự “hỗn hào” và ngôi nhà… tai tiếng

Tác giả: Kỳ Duyên

Cái khó, hình như nước Việt chê con dao này không… phù hợp?

—————–

Vụ việc cá chết ở Vũng Áng, biển miền Trung bị bức tử vẫn chưa thể hạ nhiệt, bởi dư luận xã hội vẫn chưa biết các “chương, hồi” diễn biến tiếp ra sao? Thì mới đây, lại sôi lên vụ việc phá rừng ở Quảng Nam, khiến người đứng đầu Chính phủ, sau khi nhận được báo cáo của ông Chủ tịch tỉnh này, phải gấp rút chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.       Lâm tặc là ai?

Đó là, từ phát hiện của người dân xã La Dêê (huyện Nam Giang- Quảng Nam), cơ quan chức năng vào cuộc, phát hiện 280 phách gỗ pơ mu (28 khối) đã được cưa xẻ theo quy cách, giấu cách Trạm Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc (thuộc Đồn Biên phòng La Dêê) khoảng 500 m. Cơ quan chức năng sau đó phát hiện hơn 60 cây pơ mu trăm tuổi tại tiểu khu 351 thuộc rừng phòng hộ Nam Sông Bung bị chặt hạ. Mở rộng điều tra, còn tìm ra hàng trăm phách gỗ nằm sát và trong khuôn viên trạm biên phòng, hải quan.

Điều đáng nói, đây là khu vực được lực lượng biên phòng kiểm soát nghiêm ngặt. Vậy mà một khối lượng gỗ quý ngang nhiên và… tự tin nằm chềnh ềnh giữa thanh thiên bạch nhật.

Ngồi nhà, Đắk Lắk, Quảng Nam, rừng, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dungpơmu,
Ít nhất 60 cây pơ mu ở khu vực do biên phòng quản lý bị chặt hạ. Ảnh: Tiến Hùng. Ảnh VnExpress.

Tiếp tục đọc

Những thách thức cho tân Thủ tướng VN

KD: Quả là một nhiệm kỳ đầy khó khăn, kế thừa một “di sản” của nhiệm kỳ cũ đầy…. hậu họa: Formosa, Vinashin, rồi nay mai là Bauxite…, trong khi nợ công, nợ xấu, tham nhũng, lợi ích nhóm, văn hóa- đạo lý XH xuống cấp thì lại đang phát đạt, ăn nên làm ra hơn lúc nào hết
————– 
 Image copyright AFP

Ngày 7/4/2016 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội khóa 13.

Ngày 26/7/2016, ông lần nữa tuyên thệ trước Quốc hội khóa 14.

Tân chính phủ của Việt Nam tiếp nhận di sản đầy khó khăn về chính trị, kinh tế và xã hội từ các nhiệm kỳ trước để lại.

Giai đoạn nhiều khó khăn

Kinh tế Việt Nam hiện nay tuy tăng trưởng nhưng chưa vững chắc với những yếu kém nội tại, với thâm hụt tài khóa so với GDP ở mức cao trong thời gian dài, tình trạng nợ công tăng nhanh trong khi dự trữ ngoại tệ thấp và đang có xu thế giảm, đầu tư công kém hiệu quả, dàn trải với nhiều dự án hàng nghìn tỷ đồng dở dang, bỏ hoang, tình trạng nợ xấu của các ngân hàng chưa được cải thiện, doanh nghiệp nhà nước vẫn quá nhiều và kém hiệu quả, khu vực tư nhân trong nước thì yếu và gặp nhiều trở ngại… Tiếp tục đọc

Formosa không đáng được tồn tại 70 năm trên lãnh thổ Việt Nam”

Tác giả: Quang Phong

“Formosa chỉ là một dự án “lớn” về ô nhiễm, chứ hoàn toàn không phải là một dự án lớn về lợi ích mang lại cho Hà Tĩnh. Do vậy, Formosa không đáng được tồn tại lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam tới 70 năm”- Ts Nguyễn Thành Sơn

———–
 >> Cho Formosa thuê đất 70 năm: Ông Võ Kim Cự có trách nhiệm gì?
 >> “Cần trả lời thoả đáng, dự án Formosa có xứng đáng tồn tại không?”

Đó là ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), về dự án Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Chia sẻ với phòng viên Dân trí, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho biết, từ khi thành lập đến nay, tập đoàn Formosa – công ty “mẹ” của Cty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh không phải là doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm về gang thép. Vậy tại sao Formosa lại bỗng nhiên lao vào lĩnh vực gang thép vốn không phải thế mạnh của mình và lại lao vào ngay khi thị trường thép thế giới bắt đầu xuống dốc, đó là những câu hỏi mà Tiến sĩ Sơn băn khoăn.

Ông Nguyễn Thành Sơn cho rằng, Formosa không đáng được cấp phép đầu tư 70 năm tại Việt Nam
Ông Nguyễn Thành Sơn cho rằng, Formosa không đáng được cấp phép đầu tư 70 năm tại Việt Nam

Tiếp tục đọc