Những nguy cơ “chưa lường hết” từ dự án Formosa

Tác giả: Nguyễn Thành Sơn (Chuyên gia tư vấn độc lập-  New Technology Solutions)

.KD: Đây chỉ là một dự án “lớn” về ô nhiễm, chứ hoàn toàn không phải là một dự án “lớn” về lợi ích mang lại cho Hà Tĩnh, và càng không phải là một dự án đáng được tồn tại lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam tới 70 năm. (Nguyễn Thành Sơn)

.Ts Nguyễn Thành Sơn vừa gửi cho Blog KD/KD bài viết này, phản biện và vạch rõ những nguy cơ chưa lường hết từ dự án Formosa. Xin đăng bài viết để bạn đọc chia sẻ.

Cảm ơn anh Nguyễn Thành Sơn


Đặt vấn đề

Về phía cơ quan quản lý: UBND tỉnh Hà Tĩnh đã được Formosa mời đi khảo sát, và đã chứng kiến Formosa chỉ là một tập đoàn mạnh về nhựa, nhưng vẫn ưu tiên để Formosa triển khai đại dự án mang tính tổng hợp đa ngành (luyện coke, luyện gang, nấu thép, phát điện, dịch vụcảng biển) lớn nhất trong lịch sử đầu tư nước ngoài tại VN. Đây là việc làm vô trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Lý do tại sao thì chỉ có những người trong cuộc như Võ Kim Cự mới trả lời được. Gần đây, trên VTV1, ông Võ Kim Cự đã chối tội là: “không lường hết được”. Dư luận có quyền đặt câu hỏi: một cán bộ cao cấp, chắc cũng được bổ nhiệm đúng quy trình, đã được luân chuyển tới nhiều vị trí công tác như ông Cự lại không “lường” được tác hại của việc “rước voi về dầy mả tổ” như vậy?. Tại sao một đại biểu quốc hội như ông Cự lại cố tình không chấp hành luật về đất đai?.

Trong ngành khai khoáng và ở Hà Tĩnh, ai cũng biết, trước khi được bổ nhiệm làm lãnh đạo tỉnh, ông Võ Kim Cự đã có “thành tích” nổi bật là làm cho ngành khai thác titan ở Hà Tĩnh trở thành con số 0. Ngoài titan, ở Hà Tĩnh còn lại một nguồn tài nguyên khoáng sản đáng kể khác là mỏ sắt Thạch Khê. Sau khi được bổ nhiệm, chính ông Võ Kim Cự đã “rước” về một dự án gang-thép khổng lồ (“voi”), nhưng quặng sắt lại “chủ yếu được nhập khẩu từ thị trường quốc tế trước hết là Úc, Ấn Độ, Brazin…” về để dùng (tr.20 của Báo cáo đầu tư). Sai lầm này đang chính thức “khai tử” mỏ sắt Thạch Khê vừa mới được triển khai- niềm hy vọng cuối cùng của ngành thép VN. Tiếp tục đọc

Vụ việc ông Vũ Huy Hoàng: Không ai có thể “hạ cánh” an toàn nếu vi phạm pháp luật

Tác giả: Đình Khương- Bùi Phú
 .
KD: Đố các bác có thể làm điều này một cách thực chất, chứ không nên chỉ nói cho sướng tai nhân dân. Dân bây giờ không dễ bị mị như trước đâu ạ. Và đó là điều đáng mừng!
 .
Cũng khổ cho báo chí. Phỏng vấn chủ đề này thì hỏi các bác đương chức khó như hái sao trên trời. Nên đành hỏi các bác cựu, các bác nguyên. Khổ thế!
————-
 “Trong thời gian trước đây có nhiều vụ việc, tuy người gây ra đã về hưu rồi, nhưng vẫn được xem xét, xử lý. Vì vậy, những cán bộ như ông Vũ Huy Hoàng liệu có “hạ cánh” an toàn không? Theo tôi, không ai có thể “hạ cánh” an toàn, nếu vi phạm pháp luật”- ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng chia sẻ.
.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
 .
Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư là cần làm sáng tỏ vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng và ông Trịnh Xuân Thanh thì đến nay đang ngày càng cho thấy “có nhóm lợi ích” trong công tác bổ nhiệm cán bộ. Tuy nhiên, khi mới có chỉ đạo về vụ việc này, cả ông Vũ Huy Hoàng lẫn lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đều cho rằng đây là việc làm “đúng quy trình”. Là người làm công tác kiểm tra lâu năm, theo ông đây có phải là kẽ hở trong công tác tổ chức của chúng ta không?

– Trước tiên, chúng ta phải hiểu quy trình là gì? Quy trình là các công đoạn thực hiện một quá trình chế tạo ra một sản phẩm. Nó cũng là các bước thực hiện để đạt tới một kết quả. Để có một cán bộ tốt cho một đơn vị, hay đơn giản, để chọn một cán bộ thì phải qua nhiều khâu: khâu xem xét, tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm. Đấy là quy trình.

Tiếp tục đọc

Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch: Về ký sự Syria và các câu chuyện liên quan

Tác giả: FB Thạch Nguyễn

.KD: Một ký sự chiến tranh hay một kiểu “diễn” để đánh bóng tên tuổi? Chắc những bạn trong cuộc biết rõ nhất, vì động cơ là thứ khó nắm bắt. Nhưng động cơ cũng rất có thể bị “tóm” không thương tiếc thông qua hàng loạt dữ kiện hình ảnh

Theo mình, Lê Bình nên có sự sòng phẳng với dư luận. Cái nào hay hãy bảo vệ, cái nào dở, cần xin lỗi, thành thật rút kinh nghiêm. Và nói rộng ra, sự bẽ bàng của vụ việc này một lần nữa cho làng báo nói chung, cho mỗi nhà báo nói riêng một bài học không chỉ về nghiệp vụ làm báo cần chuyên nghiệp, mà quan trọng hơn, chúng ta làm nghề vì cái gì?

Tên tuổi, tài năng thì nhà báo nào cũng rất khao khát cần khẳng định, nhưng chắc chắn nó chỉ có thể đứng vững nếu thật sự có tâm, có trí huệ

———-

Buồn cười nữa, trên mạng đã nhanh chóng “phổ” bài hát “Tiểu đoàn Ba Lê Bây”. Xin copy về để bạn đọc nhẹ đầu vì cười: 

” Ai đã từng đi qua Đa mát Xi ri

Đa mát Xi ri bom gào lửa cháy

Ai đã từng nghe tiếng Chương trình (tiếng Chương trình của chị Lê Bây)

Buổi xuất quần Chương trình năm ấy cả Chương trình thề dưới sao vàng người kịch sĩ tiếc gì máu rơi

Buổi xuất quần Chương trình năm ấy nguyện một lòng làm phim lăng nhăng

Lê Bây ôi chị Lê Bây

Chương trình Lê Bây kể từ ngày ấy nói gì sai nấy

Chương trình Lê Bây điên khùng biết mấy

Với định kiến trong lòng tiến lên lòng tham chẳng nao

Tiếng Chương trình khiến Tổng thống Assad oai hùng sợ hãi vang lừng danh tiếng Chương trình Lê Bây.

Lê Bây, Lê Bầy, Lê Bậy….”

—————

anh ĐS

Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch trả lời phỏng vấn Tehran Times. Nguồn: Tehran Times.

Quả là nhiều người quan tâm đến ký sự Syria của Lê Bình và với tư cách là một người có ít nhiều liên quan nên tôi thấy cần viết rõ để rộng đường dư luận, và hy vọng có thể kết thúc câu chuyện ở đây để chuyển sang chuyện khác, hay hơn, thú vị hơn.

– Đối với tôi đây là một tác phẩm báo chí kém. Bản thân tôi cố gắng vượt qua định kiến để xem cũng chỉ xem được 1-2 phút (nói 1/2 phút ở đâu đó thì có thể là hơi quá, nhưng bản chất không thay đổi). Tác phẩm báo chí phải có thông tin. Ở đây tôi chỉ thấy những lời cảm thán “khủng khiếp quá” (đại loại vậy) nên nếu nói là kịch và diễn viên dở (vì tôi thấy giọng chị LB trong ký sự không phải… dễ nghe) thì cũng không phải không có lý. Tất nhiên có nên nhận xét thế không lại là chuyện khác. 

Tiếp tục đọc

Loạt bài về sự lừa đảo của VTV và PV Lê Bình

Tác giả: Theo FB Mạc Văn Trang

.KD: Vụ việc này ồn ào trên các trang mạng XH từ nhiều ngày nay.  Lúc đầu mình né tránh, vì quả thật, các bạn VTV cũng là nhà báo (hình). Nhưng có vẻ như ngày càng ồn ào, vì vụ việc này ngày càng vỡ ra một sự thật khác khó chấp nhận trong nghề.

.Sự thật đó là gì? Nếu FB của Luật sư Luân Lê là nói thật, thì đó là sự dối trá nguy hiểm.

.Sự thật đó còn là nhận thức của nhà báo về một cuộc chiến khá mơ hồ, vậy mà lại tốn tiền bạc đi vào cuộc chiến với tất cả sự thiếu chuyên nghiệp của hoạt động nghiệp vụ ở đất nước đang có chiến tranh.

.Chính mình khi đọc, cũng không hiểu nổi, các bạn đi vào cuộc chiến này với mục đích gì? Quảng bá cái gì?

.Trong nghề báo, đừng nghĩ là văn hay chữ tốt, hay ăn mặc đẹp đã có thể “thuyết phục” được bạn đọc, nếu thật sự không có cái tâm, không có trí tuệ. Ở vụ việc này, cái tâm hình như chưa thấy mà cái trí cũng ở dạng “vô minh” như ngôn từ hay dùng của cựu chuyên gia ngoại giao Nguyễn Quang Dy.

.Xin đưa một loạt ý kiến về vụ việc này để bạn đọc chia sẻ


anh LB

DỐI TRÁ

FB Luân Lê

———-

VTV đã lấy tiền thuế của dân và đưa cô Lê Bình sang tận Syria để làm một bộ phim tài liệu với tên gọi: Ký sự Syria, Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến.

Thật không may, đến nay người ta đã tìm ra được một bộ phim tài liệu được thực hiện từ tháng 08/2014 bởi các phóng viên người Nga, và điều đặc biệt là nó giống gần như tất tần tật các nội dung, phân đoạn, hoạt cảnh, lời dẫn với ký sự mà cô Lê Bình đã ba lần hút chết mới dựng lên được.

Khi sự dối trá đã trở thành một thói quen và là sự thật hiển nhiên trong lòng một xã hội, người ta sẽ không còn niềm tin vào bất kể thứ gì người ta nhìn thấy hay nghe được nữa. Tiếp tục đọc