Lộ diện “ông lớn quyền lực” bảo kê cho nhiều bê bối ở Việt Nam

Tác giả: Bùi Hải

.Khi có chuyện lình xình, người ta không khoe “bố làm to” nữa mà gọi ngay tên ông lớn quyền lực “Đúng Quy Trình” để bảo kê cho tội lỗi.

..Lộ diện "ông lớn quyền lực" bảo kê cho nhiều bê bối ở Việt Nam

Cái thời mà người dính bê bối úp úp mở mở về “một ông anh” có vẻ đã qua rồi. Rất nhiều quan chức dính chàm gần đây đã gọi thẳng tên một ông lớn đầy quyền lực.

 Ông lớn ấy mang họ Đúng, tên Quy Trình. Mr. Đúng Quy Trình.

Gần đây đã có một sự dịch chuyển rất thú vị về mặt hiện tượng. Ngày trước, khi muốn tăng sức nặng của tên tuổi, người ta hay khoe: “Nhà mặt phố, bố làm to”.

Bây giờ, những người có số má lại muốn những dinh thự mặt phố nguy nga của mình trở nên vô hình vô ảnh trên báo chí và mạng xã hội.

Lộ diện ông lớn quyền lực bảo kê cho nhiều bê bối ở Việt Nam - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

>>> Xem thêm những bài viết cùng tác gải Tại Đây

Tiếp tục đọc

Clinton nhận đề cử ứng viên TT: ‘Nước Mỹ không sợ hãi’

Tác giả: Minh Anh

.KD: Nước Mỹ thật tuyệt vời, và bà Hillary Clinton cũng thật tuyệt vời. Một gia đình hiếm có của nước Mỹ và của nhân loại

Quan trọng hơn nữa, sự cạnh tranh giưã hai đảng là cách kiểm soát quyền lực tốt nhất. Đảng anh quá kém thì đảng khác phải có quyền nắm quyền lực, vì đất nước.

———-

Bài phát biểu nhận đề cử tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton là sự kiện được trông đợi nhất trong 4 ngày đại hội của đảng Dân chủ.

Hillary Clinton trở thành nữ ứng viên tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: AFP
Hillary Clinton trở thành nữ ứng viên tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: AFP

“Chúng ta nhìn rất rõ đất nước đang đối mặt với gì,” bà Clinton phát biểu trong diễn văn chính thức nhận đề cử của đảng Dân chủ. “Nhưng chúng ta không sợ hãi, chúng ta sẽ đối mặt với thử thách – như mọi khi.” 

Thông điệp của bà Clinton muốn đối lập với bức tranh u ám, đen tối và chia rẽ mà đối thủ Donald Trump đưa ra cách đây một tuần tại đại hội đảng Cộng hoà. Sự đối lập trong thông điệp giữa bà và Trump là sợi dây xuyên suốt trong bài phát biểu. 

Tiếp tục đọc

Bộ Tài- Môi “sờ đít voi” Formosa

Tác giả: Ts Nguyễn Thành Sơn

.KD: Cái cần phải yêu cầu (lẽ ra khi phê duyệt ĐTM) là buộc Formosa phải có giải pháp xử lý các loại chất thải (rắn, lỏng, khí) trước khi thải ra bên ngoài. Trong đó, chất thải nguy hại nhất cần xử lý, đối với lò luyện coke là chất thải lỏng (nhựa than). Chất thải này có thể dùng để điều chế ra được thuốc nổ, sơn các loại v.v.. Còn nếu Formosa không chế thuốc nổ hay sơn thì phải đóng vào thùng sắt (thùng phi) để chôn cất một cách nghiêm ngặt, phải được thống kê xuất-nhập giống như đối với chất thải phóng xạ. Chứ không phải là để cho Formosa ký hợp đồng xử lý với mấy công ty “môi trường” của VN rồi họ mang ra chôn cất hay đổ bừa ra ngoài môi trường như vừa qua. Ở VN không có công nghệ xử lý chất lỏng (nhựa than) thải ra từ lò luyện coke này.

.Tôi cũng không loại trừ các công ty môi trường phía VN là những “sân sau” của những người có trách nhiệm ở Hà Tĩnh.

.Ts Nguyễn Thành Sơn có một bài ngắn viết về chủ đề FMS, mới thấy hết cái cung cách quản lý tùy tiện, quản mà thả nổi của ngành Tài- Môi (cách gọi vắn tắt trên mạng XH). Thậm chí cách làm việc thế này đã bị báo Petrotimes gọi đích danh là Việt gian. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀


rac-formosa_sgex

Chất thải từ dự án Formosa Hà Tĩnh đổ vào bãi rác thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) màu đen, lỏng, bốc mùi hôi thối. (Nguồn: Webtrertho.com)

Có một phóng viên gọi điện hỏi về việc Bộ TNMT yêu cầu Formosa phải sử dụng phương pháp “khô” để làm nguội coke. Câu trả lời của tôi là: “chưa thuộc bài”, “giáo điều”, và “nghe lỏm”.

Phương pháp “ướt” chỉ được coi là nguy hại đối với chất thải từ lò luyện alumina vì “ướt” đồng nghĩa với việc phải thải cả NaOH ra ngoài. Còn “ướt” đối với lò luyện coke là người ta dùng H2O để làm nguội sản phẩm coke, mức độ nguy hại khác nhau. Đôi khi, nếu biết tận dụng, việc dùng nước để làm nguội coke còn có thể có lợi (nếu lắp thêm bộ trao đổi nhiệt, thì có thể còn phát được thêm điện bằng tuabin hơi, còn giỏi thì có thể phát điện bằng tuabin khí).

Việc áp dụng thải “khô” cho lò luyện coke đòi hỏi chi phí cao. Nên nhiều nhà máy coke áp dụng phương pháp “nửa khô, nửa ướt”. Ít khi dùng “khô” hoàn toàn, vì ảnh hưởng đến năng suất của lò coke.

Còn đối với xỉ thải ra từ lò coke thì không quan trọng (gióng như xỉ của các nhà máy nhiệt điện thôi).

Cái cần phải yêu cầu (lẽ ra khi phê duyệt ĐTM) là buộc Formosa phải có giải pháp xử lý các loại chất thải (rắn, lỏng, khí) trước khi thải ra bên ngoài. Tiếp tục đọc

Kiến nghị QH ‘bãi nhiệm’ ông Võ Kim Cự

Tác giả: BBC Tiếng Việt

Khi BBC hỏi về việc bãi nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội, ông Nguyễn Minh Thuyết nói ông nghĩ trách nhiệm trong vụ Formosa “không phải là của mình ông Cự”.

“Nếu bây giờ dứt một mình ông Cự ra xử lý thì chỉ là một người thôi. Phải có một sự điều tra đánh giá tương đối toàn diện về tất cả tổ chức, cá nhân trong cái vụ việc mà đưa công ty Formosa vào Việt Nam với những ưu ái quá đáng, với sự lơi lỏng trong đánh giá tác động môi trường, với lơi lỏng trong giám sát môi trường và các sai phạm khác, khi đó mình mới có thể xem xét toàn diện.

……   Ông Trịnh Anh Tuấn nói: “Trong một thể chế như ở Việt Nam, việc lôi một cá nhân ra buộc họ phải chịu trách nhiệm đã rất khó. Huống chi là lôi cả một tập thể mà tập thể này có vai trò và quyền lực rất lớn như vậy.

“Chúng tôi kỳ vọng ông Cự nếu bị xử lý thì sau này trở đi thì những người có nắm giữ những quyền và con dấu thì họ không thể có cách nào để miễn trừ trách nhiệm để đổ vấy cho tập thể được.

———–  

Một nhóm hoạt động vì môi trường tại Hà Nội gửi thư kiến nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội với ông Võ Kim Cự, nguyên bí thư tỉnh Hà Tĩnh.

Bản kiến nghị của nhóm Green Trees có đoạn viết:” Chúng tôi nhận thấy ông Võ Kim Cự với những sai phạm của mình không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân và không thể làm đại biểu Quốc hội – người đại diện cho nhân dân.

Green Trees là tổ chức trước đây có tên là Nhóm Vì một Hà Nội Xanh, từng vận động bảo vệ 6.700 cây xanh ở Hà Nội.

Một số đại diện của nhóm ký tên gửi kiến nghị có nhà báo/nhà hoạt động Phạm Thị Đoan Trang, nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà, ông Trịnh Anh Tuấn. Tiếp tục đọc

Thế lực người Trung Quốc trên đất Việt Nam

Tác giả: Đào Trinh Nhất (theo TTXVH)

.KD: Bài này giới thiệu cuốn sách của tác giả Đào Trinh Nhất bàn về một chủ đề lớn, là tư liệu quý. Xin được copy để làm tư liệu và bạn đọc quan tâm tham khảo và chia sẻ 

.Xin trích Bách khoa toàn thư Bách khoa toàn thư mở Wikipedia giới thiệu về tác giả:

.Đào Trinh Nhất (19001951), tự Quán Chi, là nhà nhà văn, nhà báo Việt Nam giữa thế kỷ 20. Khi viết văn, viết báo, ông ký nhiều bút hiệu: Nam Chúc, Viên Nạp, Hậu Đình, Tinh Vệ, Bất Nghị, Vô Nhị, Hồng Phong, Anh Đào, XYZ…. Ông được người trong giới cầm bút đánh giá là người có cách làm việc nghiêm túc, thận trọng và là người đã biết dùng ngòi bút nghệ thuật làm sống lại nhiều tư liệu đã mai một trong lịch sử cận đại Việt Nam[1] 

———

anh ĐTN

Ảnh: internet

Cộng đồng sách Omega: Quyển này phát hành năm 1924 đã bị người Tàu tìm mua tất cả đem đi thiêu huỷ, do đó sách không có bao nhiêu ngoài thị trường sách. Vì viết ra quyển này nên tác giả Đào Trinh Nhất bị người Tàu âm mưu hãm hại vu khống ông với các tội danh nhưng nhờ quan toà người Pháp công minh, đồng bào của ông bênh vực nên ông thoát nạn. Đặt vào trường hợp ngày nay khi Việt Nam đang bị bủa vậy trước nhiều thủ đoạn của người Tàu nhưng nếu Việt Nam vẫn còn những người can đảm như tác giả dám vạch trần thủ đoạn của người Tàu với nước ta, vẫn còn những người biết bênh vực đồng bào mình, vẫn còn những vị lãnh đạo công minh thì chừng đó Việt Nam vẫn vững vàng trước sóng gió bão tố từ Trung Quốc.

____

Tao Đàn: Thế lực Khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ

Bạn có biết đã từng có Làn sóng Tẩy chay hàng Tàu diễn ra vào năm 1919 bắt đầu từ Sài Gòn và lan rộng ra trên cả nước?

Bạn có muốn biết đầu thế kỷ 19 – Đường Catinat, Phố Paris, phố Marin, phố Chợ… ở SG buôn gì, bán gì? Dân Sài Gòn những năm 1920 xài hàng gì, sống như thế nào, chuộng những mặt hàng nào không? Và người Hoa đã thống lãnh phố Catinat như thế nào?

Tại sao lại có chuyện Người Việt làm, còn người Hoa hưởng?

Tiếp tục đọc

Cải cách giáo dục như Thỏ đua với Ốc

Tác giả: Nguyễn Minh Nhị (Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang)

.Chỉ có thể “xé rào”, không chạy theo con đường mòn quanh ao làng mới thoát được nạn… ốc bươu vàng đang đầy mặt ao.     

—————

“Sốc”, “phá rào”, “chưa có trong các quy định hiện hành”, “không ngại va chạm”, “chấp nhận chịu đau”, “chia lửa”… là những cụm từ xuất hiện trong các phát biểu tại buổi họp kéo dài 03 giờ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với UBND tỉnh Hà Tĩnh chiều 24/6. (VietNamnet ngày 25/6)

“Đốt đuốc cứu học”

Người viết bài này tự thấy chưa có tới mảnh bằng lận lưng để “dám” lạc vào “rừng nho biển thánh”. Nhưng từ 40 năm nay toàn ngành GD&ĐT, với bao nhiêu nhân tài học hàm học vị cao chót vót mà vẫn trong tình trạng “đốt đuốc cứu học”, tôi ngộ ra rằng vấn đề rất không đơn giản.

Là công dân một quốc gia văn hiến, từng có trường đại học cách nay ngót ngàn năm, ai không khỏi bận tâm. Tôi thử tiếp cận vấn đề ở một hướng khác để tự tìm lời giải cho mình và nếu được cũng xem như một đề xuất nhỏ.

Đổi mới giáo dục, cải cách giáo dục, giáo dục trì trệ
Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: newzing

Cách đây 10 năm, Nghị quyết Hội nghị TW II khóa VIII trong định hướng giáo dục đã khẳng định rõ ràng:         

Tiếp tục đọc