Chính phủ mới và những vấn đề cũ

Tác giả: Ths. Trương Khắc Trà

. Nhân dân cả nước đang kì vọng Chính phủ nhiệm kì mới sẽ sớm giải quyết những vấn đề bức xúc như: vấn nạn thực phẩm bẩn, tham nhũng và ô nhiễm môi trường.

———–

Trong phiên họp toàn thể tại hội trường sáng 28/7, Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố với 97,37% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021

Với 96,56% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Như vậy là bộ máy Chính phủ đã được kiện toàn triệt để gồm những con người đã kinh qua nhiều chức vụ, thử thách ở nhiều vị trí công tác từ địa phương đến Trung ương.

Thông tin 26 thành viên nội các Chính phủ vừa được Quốc hội phê duyệt

(GDVN) – Sáng 28/7, Quốc hội đã phê chuẩn danh sách thành viên Chính phủ gồm: 5 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và trưởng ngành.

Có thể thấy rằng nội các của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều là những lãnh đạo được dân biết mặt, biết tên, có trình độ cao về cả chuyên môn lẫn chính trị.

Tiếp tục đọc

Quốc hội nên giành lại ‘quyền lập pháp’ từ Chính phủ

Tác giả: Nhàn Đàm (theo The Saigon Times, CafeF)
.
KD: Một bài viết đề cập một chủ đề rất đúng. QH là cơ quan lập pháp quyền lực cao nhất, nhưng thực tế, cứ nhìn các khóa QH trước đây thì đủ rõ.  Tính chất giám sát rất yếu, ngay cả khi cơ quan hành pháp không làm tròn nhiệm vụ
———–
 
Khi các bộ luật có vai trò hướng dẫn và tạo không gian cho nền kinh tế vận hành không thực sự hiệu quả và rõ ràng, nó có thể khiến cho các nỗ lực cải cách kinh tế gặp nhiều lực cản và khó có thể đạt được hiệu quả

Cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua dường như đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với dự đoán, khi chỉ trong một thời gian ngắn (khoảng 3 tháng) nó đã động đến một trong những vấn đề cốt lõi nhất đối với mọi cuộc cải cách: nền tảng pháp luật và chính sách. Đã xuất hiện khá nhiều động thái mang ý nghĩa đặt lại vấn đề về sự cần thiết, hiệu quả và phù hợp của các quy định, điều luật và thậm chí là cả một số bộ luật nữa. Khi các bộ luật có vai trò hướng dẫn và tạo không gian cho nền kinh tế vận hành không thực sự hiệu quả và rõ ràng, nó có thể khiến cho các nỗ lực cải cách kinh tế gặp nhiều lực cản và khó có thể đạt được hiệu quả. Thủ tướng đã tuyên bố mục tiêu của Chính phủ là hướng tới một chính phủ kiến tạo và phục vụ thay vì chú tâm vào quản lý như trước. Nhưng, Chính phủ chỉ có thể được giữ vai trò kiến tạo và phục vụ chỉ khi nào có một Quốc hội kiến tạo và phục vụ trước đã.

Tiếp tục đọc