Chủ tịch nước: vụ Formosa, ai vi phạm cũng bị xử lý

Tác giả: Mai Hoa

.KD: Xin bác CT nước nói lời phải giữ lấy lời. Bởi ngay một vụ vỡ ống nước thôi rút cục các vị cựu lãnh đạo Vinaconex đều không phải truy tố hình sự với những lý do rất vớ vẩn- nhân thân tốt, sức khỏe yếu. Có lãnh đạo nào của guồng máy hiện nay về  hình thức lý lịch mà không nhân thân tốt đâu? Và có vị cựu quan chức nào mà không sức khỏe yếu?

.Nước Việt đã hội nhập, nên càng cần đề cao trách nhiệm cá nhân. Chứ cứ nhân danh “trách nhiệm tập thể” cuối cùng chả biết ai phải chịu trách nhiệm.

———-

Sáng 1-8, tại buổi tiếp xúc cử tri Q.1, TP.HCM sau kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định như vậy khi trả lời chất vấn của cử tri.

Chủ tịch nước: vụ Formosa, ai vi phạm cũng bị xử lý
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời chất vấn cử tri quận 1, TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG

Tổ đại biểu quốc hội ngoài ông Trần Đại Quang còn có Phó chính ủy Bộ tư lệnh TP.HCM Ngô Tuấn Nghĩa, Phó Bí thư thường trực Thành đoàn TP.HCM Lâm Đình Thắng.

Không có vùng cấm

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri quận 1 đã chất vấn các đại biểu quốc hội về việc xử lý nhiều vụ án tham nhũng khiến người dân chưa đồng tình. 

 

Tiếp tục đọc

Công lý không thể là một từ suông!

Tác giả:  Quốc Phong
.
KD: Thú thật, khi nhìn thấy ông này giơ tay thề, không hiểu sao mình…. bật cười. Khi nhớ lại các vụ án ầm ĩ dư luận, và những vụ án đáng xấu hổ. Nhớ tới chàng diễn viên hài Công lý đứng chênh vênh trên bìa sách năm nào
———–
Ông Nguyễn Hoà Bình tuyên thệ trước Quốc hội vào ngày 8.4.2016.
Một thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu ngành toà án Việt Nam đã được phát đi từ ông Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) khi ông được Quốc hội bầu tiếp tục đảm trách cương vị này trong nhiệm kỳ khoá 14 (2016-2021). Liệu dư luận có thể kỳ vọng về ngành toà án trong việc xây dựng một nhà nước thượng tôn pháp luật, nghiêm minh, công bằng và liêm chính?

Với 472/490 phiếu hợp lệ (chiếm 95,55% tổng số đại biểu quốc hội) tán thành, ông Nguyễn Hoà Bình đã được tín nhiệm giữ chức vụ Chánh án TANDTC. Ông vốn đã đảm nhiệm các chức vụ Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Viện trưởng VKSNDTC. Thời kỳ ông đảm trách cương vị Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT (đầu những năm 2000) có lẽ là thời gian bộc lộ bản lĩnh của một người “đánh án” kinh tế xuất sắc, trong đó nổi lên là vụ án tham nhũng, tiêu cực rất lớn xảy ra ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Lã Thị Kim Oanh thao túng gây ra.

Tiếp tục đọc

Vụ Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung: Trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ở đâu?

Tác giả: Nhóm PV

.KD: Ông (Bùi Cách Tuyến- TT Bộ Tài- Môi) cũng thừa nhận có nhiều chuyện khó nói cũng như “có những nhóm lợi ích ghê gớm và tôi chỉ là thầy giáo đại học không dính tới những nhóm lợi ích ghê gớm đó”. (Nhóm PV)

.Báo chí xét cho cùng chỉ là công cụ. chỉ đâu đánh đấy. Và giờ, đến lượt cựu BT Nguyễn Minh Quang Hi.hi…

——–

Trong những ngày qua, dư luận liên tục đặt câu hỏi về trách nhiệm của các bộ ngành liên quan khi phê duyệt siêu tốc mở toang cửa đón Formosa vào Việt Nam mà gần như quên mất câu chuyện ai phải chịu trách nhiệm khi gật đầu cho Formosa xả thải ra biển cũng như lơ là giám sát để hàng nghìn tấn chất độc ngang nhiên thải ra biển.

 Gật đầu cho Formosa xả thải

Ngồi vào vị trí đứng đầu Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) từ tháng 12.2010, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang có thể hoàn toàn vô can trong việc phê duyệt dự án Formosa vào Việt Nam năm 2008. Tuy nhiên, vấn đề cho phép siêu dự án này xả thải thẳng ra biển thay vì ra sông như giấy phép ban đầu cũng như quá trình giám sát về những loại chất thải mà Formosa đưa ra biển lại thuộc nhiệm kỳ 5 năm của vị cựu bộ trưởng này.

Tiếp tục đọc

Lời bàn về Giáo dục của người giàu nhất hành tinh Bill Gates

Tác giả: GS John Vũ

.KD: Muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới nhưng cứ nhìn vào dân chúng sô bồ, hỗn loạn, chen lấn và thiếu tự trọng này thì còn lâu họ mới lấy được sự kính trọng của những quốc gia khác. Họ có thể có sức mạnh kinh tế nhưng muốn đi xa hơn thì còn lâu lắm vì kinh tế là một chuyện nhưng dân trí lại là một chuyện khác. Không phải to tát, lớn lao là quan trọng nhưng thường những điều nhỏ bé xác định ra hệ thống giáo dục của họ tốt thế nào. Chính hành vi của những người dân xứ đó xác định ra liệu một nước đó có là “đẳng cấp thế giới” (World Class) hay không. Một con heo có thể thoa son dồi phấn nhưng nó vẫn là một con heo phải không?” (John Vũ)

.Bài viết này bàn về dân trí và văn hóa một dân tộc. Dân trí và văn hóa một dân tộc thì do nhiều tiêu chí tác thành. Nhưng không thể thiếu quan trí, và văn hóa quan trí, cùng hệ thống pháp luật kỷ cương. Hai điều đó có sức điều chỉnh rất mạnh dân trí và văn hóa của một dân tộc. Thế nên nếu một QG, mà tham nhũng, lợi ích nhóm đục khoét khủng khiếp, pháp luật lại bị bịt mắt, thì dân trí và văn hóa dân tộc đó như ở thời lọan. Bởi bề trên ở chẳng chính ngôi/ Khiến cho bề dưới chúng tôi hỗn hào.

.Buồn nhất và cay đắng nhất là ở đó. Thật hổ thẹn biết chừng nào!


Dts news bill gates wikipedia.JPG

Câu chuyện độc đáo, sâu sắc và góc nhìn thông thái của GS John Vu – Nguyên Phong về cuộc trò chuyện thú vị với Bill W. G, khi đi giảng ở hai quốc gia lớn Châu Á. (GS John Vu sau khi rời Vice President của Boeing, hiện là Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ĐH Canergie Mellon, là dịch giả/tác giả bộ sách ‘Hành Trình về Phương Đông’, ‘Đường Mây qua Xứ Tuyết’, ‘Ngọc Sáng Hoa Sen’, ‘Trên đỉnh Tuyết Sơn’… và cuốn mới nhất 2016 là ‘Khởi Hành’).

“Hè năm ngoái tôi đã đi dạy với Bill G và học được rất nhiều qua kinh nghiệm của người giám đốc điều hành doanh nghiệp này. Khi đi qua nhiều nước, chúng tôi thường xếp hàng ở sân bay. Bill quan sát: “Ông có thể thấy ở một số nước, mọi người chờ đợi kiên nhẫn cho đến lượt họ nhưng ở các nước khác, mọi người thường chen lấn xô đẩy. Mọi người mua vé đều có chỗ trên máy bay rồi vậy sao họ phải xô đẩy người khác?

Tiếp tục đọc

Tin tặc tấn công sân bay và ngụy biện mơn trớn đám đông của Hoàng Minh Trí

Tác giả: FB Ngụy biện – Fallacy

.KD: Đọc được bài viết này trên TTXVH, như một sự phản biện bài viết “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công” của tác giả Hoàng Minh Trí. Nay xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ


Đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2016/07/30/dieu-ky-dieu-sau-cuoc-tan-cong/

H1Vừa qua, tin tặc đã tấn công và hệ thống máy tính của hãng hàng không Việt Nam tại hai sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, ghi những thông điệp chê bai VN-Philippines liên quan biển Đông trên bảng điện tử. Do sự cố này, tất cả dịch vụ phải chuyển qua làm bằng tay, hành khách và hàng trăm chuyến bay bị ảnh hưởng nặng nề trong ngày hôm đó.

Sự việc này là một sự cố nghiêm trọng, cả về khía cạnh an ninh hàng không lẫn bộ mặt quốc gia. Tuy nhiên nó đã được mô tả và viết lại bởi tay bút Hoàng Minh Trí trên mục “Góc nhìn” báo VnExpress, với tựa đề “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công”, thành một sự việc mang tính cách lạc quan, đầy cảm xúc một cách đầy khôi hài. Admin sẽ phân tích các thủ thuật ngụy biện trong bài viết này của Hoàng Minh Trí và diễn giải tại sao các cách viết này được nhiều người ngây thơ và tung hô như thế. Độc giả cần xem kỹ bài viết trên VnEpxress trước khi đọc phần tiếp theo nhé.

Tiếp tục đọc

Ba lần đọc Vua Quỷ

Tác giả: Nguyễn Khôi (Hội viên Hội nhà văn Hà Nội-  Nguyên Chuyên viên cao cấp, Phó Vụ trưởng VPQH)              

     (Về cuốn TTLS “Quỷ Vương” của Vũ Ngọc Tiến Nxb HNV 6/2016)

Trước hết cần định nghĩa lại: Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử- chính trị thời sự bởi những vấn đề chính trị ngày xưa qua các “bài giảng” về lịch sử (lời tác giả VNT) và chính trị thời nay thông qua các hình tượng văn chương xuất lộ, đan quyện vào nhau. Bởi thế thiết nghĩ, đọc “Quỷ Vương” không thể chỉ qua một lần là có thể tìm ra hết những mạch ngầm tư tưởng trong đó. Người viết đã bị hút hồn đọc đi đọc lại 3 lần mới chỉ viết ra vài nhận xét nhỏ, nói văn vẻ khôi hài như Nguyễn Quang Lập là những “ý nghĩ vụn” mà thôi…

————–

Bia sach Quy vuong

Lần 1 (7/7/2016): Đây là tiểu thuyết lịch sử viết theo lối hiện đại (không theo chương hồi, lớp lang sự kiện như thông lệ).Về đại thể, tác phẩm dựng lên được lịch sử thời Lê mạt đan cài với “Vương quốc Bil- Kel” thời nay ở tỉnh K heo hút vùng biên.

Phần đầu đậm chất tiểu thuyết (có văn)

Phần giữa tái hiện cổ sử có cảm tưởng như “Đại Việt thông sử” tân biên, nặng về sự kiện “khứ” sử, hơi nghèo về chất tiểu thuyết. Vẫn biết tác giả muốn thử nghiệm loại hình tiểu thuyết giáo trình nên phải trần thuật lại lịch sử nguyên vẹn như nó vốn có, song đã là văn chương vẫn cần sự uyển chuyển, hư cấu thêm vào. Ở đây thiếu tả cảnh, tả tình, độc thoại nội tâm nhân vật, kể cả thiếu đan cài lý số, định mệnh luân hồi của các nhân vật xưa và nay… tạo nên sự cuốn hút.

“Xuân Tây Thi xuất ngoại” là chương đọc thích thú, khá hấp dẫn, cổ- kim đan cài, nhân vật miêu tả sinh động, có nội tâm sâu sắc lại khéo lồng vào việc phê phán một xu hướng đua nhau xây đền- chùa thật to, hao tài tốn lực rất thời sự hiện nay. Tiếp tục đọc