Hà Tĩnh ‘tự nhận hình thức kỷ luật’ trong vụ Formosa là ‘bất công với dân’

Tác giả: An Tôn (VOA)

.KD: Chủ tịch tỉnh yêu cầu họ phải “tổ chức tự kiểm điểm và chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan” trong việc nhà máy của Formosa xả thải, gây hại cho môi trường, cũng như trong việc chôn lấp chất thải công nghiệp nguy hại không đúng quy định bị phát hiện gần đây. Văn bản của ông chủ tịch cũng yêu cầu các cơ quan kê trên “tự nhận hình thức kỷ luật và có hình thức kỷ luật nghiêm theo quy định của pháp luật” (VOA)

.Lại kiểm điểm nghiêm túc trách nhiêm tập thể, rút kinh nghiệm sâu sắc. Phát chán cái “điệp khúc” này. 

—————-

Anh Ha Tinh 1

Người dân tiêu hủy cá chết ở tỉnh Quảng Bình, ngày 28/4/2016.

Báo chí Việt Nam hôm 4/8 đưa tin ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa yêu cầu các sở, ban, ngành tự nhận hình thức kỷ luật trong vụ một nhà máy của hãng Formosa, Đài Loan, xả chất thải độc hại, gây ra thảm họa môi trường biển hồi đầu tháng 4.

Yêu cầu bằng văn bản của vị chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh được gửi đến các giám đốc các sở Tài nguyên và Môi trường, Công thương, công an tỉnh, trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, và một số đơn vị khác.

Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Xe công, tư cách riêng và đặc quyền- đặc lợi

Xe công là chủ trương của Nhà nước, với những quy định cụ thể cho những đối tượng quan chức thuộc phạm vi được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ, chức trách. Thế nhưng chiếc xe công sang trọng, đẹp đẽ hóa ra có khi nói được rất nhiều về… tư cách riêng của người ngồi trong xe. Không phải lúc nào câu của làm sao người hao hao là vậy– cũng đúng!

Lòng tham và thói sĩ diện “học làm sang”

Dư luận xã hội những ngày này rất chú ý đến ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, khi ông trả xe công vụ và phòng làm việc, chuẩn bị nghỉ hưu. Ông là một ĐBQH có nhiều ý kiến, phát ngôn thẳng thắn và rất ấn tượng trước mỗi vấn đề nảy sinh ở xã hội, cho thấy đó là một ĐBQH luôn gắn bó thực tiễn, thực sự đại diện cho tiếng nói của dân, vì dân.

Ông đã tròn vai bổn phận. Giờ đây trước khi trở về với đời thường, việc làm của ông cho thấy tư cách riêng của một cựu quan chức- tự trọng và sòng phẳng.

Thật ra, việc trả lại nhà công vụ, xe công vụ, phòng làm việc là việc làm tất nhiên và quá đỗi bình thường của nhiều quốc gia. Vậy mà vì sao, hành động bình thường đó lại được chú ý như một việc làm …. đáng nêu gương?

Có lẽ bởi nước Việt đang diễn ra quá nhiều điều bất bình thường.

Khi người ta nhớ đến vụ các cựu quan chức không chịu trả lại nhà công vụ dạo nào. Nhớ đến vụ cựu quan chức cấp cao của Hà Nội cũng không chịu trả lại nhà công vụ- một biệt thự cổ- cho t/p, và còn “ra giá” nhiều điều kiện ưu tiên khó chấp nhận.

Xe công, đặc quyền- đặc lợi, Ấn tượng trong tuần,

Mới đây, ông Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, đi xe tư nhưng biển xanh- xe công trở thành tâm điểm dư luận. Ảnh: dantri

Tiếp tục đọc

Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp: Các vấn đề “nhạy cảm” đều cần làm rõ

Tác giả: Nghi Liên

.KD: Nói về cách ứng xử của báo chí với những vấn đề được cho là “nhạy cảm”, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng tất cả những điều gì được coi là nhạy cảm thì đều phải làm rõ ràng sẽ hết nhạy cảm (Nghi Liên).

.Khổ nỗi, cơ chế của VN là cơ chế thiếu công khai, minh bạch. Cái gì cũng u u minh minh, thì làm sao mà các vấn đề “nhạy cảm’ có thể làm rõ.  Thực chất, chính thể phải mạnh, quan chức phải liêm chính, môi trường XH lành mạnh thì mọi sự “nhạy cảm” sẽ dễ dàng được chia sẻ.

.Còn hiện nay, bác Lê Doãn Hợp cũng chế báo chí chưa thể hiện rõ mình. Nhưng bác phải biết “thảm cảnh” báo chí khi chẳng may nói mạnh, dù nói đúng thì lên bờ xuống ruộng cũng khốn khổ khốn nạn lắm

———-

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn HợpNguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp

LTS: Gặp chúng tôi vào một buổi chiều hè ở trụ sở của Hội truyền thông số Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp khiến người ngồi đối diện chẳng ai nghĩ ông đã nghỉ việc dù ông nghỉ hưu đã được một khoá. Có lẽ, vị Bộ trưởng “hay cho chữ” “hợp” với mảng công việc này nên ông luôn tươi cười và không giảm đi độ nhiệt tình vốn có.

Ấy vậy, mở đầu câu chuyện với chúng tôi – những phóng viên trẻ của ngành Thông tin và Truyền thông, ông lại nói về một nỗi buồn mà theo ông chia sẻ: Nỗi buồn đó có từ khi đương chức. Ông buồn bởi có rất nhiều điều nói ra (cho đến giờ vẫn đúng) nhưng ông lại luôn ở dạng thiểu số, ý kiến ít được tiếp thu.

Tiếp tục đọc

Sự thật cuộc gặp nội bộ Thành Đô Trung- Việt

Tác giả: Ngô Hưng Đường 吴兴唐 (Nguồn: Tuần san Tin tức Trung Quốc” 《中国新闻周刊》)

.Người dịch: Trung Thuần (Xin được dịch trước những phần đáng lưu tâm nhất)

.KD: Bài này lấy lại trên FB của chị Trung Thần, người đã dịch những phần đáng lưu tâm nhất xung quanh cuộc gặp gỡ Thành Đô. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

————–
Ảnh: Tác giả Ngô Hưng Đường

anh NTDTừ 3-4.9.1990, cuộc gặp nội bộ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam đã được tổ chức âm thầm tại Tứ Xuyên. Tham gia cuộc gặp nội bộ lần này, phía Trung Quốc có Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và Thủ tướng Quốc vụ viện Lí Bằng đương nhiệm, phía Việt Nam có Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng đương nhiệm. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo chủ chốt hai đảng, hai nước sau 13 năm gián cách.

Tôi khi ấy đang là Giám đốc Phòng nghiên cứu Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tham gia cuộc gặp với danh nghĩa nhân viên tùy tùng.

Anh NTD 3* Lời nhắn của Đặng Tiểu Bình

Tháng 7.1986, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn qua đời. Tháng 12, tại Đại hội 6 Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Trong thời kì Chiến tranh chống Mĩ của Việt Nam vào những năm 60, Nguyễn Văn Linh là thành viên lãnh đạo Cục Miền Nam của Đảng cộng sản Việt Nam, có thái độ hữu hảo với Trung Quốc, từng nhiều lần sang thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đều từng gặp mặt ông. Sau khi được bầu làm Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ông tích cực thúc đẩy con đường cải cách của Việt Nam, đồng thời bắt tay vào cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc. Tiếp tục đọc