Tác giả: Nguyễn Quang Dy
.KD: Vừa từ Lào Cai trở về, nhận được bài viết này của tác giả Nguyễn Quang Dy gửi, bàn về những vấn nạn truyền thông hiện nay trước áp lực phát triển và cạnh tranh thường trực của các trang mạng XH. Bản chất của sự khủng hoảng này là gì nếu không phải sự minh bạch thông tin, và dân chủ trong báo chí?
.Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
————–
Ngày càng nhiều “tai nạn truyền thông”, tuy không nhiều bằng tai nạn giao thông, nhưng cũng gây bức xúc không kém. Không phải chỉ có người dân, mà các quan chức cũng bức xúc. Ông Lê Doãn Hợp (cựu bộ trưởng TT-TT, nay là chủ tịch Hội Truyền thông số) chia sẻ, “Nếu báo chí tự cảm thấy nhạy cảm và không dám vào vùng nhạy cảm thì là không đúng…Nếu được làm rõ thì sẽ hết nhạy cảm, bởi vì chính bản thân cái được gọi là nhạy cảm làm cho xã hội lúng túng về thông tin. Bây giờ dân trí cao, mình đừng sợ dân hiểu sai…”

Trong bài này, tôi không định chỉ đề cập đến vấn đề “nhạy cảm” của báo chí (vì được đề cập nhiều rồi), mà muốn đặt vấn nạn truyền thông trong một bối cảnh rộng hơn (in perspectives). Nói cách khác, vấn nạn truyền thông chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Phát biểu của ông Lê Doãn Hợp (sau “hoàng hôn nhiệm kỳ”) mới đề cập đến hiện tượng, mà chưa đề cập đến bản chất và không lý giải nguyên nhân thực sự của hiện tượng đó.
Cuộc cách mạng truyền thông lần thứ hai
Cách đây khoảng hai năm, khi dự một hội thảo về truyền thông tại đại học Sydney, tôi có nói, “sự xuất hiện của internet, với truyền thông số (digital media) và mạng xã hội (blogosphere) đã tạo ra một cuộc cách mạng truyền thông lần thứ hai…”, một bước ngoặt làm thay đổi cơ bản nhiều vấn đề liên quan đến bản chất truyền thông và xã hội…
Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.