Trần Đăng Khoa: Bộ y tế nên có thuốc đặc trị… cai thơ

Tác giả: Trần Đăng Khoa

KD: Hôm qua, cô bạn đồng nghiệp trẻ xynh đẹp gửi cho mình bài này và cao giọng: “Kim Dung đọc đi nhé, và nên tự liên hệ kiểm điểm… xâu xắc”. Mềnh đọc và cười khùng khục. Cười chảy nước mắt. Mềnh cũng tự kiểm điểm bản thân là thỉnh thoảng có làm thơ những lúc buồn vui với những kỷ niệm vui buồn của cuộc đời. Như một cách nạp năng lương và cân bằng tâm thế để làm việc, viết báo, vì công việc nhiều lúc rất nặng đầu. Muốn được khuây khỏa và giải tỏa căng thẳng. Nhưng mềnh hoàn toàn không thích đọc thơ bao giờ, nhất là đọc thơ cho người khác, quá bằng tra tấn họ 😀

Chợt nhớ một lần, mềnh phải đi dự một CLB về giáo dục. Vậy mà hôm đó, các cụ già 60-70 (khi đó mềnh còn trẻ) thi nhau lên đọc thơ tình, anh anh em em, yêu đương ra sao, hôn nhau thế nào. Mềnh ngượng quá và thấy buồn cười, trốn tiệt không dự nữa.

Nay đọc bài nên có thuốc … cai thơ của TĐK, xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Nhưng nói trước, mềnh nhất định không uống thuốc cai thơ. Vì mềnh vẫn còn… iu đời phết!  😀

————–

Bây giờ có rất nhiều người làm thơ, hay bị thơ làm. Nhưng có sao đâu. Khổ là khổ người làm thơ, chứ bạn đọc thì sướng chứ.

Bây giờ thì trên trời dưới thuốc. Chẳng thiếu loại thuốc gì. Mà toàn thuốc tốt. Nhưng cái thứ thuốc bạn tôi đang cần thì Bộ Y tế không có. Cũng chẳng có nước nào trên thế giới có!

Ông bạn vong niên của tôi là một nhà văn rất nổi tiếng, nếu nói tên, chắc bạn đọc sẽ biết ngay. Trong một lần, bên chén rượu thuốc, ông bảo tôi: “Ông đã bao giờ gặp bà Tiến Bộ trưởng Bộ Y tế chưa?”. “Chị Tiến có bao giờ xa dân đâu. Tôi “đụng” chị ấy cũng vài lần. Đều là tình cờ. Lần nào chị ấy cũng đều chủ động đến bắt tay. Có hôm chị ấy còn bảo: “Tôi với bác là đồng niên đấy!”. “Thế mà tôi già khú còn bà cứ như người đương thì ở cái tuổi 40!”. Chị ấy còn công khai số điện thoại để mọi người có chuyện gì thì báo thẳng cho chị ấy. Đấy là một người rất tử tế và rất có trách nhiệm!”.

tran dang khoa: bo y te nen co thuoc dac tri... cai tho hinh 0

“Thế thì lúc nào gặp bà ấy, ông cho tôi nhắn một lời…”. Ông muốn gì?”. “Muốn bà ấy cho quân sáng chế ra một loại thuốc đặc trị”. “ Thuốc gì?”. “Thuốc cai thơ!”. “Cái gì?”. “Thuốc cai thơ. Trước đây ra ngõ gặp anh hùng. Bây giờ ra ngõ gặp nhà thơ. Kinh bỏ bà! Tiếp tục đọc

Thua lỗ nghìn tỷ vẫn thăng tiến chóng mặt: Chuyên gia lên tiếng

Tác giả: Phạm Tuyên- Đỗ Hoàng
.
KD: Diện mạo quan chức còn trẻ mà đã như vầy thì công ty thua lỗ chóng mặt cũng chả có gì khó hiểu  😀
—————
 Bình luận về việc ông Vũ Đình Duy để lại doanh nghiệp thua lỗ nghìn tỷ đồng sau lưng để liên tiếp nhận những quyết định bổ nhiệm gây nhiều điều tiếng ở Bộ Công Thương dưới thời nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm tập thể và lãnh đạo đứng đầu cơ quan này trong việc bổ nhiệm cán bộ.

Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, những trường hợp bổ nhiệm có nhiều khuất tất tại Bộ Công Thương mà báo chí nêu thời gian qua như trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Quang Hải và Võ Thanh Hà (con trai và thư ký của ông Vũ Huy Hoàng) cho thấy nhiều lỗ hổng trong việc quản lý nhân sự tại các cơ quan quản lý. 

Những trường hợp bổ nhiệm cán bộ có vấn đề nói trên đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước có ý kiến yêu cầu làm rõ. Trong khi chưa có kết luận về các vụ việc trên, nay lại có thêm trường hợp của ông Vũ Đình Duy mà báo Tiền Phong nêu thì cần tổng kiểm tra lại các quyết định bổ nhiệm tại Bộ Công Thương. 

“Việc hay đưa một lãnh đạo doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có kinh nghiệm quản lý về làm sếp tại các cơ quan chính quyền là chuyện không tưởng ở các nước có nền kinh tế phát triển, kể cả người này có những sự nâng đỡ từ các quan chức cấp cao trong chính phủ. 

Đây mới chỉ là một trong những trường hợp bổ nhiệm không dựa trên năng lực cán bộ bị phát hiện. Người đứng đầu của ngành công thương mà đưa người thân của mình về các doanh nghiệp, cơ quan quản lý như vậy là không được”, ông Thành nói.

Thua lỗ nghìn tỷ vẫn thăng tiến chóng mặt: Chuyên gia lên tiếng - ảnh 1 Ông Vũ Đình Duy tại buổi trao quyết định làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng.

Tiếp tục đọc

“Thử tìm xem có bao nhiêu ông đã bổ nhiệm con cái?”

Tác giả: Phạm Huyền (thực hiện)

.KD: Có mỗi ông Vũ Huy Hoàng vừa về hưu bị lôi ra bổ nhiệm “chéo” con trai ổng, chứ có ai đâu nhể   😀

.Báo chí giỏi lắm cũng chỉ dám cạnh khóe thôi. Mềnh cũng vậy  😀

———-

. 5-7 năm nay, việc bổ nhiệm người nhà đã quá phổ biến quá rồi. Sau vụ ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải, thử tìm xem có bao nhiêu ông đã bổ nhiệm con cái? Để lỗ ngàn tỷ mà chỉ rút kinh nghiệm thì người ta cần gì tìm người tài, GS Nguyễn Minh Thuyết tâm tư với Góc nhìn thẳng.

Xem thêm chuyên mục GÓC NHÌN THẲNG

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thêm một lần nhấn mạnh việc phải tìm người tài, chứ không phải tìm người nhà trong công tác cán bộ. Thông điệp này đã nói lên đúng ý nguyện của nhân dân sau những vụ việc gây bức xúc dư luận xã hội trong công tác cán bộ thời gian qua.

Làm thế nào để thông điệp đổi mới công tác cán bộ thực sự trở thành hiện thực trong toàn hệ thống chính trị hiện nay?

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, việc tìm người tài, không tìm người nhà trong công tác cán bộ không chỉ được người xưa nhấn mạnh mà nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta cũng hết sức coi trọng. Tuy nhiên, dường như công tác này vẫn đang có vấn đề và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây cũng đã phải lên tiếng. Ông nhìn nhận ra sao về hiện trạng này?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Thực ra, từ xưa đến nay, việc chọn người tài để làm việc nước đã là một nguyên tắc mà các thể chế lành mạnh đều theo. Ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như Đảng và Nhà nước đã mời được rất nhiều nhân sĩ, trí thức, người lao động có tài để đảm nhiệm các công việc của đất nước. Tất cả những người thời kỳ đó được mời tham gia chính quyền sau này đều trở thành rường cột quốc gia.

Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Bún bò Huế, và quảng cáo… an ninh nước Việt?

Tác giả: Kỳ Duyên

.Vì lòng tham, dường như có không ít những kẻ nhân danh người Việt đang quảng cáo về… an ninh, chủ quyền nước Việt?

—————

Quảng cáo là một lĩnh vực, trong thời kinh tế thị trường đầy sự cạnh tranh, ngành nào cũng cần, bởi đó là ‘liệu pháp” chung của nhân loại. Thế nhưng, rất có thể vô tình quảng cáo trở thành lĩnh vực… đàm tiếu. Vì nó “quảng cáo” luôn tư duy ngộ nghĩnh của con người.

Bún bò Huế “kiểu” nào?  

Ấy là chuyện quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu “Bún bò Huế” của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế ban hành cách đây ít lâu, được dư luận xã hội vừa cười vừa hưởng ứng… ngược.

Nói đến ẩm thực, phải nói là chuyện làm dâu trăm họ.

Bún bò Huế, Đồng Kỵ, Bắc Ninh, Trung Quốc, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung

Một quán ăn có bán hai món đặc sản địa phương, gồm bún bò Huế và mì Quảng ở đường Lâm Văn Bền, quận 7, TPHCM. Ảnh: Nguyễn Huệ Nghi/TBKTSG

Bởi cho dù xứ Huế, cha sinh mẹ đẻ của món bún bò Huế, nhưng có phải cái tiêu chí chất lượng của UBND tỉnh đưa ra là duy nhất đúng? Bún bò Huế, như nhiều món ẩm thực của nước Việt, tuy cốt cách của nó cho phép phân biệt với các món ấm thực dòng họ Bún nổi tiếng không kém: Bún bò Nam Bộ, bún chả Hà Nội, bún nước lèo Sóc Trăng, bún mắm miền Tây Nam Bộ…, nhưng ngay ở xứ Huế thì cái tiêu chí của UBND Thừa Thiên- Huế đưa ra chưa chắc đã được các cụ, các o, các mệ người “Huệ” chấp nhận.

Tiếp tục đọc