Tịch thu giường ngủ ở Thanh Hóa, cựu ĐBQH: “Đó là trấn lột”

Tác giả: Hoàng Đan (theo Trí thức trẻ)

.KD: Đọc mà chợt nhớ “Cái đêm hôm đó đêm gì” (Ký nổi tiếng của Phùng Gia Lộc)

————– 

Tịch thu giường ngủ ở Thanh Hóa, cựu ĐBQH: "Đó là trấn lột"

Ông Lê Như Tiến. Ảnh: T.C

“Tôi cho rằng, có lẽ đang hình thành tầng lớp giống như lý trưởng, chánh tổng ngày xưa, đó là cường hào mới ở nông thôn. Chỉ có cường hào mới thì mới o ép dân đến như thế”.

Trấn lột người dân…

Xung quanh thực trạng “mùa đóng góp kinh hãi” ở Thanh Hóa, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 13.

Tiếp tục đọc

Bí quyết trường thọ sống qua 03 thế kỷ của Tống Mỹ Linh

Tác giả: Theo meo.vn
KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Bà Tống Mỹ Linh là một nhân vật lịch sử đặc biệt, một sự kết hợp hài hòa trí tuệ, phẩm cách và sắc đẹp, một người phụ nữ có nhân cách riêng rất đáng khâm phục. Và ở lĩnh vực sức khỏe, sự chăm sóc bản thân để giữ vẻ đẹp lâu bền của bà cũng phản chiếu rất rõ nhân cách riêng đó. Cho dù đây là người đàn bà được đánh giá là mê quyền lực. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.
———- 

Tống Mỹ Linh còn là người bảo trợ Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế, chủ tịch danh dự của Quỹ Viện trợ thống nhất Anh quốc, thành viên danh dự của Hội Kỷ niệm Bản Tuyên ngôn nhân quyền. Những năm cuối thập niên 1960, Tống Mỹ Linh là một trong mười phụ nữ được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ và là người phụ nữ thứ hai được đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ.

Ảnh cùng dòng

Theo tiết lộ của bác sĩ tư của Tống Mỹ Linh lúc ở Đài Loan thì hiện tượng lão hóa ở bà hiện rõ từ tuổi 74, phải đi xe lăn, động tác đã chậm chạp, trí nhớ có phần suy giảm, phần lớn thời gian nằm bệt trên giường, trọng lượng cơ thể cũng tăng. Tuy nhiên, răng của bà rất chắc, chỉ trám vài chiếc, đầu tóc không bạc hết và dài đến lưng.
Vị bác sĩ này phân tích bí quyết sự trường thọ của Tống Mỹ Linh bao gồm:
Thứ nhất, tâm thái bình hòa, mọi việc đều nghĩ ổn thỏa, không giữ lo lắng trong lòng;
Thứ hai, cuộc sống cuối đời hầu như không có áp lực gì;
Thứ ba, bà rất thích có  người xoa bóp, vỗ đầu gối, day vai, chà gan bàn chân để giúp khí huyết lưu thông;
Thứ tư, rất chú ý chất lượng thực phẩm, ăn ít và chia làm nhiều bữa. Ngoài ra, theo các chuyên gia sức khoẻ, những yếu quyết sau đây đã giúp Tống Mỹ Linh giữ gìn sức khoẻ và sắc đẹp:
Làm việc không nghỉ
Tống Mỹ Linh có chí tiến thủ rất mạnh, để thực hiện mục tiêu của mình, bà phải thực hiện công việc một cách khẩn trương nhưng có thứ tự. Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ Tưởng Giới Thạch xử lý văn kiện, phiên dịch Anh văn, bà còn giữ rất nhiều chức vụ khác, miệt mài làm việc suốt ngày đêm.

Tiếp tục đọc

“Ngõ lỗ thủng” ở Hội nhà văn Việt Nam

Tác giả: Hồng Diệu
.
KD: Văn hóa, trong đó có văn học nghệ thuật, là nền tảng đạo lý, tinh thần, tâm hồn tạo nên nhân cách một quốc gia. Nhưng sự đối nhân xử thế của Hội nhà văn, giữa các nhà văn với nhau tẹp nhẹp thế này, trách chi đất nước không có tác phẩm lớn.
.
Đọc thấy buồn quá! Và đó cũng là lý do để chính trị coi nhà văn chỉ là thứ để phục vụ chính trị, cơm áo, chẳng có chút tư tưởng.
———–
Chuyện về hưu của giám đốc NXB Hội Nhà văn, cơ quan cấp hai của Hội nhà văn Việt Nam, không có gì đáng nói. Nếu như vị giám đốc ấy, nhà văn Trung Trung Đỉnh không bức bối trả lại… quyết định về hưu, một hành động hi hữu xưa nay. Sự việc lùm xùm này, giống như một “ngõ lỗ thủng” (tên một tác phẩm của Trung Trung Đỉnh) ở Hội đông đảo hội viên nhất nhì Việt Nam, cũng là nơi sản sinh và đề cao những giá trị tinh thần.
.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh (phải) thăm một người bạn chiến đấu ở An Khê, Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ Nhà văn Trung Trung Đỉnh (phải) thăm một người bạn chiến đấu ở An Khê, Gia Lai. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

“Quả bom” sát ngày thương binh- liệt sĩ

Những người yêu văn học đều biết nhà văn Trung Trung Đỉnh trước hết là một người lính. Sau chiến tranh, ông trở về cuộc sống đời thường mang theo những vết thương  đi cùng năm tháng. Cho nên, cứ đến dịp 27/7 hằng năm ông lại ngóng chờ bạn bè: “Ngày 26/7, sát ngày 27/7, tôi đang hóng mấy người bạn là cựu chiến binh đến để chúc mừng nhau, ăn nhậu, thì ông Trần Đăng Khoa tới.

Tiếp tục đọc

Bàn về hai chữ ‘sống hèn’

Tác giả: Cao Huy Huân (Blog VOA)

.KD: Xưa nhà văn Nam Cao viết “Sống mòn”, nay cả nước viết “Sống hèn”  😀

Đứng về cai trị, chính quyền đã thành công. Nhưng đứng về lợi ích phát triển một dân tộc, quốc gia đó thất bại, và phải chịu sự tủi hổ giữa văn minh nhân loại.
Một quốc gia chỉ có thể coi là văn minh, khi người dân dám nói thẳng, sống là chính mình. Điều đó đòi hỏi c/q đó phải nâng tầm lãnh đạo của mình lên, và dân chủ trong XH là tất yếu của quy luật phát triển chứ không phải là thứ được ban phát, càng không phải là loại kẻ thù đáng hủy diệt.
Dân chủ là văn hóa và văn minh cao nhất, là thước đo cho một Quốc gia có tầm cao hay ngược lại, thấp tè…. 😀
————-

Các em học sinh trung học phổ thông tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội. (Ảnh tư liệu). Ảnh: Reuters.

Các em học sinh trung học phổ thông tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội. (Ảnh tư liệu). Ảnh: Reuters.

Năm nay đề thi Văn kỳ thi trung học phổ thông rất thú vị, rất sát với thực tế xã hội Việt Nam. Đề thi yêu cầu bình luận ý kiến cho rằng “sự hèn nhát khiến con người đánh mất chính mình, còn dũng khí lại giúp được họ là chính mình”. Hãy khoan bàn về năng lực của các bạn học sinh, vì tôi nghĩ mỗi cấp độ, mỗi góc nhìn đều có một chuẩn mực đánh giá riêng. Thế nên tôi không đồng tình với nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng đây là một vấn đề quá sức với các bạn học sinh phổ thông.

Tiếp tục đọc

Tôi khiếu nại

Tác giả: FB Nguyễn Hoàng Ánh

.KD: Nói cho công bằng, cái cách nói của giảng viên Nguyễn Hoàng Ánh khi bênh vực học trò Kỳ Duyên của mình, ngôn từ là bỗ bã, nhưng ngôn từ đó chị ám chỉ cho một số vị nam giới, và lại trên trang cá nhân của chị, thì chị sẽ phải chịu trách nhiệm về sự đánh giá của bạn đọc về văn hóa ngôn từ của mình khi họ cập nhật vào FB Nguyễn Hoàng Ánh.

Còn khi một tờ báo chính thống ngang nhiên mắng nữ giảng viên Nguyễn Hoàng Ánh là mất dạy, thì văn hóa một tờ báo còn … tồi tệ hơn, và không kém cái từ mà báo đó dùng là bao nhiêu.

Ngẫm nghĩ, thì một tờ báo coi cả làng báo, gọi nghề báo của mình là “chó”, thì có thêm bài báo “mất dạy” này, cũng chả có gì lạ.

Chỉ xấu hổ, vì làng báo, nghề báo của mình cũng ngày càng … mất văn hóa  😀

————–

Như đã thông báo, sau khi làm việc với luật sư, mình đã thảo thư này để khiếu nại với báo PetroTimes. Một thư tương tự cũng được gửi cho Tiền phong.

H1

Mình làm việc này không phải vì hiếu thắng hay chấp nhặt nhưng mình cần bảo vệ danh dự của mình và để ngăn chặn những lạm quyền tương tự với người khác sau này.

Ngày nghỉ làm phiền mọi người, hy vọng PetroTimes & Tiền phong biết lắng nghe để câu chuyện không phải đưa lên cấp cao hơn!

THƯ ĐỀ NGHỊ

V/v: Yêu cầu báo PetroTimes gỡ bỏ bài viết và xin lỗi công khai vì đã đăng bài vu khống đối với cá nhân tôi với tiêu đề “Sao lại có giảng viên mất dạy thế này?!

Kính gửi:

Ông Nguyễn Như Phong, Tổng Biên tập báo PetroTimes (Tin Nhanh Năng Lượng Mới)

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, số 167 Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Tiếp tục đọc

Lương của Chủ tịch nước, Thủ tướng hiện tại là bao nhiêu?

Tác giả: Vũ Hạnh (Nguồn VOV)

.KD: Việc công khai mức lương lãnh đạo cho thấy đời sống các vị lãnh đạo VN rất nghèo khổ. Riêng để may mấy bộ quần áo cũng phải khá tằn tiện

—————–

Thủ tướng Chính phủ được hưởng hệ số lương 12,50, mức lương hiện hành là 15.125.000 đồng/tháng.

Thông tin về tiền lương của các vị lãnh đạo được cập nhật đến thời điểm này theo tinh thần Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 và Nghị định 66/2013/NĐ-CP, thì các chức danh lãnh đạo quy định một mức lương.

Cụ thể, Chủ tịch nước (15.730.000 đồng/tháng), Chủ tịch Quốc hội (15.125.000 đồng/tháng), Thủ tướng Chính phủ (15.125.000 đồng/ tháng).

luong LD
Lương của các vị lãnh đạo tính theo mức lương cơ bản hiện hành áp dụng từ 1/5/2016 là 1.210.000 đồng.

Các văn bản này cũng nêu rõ mức lương đối với các chức danh lãnh đạo quy định hai bậc lương như: Phó chủ tịch nước; Phó chủ tịch Quốc hội; Phó Thủ tướng Chính phủ; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Cụ thể như sau:

Luong LD 1

Tiếp tục đọc