Một chàng và 03 nàng

KD:  Đang chuẩn bị về, thì chàng Nguyễn Trọng Cử gọi điện- chị à, tối nay đến ăn cơm với em nha, nhân dịp Sinh nhật chị. Có cả một cô bạn của em cũng sinh nhật cùng ngày với chị. Hi…hi..

Bao giờ gia đình mình cũng tổ chức SN cho cả hai mẹ con vào đầu tháng 10, SN con trai, và mình thích “ăn SN” cùng với con.

Hoàng GS thì đi vắng, đang ở trời Tây. Mậu Nguyễn Đức thì đang ở SG có việc riêng của gia đình. OK, tý nữa chị đến.

Và một bữa SN ấm cũng, bất ngờ đã diễn ra. Có ba nàng, thì trong đó hai nàng là mình, và Thu, bạn của Cử, cũng SN vào ngày 15/8. Một cô bạn nữa, Thúy – cũng là bạn thân của Cử, hiện là bà xã của GS Đỗ Lai Thúy.

Chỉ có 03 nàng với 01 chàng, nhưng vui vô cùng. Cười khanh khách với bao câu chuyện thời trẻ, “tố cáo” nhau. Có cả hoa hồng, bánh kem rượu Champagne ngon tuyệt.

Cảm ơn tấm lòng của bạn bè. Chàng đáng iu thế chứ lị. Xin đưa mấy bức ảnh lên để bạn đọc chia sẻ.

Sinh nhatSinh nhat 1

Tiếp tục đọc

Con gái ông Lê Duẩn

Tác giả: (Hồi ký của Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Viktor Maslov)
.
Dịch giả: Phan Độc Lập- dịch từ nguyên bản tiếng Nga
.
KD: Một mối tình đẹp nhưng kết thúc rất buồn. Thời còn rất trẻ, mình đã nghe câu chuyện này. Nay mới chính thức đọc được văn bản do chính người trong cuộc viết. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
————- 
NgaI.

Có lẽ, mọi chuyện đã không trở nên quá phức tạp, nếu như tôi biết được ngay từ đầu Lê Vũ Anh là con gái của ai. Khi sự thật được làm sáng tỏ thì đã muộn quá rồi. Tôi đã yêu, yêu đến phát điên đến nỗi không còn biết mình là ai nữa và không thể từ chối được mối tình đó nữa rồi.

h1338Chúng tôi gặp nhau ở khoa Vật lý của Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU), nơi Lê Vũ Anh đang theo học. Tại thời điểm làm quen với nhau tôi đã là giáo sư tiến sỹ toán-lý và là tác giả của một lý thuyết, mà ở nước ngoài người ta gọi là lý thuyết chỉ số nhóm Maslov (Maslov-type index theory). Lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong toán học trừu tượng, cũng như trong cơ học lượng tử, hóa học lượng tử và quang học. Chỗ làm việc chính của tôi là ở Trường đại học chế tạo máy điện tử Moskva (МИЭМ), nhưng khoa Vật lý của MGU lại từng là ngôi nhà thân yêu, nơi tôi đã từng học tập và giảng dạy ở đó.

Tiếp tục đọc

Trung Trung Đỉnh đi buôn với Hữu Thỉnh

Tác giả: Trung Trung Đỉnh

.KD: Tiếp theo bài “Ngõ lỗ thủng” ở Hội Nhà văn VN, xin đăng tiếp bài các nhà văn, nhà thơ đi buôn. Đọc mà cườu rũ. Hóa ra các nhà thơ, nhà văn đi buôn “ác” thật. Không biết có nhiều nhà báo đi buôn không? Mình không rõ. Nhưng nhà văn nhà báo nước Việt mình hẳn không có tài cán, đành chạy lẹp nhẹp. Chứ nếu có tầm, nên học Lã Bất Vi, tướng quốc nước Tần đời Chiến Quốc, “buôn Vua” có hơn không? Cũng có thể kém tài quá, nên các nhà văn đành buôn… dưa lê???  😀

———–

 Nhà thơ Hữu Thỉnh và nhà văn Trung Trung Đỉnh

—— 

Đọc thêm:  “Ngõ lỗ thủng” ở Hội Nhà văn VN

 Hữu Thỉnh là người chu đáo, tính toán cặn kẽ. Tôi và Hữu Thỉnh đi thực tập ở Quảng Nam. Quảng Nam – Đà Nẵng là đất của tôi, tôi vào trước mấy hôm. Hôm Hữu Thỉnh vào, chuyến tầu đêm, tôi ra đón ở ga. Đợi khách xuống ga hết Hữu Thỉnh mới lọt tọt theo tốp khách sau cùng. Vì sao?…

Nếu tôi nhớ không lầm, thì tôi quen Hữu Thỉnh rất bình thường, đó là buổi chiều tối một ngày đầu Đông năm 1978, tôi vừa cùng Nguyễn Trí Huân từ trại viết Khu V ra đến Hà Nội. Nguyễn Trí Huân thì đã quen Hà Nội trước khi đi B nên xuống ga Hàng Cỏ cái là Huân tếch về Nhổn, nơi có mẹ và em gái Huân đang chờ sẵn. Còn tôi, đây là lần đầu được triệu ra Hà Nội để định cư và theo học khóa I viết văn Nguyễn Du.

Tất nhiên là bỡ ngỡ. Hữu Thỉnh ở trong một căn phòng của dãy nhà cấp 4 dành cho các trại viên quân đội cùng với cô con gái nhỏ, bé Thanh. Hồi ấy quân đội có hai trại viết đình đám nhất, đó là trại viết quân đội và trại viết Quân Khu V. Tôi thì nghe tên, đọc thơ Hữu Thỉnh hơi bị nhiều, vì hồi ấy Hữu Thỉnh nổi như cồn, chỉ sau Thanh Thảo, (đấy là cách đánh giá hồn nhiên của anh em khu V chúng tôi), vì trường ca “Đường tới thành phố”. Tiếp tục đọc

Nguyễn Hữu Đang: Ấn kiếm vương quyền nhà Nguyễn trên lễ đài “ngày độc lập”

Tác giả: FB Chú Tễu

Tư liệu lịch sử của Nguyễn Hữu Đang- Trưởng ban tổ chức ngày độc lập 2-9-1945

KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ về những sự kiện, những nhân vật lịch sử có số phận trầm luân kỳ lạ như dân tộc này. Một nhân cách Cách mạng đáng nể, mà ai đó nhận xét, là một người cách mạng ngây thơ. Thật ra, trí thức chân chính, có khi tâm hồn họ rất ngây thơ, vì sự lương thiện, tin ở lý tưởng. Đâu biết trên hành trình của kiếp người, những đắng cay của sự theo đuổi lý tưởng đang… chờ sẵn 😦

—————

H1

Chỉ còn một ngày nữa để chuẩn bị xong “Ngày Độc Lập” trong cả nước, lại phải xong chu đáo đến mức bảo đảm kết quả xứng đáng với tầm quan trọng của đại lễ mà Cụ Hồ nhắc tôi là “Sự kiện kết thúc cách mạng tháng Tám và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.  Khỏi phải nói ban Tổ chức chúng tôi lo lắng thế nào. Cũng may mà những khâu chủ yếu đang được tiến hành trôi chảy nhờ sáng kiến và sức tháo vát của anh em, nhờ sự tham gia tích cực của đồng bào Thủ đô. Chưa có trường hợp tôi phải viện đến câu: “Đây là theo lệnh Hồ Chủ tịch” mà Ông Cụ đã rộng lượng cho phép nói khi gặp trở ngại, khó khăn đặc biệt.

Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Quả chuối, trái bắp và À í a…

Tác giả: Kỳ Duyên

Đất bán hết rồi, Đà Nẵng trông vào đâu. Người dân Đà Nẵng cũng đang phải hát bài À í a (Lê Minh Sơn) theo cách của mình.

————–

Có lẽ trước áp lực dư luận tuần qua về thông tin gây “sốc” sẽ di chuyển tòa nhà Trung tâm Hành chính t/p có hình “trái bắp” như dư luận xã hội bình luận, nhận xét, mới đây Ủy ban Nhân dân t/p Đà Nẵng ra thông cáo báo chí về vấn đề này.

Quả chuối và trái bắp

Thông cáo cho biết sau gần 02 năm đưa vào sử dụng, công trình tòa nhà đã xuất hiện một số hạn chế. Đó là chưa phù hợp so với yêu cầu thực tế hoạt động công vụ và yêu cầu kỹ thuật. Tại một số vị trí của khối tháp có tình trạng nóng, một số phòng họp trong từng thời điểm nhất định xuất hiện việc thiếu dưỡng khí.

Thông cáo cũng cho rằng việc quy hoạch xây dựng khu TTHC mới là ý tưởng ban đầu, tầm nhìn dài hạn, đang được giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất cho phù hợp với quá trình phát triển đô thị nhanh chóng của t/p và phải đảm bảo tính hiệu quả, tiện lợi trên mọi phương diện (Tuổi trẻ, ngày 13/8)

Quả chuối, trái bắp, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung, Đà Nẵng, ôxy

Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung Đà Nẵng (bên trái). Ảnh: Cao Thái (VietNamNet)

Cho dù thông cáo mong muốn “giảm tải” dư luận xã hội, thì những thông tin từ chính t/p Đà Nẵng đưa ra như cách dọn đường, thăm dò dư luận về một chủ trương mới rất “nhạy cảm” của họ, vẫn cần được bàn luận thấu đáo.

Tiếp tục đọc

Tại sao đất nước ta mãi nghèo?

Tác giả: CaoBao Do

KD: Trên trang TTXVH có bài viết của tác giả CaoBao Do rất đáng chú ý. Xin đăng lần lượt cả 04 bài viết của tác giả. Khi đoc hai bài đầu tiên, chợt nhớ có một lần, TS Phạm Gia Minh khi trò chuyện với mình về các vấn đề của QG, ông có nói một câu: “Tôi đã nghĩ mãi rồi chị ạ. Cái người Việt Nam mình chỉ đến thế thôi. Tại người Việt mình nữa”. Mình cảm thấy ám ảnh và day dứt trước câu nói đó vô cùng. Hôm nay đọc bài này, như “vận” vào điều mà TS Phạm Gia Minh và mình từng trao đổi. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Và rất vui mừng nếu Blog KD/KD nhận được những bài viết phản biện những vấn đề mà bài viết này đặt ra. Thực chất là đi tìm nguyên nhân ngoài vấn đề nhiều người hay đề cập- thể chế.


h1328Các công trình kiến trúc của Thailand, Myanmar, Indonesia, Cambodia. Nguồn: FB CaoBao Do.

Tại sao đất nước ta mãi nghèo? Tại sao Việt nam mãi mãi thua kém các đất nước khác kể cả các nước có cùng điều kiện khí hậu, địa lý trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippines…? Thậm chí gần đây nhiều mặt cả Cambodia và Laos đều đã vượt Việt Nam.

Tôi biết rất nhiều bạn sẽ đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho chính quyền, các bạn cho rằng thể chế, chính quyền đã kéo đất nước tụt hậu, nhưng các bạn cứ bình tĩnh, bởi trong suốt 4000 năm lịch sử, dù ở bất cứ thể chế nào, chính quyền nào, chưa bao giờ Việt Nam phát triển hơn các dân tộc khác. Đấy là một thực tế. Nếu bất cứ thể chế nào, bất cứ chính quyền nào, trong giai đoạn lịch sử nào Việt Nam cũng thua kém các dân tộc khác thì nguyên nhân hiển nhiên phải từ những điểm yếu cố hữu của dân tộc Việt.

TRONG LỊCH SỬ CHƯA BAO GIỜ VIỆT NAM HƠN CÁC DÂN TỘC KHÁC

Chỉ cần nhìn các di tích, công trình lịch sử từ thời cổ cũng đủ thấy chưa có công trình kiến trúc nào do con người xây dựng nên của Việt Nam có thể sánh ngang các công trình cổ của các nước khác.

Không so sánh với các nước Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, bởi nó quá cách biệt, chỉ cần so sánh với Thailand, Myanmar, Indonesia, Cambodia… cũng dễ dàng nhận ra điều đó.

Tiếp tục đọc