KD: Tác giả CaoBao Do viết tiếp chủ đề “Tại sao đất nước ta mãi nghèo”. Ở phần 04 bàn về “Nền tảng triết học yếu lại không chuẩn” là khá chuẩn. Nhưng phần tiếp theo “Hãy tin và hãy khát vọng” có phần lạc quan… ảo. Bởi những đặc điểm vượt trội đáng quý của người Việt mà tác giả phân tích, thật ra chẳng khác gì đặc điểm người dân các dân tộc khác, hơn nữa lại rất chung chung. Và điều này hơi buồn cười, vô tình nó lại “phản biện” lại phần 01 khi phân tích về tố chất người Việt. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, tham khảo về một chủ đề khá lôi cuốn.
.Phần tiếp theo về sự vượt trội của người Việt, tác giả nhìn nhận “giữ tốc độ này, Việt Nam đuổi kịp Philippines, Indonesia, Thailand là hoàn toàn có thể xẩy ra trong thời gian không xa lắm”. Vậy không biết, nhận xét của các chuyên gia quốc tế rằng “VN không thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”, Ai đúng, ai sai??? 😀
Thưa bạn đọc!
Ngay sau khi đăng bài viết này, chủ Blog nhận được email của bạn đọc Huỳnh Mai “phản biện” lại bàn về phần nhận xét về Người Việt. Để rộng đường dư luận, xin đăng nguyên văn email của bạn đọc Huỳnh Mai để mọi người chia sẻ:
Trong tinh thần cầu tiến, xin phép góp ý về bài của tác giả CaoBaoDo mà chị vừa cho lên Blog KD/KD:
Phần góp ý của tôi nhắm vào đoạn nói về những ưu điểm của người Việt, xin trích:
Nói về ưu điểm của người Việt sẽ có nhiều nhận định, nhiều ý kiến khác nhau, cá nhân tôi cho rằng người Việt có một số ưu điểm có tác động lớn đến phát triển kinh tế đất nước, đó là:
(a) Người Việt yêu quê hương đất nước
(b) Người Việt kiên cường, bất khuất trước xâm lược, cường quyền
(c) Người Việt đoàn kết rất cao khi gặp khó khăn, nhất là khi ở hoàn cảnh ngặt nghèo
(d) Người Việt có lòng tự hào, tự tôn dân tộc với truyền thuyết con Rồng cháu Tiên
(e) Người Việt thông minh, sáng dạ, học nhanh, nhất là công nghệ mới
(f) Người Việt ham học (tuy lười đọc sách, lười tự học), bố mẹ đầu tư mạnh mẽ cho việc học tập của con cái
(g) Người Việt thân thiện và mến khách
Bàn tay có ngón dài ngón ngắn. Người Việt có người thế này, người thế khác. Người Việt, như bất cứ dân tộc nào, được tôi luyện bởi hoàn cảnh địa lý, kinh tế lịch sử. Mà hoàn cảnh nước ta thay đổi rất nhiều trong những thập kỷ vừa qua. Mô tả như trên có vẻ … mất thời gian tính và xa sự thật.
Đúng ra, muốn biết sự thật như thế nào thì phải khảo sát, dùng xã hội học, nghề của tôi, phải nghiên cứu thì ta mới có “chân dung” của người Việt.
Trước khi làm khảo sát hay nghiên cứu đó, có lẻ ta nên thận trọng trước khi kết luận rằng người Việt yêu quê hương đất nước, kiên cường bất khuất trước xâm lược, đoàn kết cao, tự hào tự tôn, thông minh sáng dạ, ham học, thân thiện và mến khách …
Vì ai đó có thể đưa những ý kiến hoàn toàn trái ngược với danh sách các ưu điểm của người Việt vừa kể trên.
Thật vậy:
Một số người Việt đang tìm cách di cư sang nước ngoài.
Một số người Việt sẳn sàng hợp tác với những đối tác nước ngoài thiếu thiện chí: họ làm thủng đoạn thị trường của ta hay làm ô nhiễm môi trường ta.
Một số người sống trên hay sống bên cạnh sự nghèo khó bần cùng của người đồng hương mà hoàn toàn thiếu tế bào của sự thương cảm.
Tự hào tự tôn thì đúng là ta không thiếu nhưng tự hào tự tôn thái quá là một cản trở cho tiến bộ.
Riêng về thông minh sáng dạ thì đây là lĩnh vực của tôi, tôi có thể khẳng định rằng điều này là một thiên kiến. Chưa có bằng chứng là ta thông minh hơn người.
Ham học chắc phải còn kiểm định lại, nhưng ham bằng cấp và ham danh thì nhiều người đã trải nghiệm.
Thân thiện và hiếu khách thì có lẻ phải đi hỏi các khách du lịch sang nước ta.
Viết ra những điều trên làm tôi đau lòng lắm chứ. Tôi cũng rất khổ vì thấy người đồng hương của mình vẫn còn nghèo… Nghèo cũng gần như hồi tôi còn ở trong nước cách đây nửa thế kỷ. Ngày trước còn có thể nói ta nghèo vì chiến tranh
Bài toán phát triển có nhiều ẩn số ta cần phải tìm và tìm gấp để đi cùng chuyến tàu với quốc tế. Giáo dục, quản lý, kinh tế, văn hóa, …
———–

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Tiếp theo phần 1,2,3: TẠI SAO ĐẤT NƯỚC TA MÃI NGHÈO?
(4) NỀN TẢNG TRIẾT HỌC YẾU LẠI KHÔNG CHUẨN
Triết học của Việt Nam gốc là Nho Giáo sau này chuyển sang Khổng Giáo, Khổng Giáo độc tôn ở Việt nam cho tới thế kỷ 20. Cuối thế kỷ 16 khi các nhà truyền giáo Châu Âu vào giảng đạo, Thiên Chúa Giáo bắt đầu hình thành và phát triển và triết học Khổng Giáo dần bị lai tạp bởi Thiên Chúa Giáo. Với sự thay đổi và phát triển như vậy triết học của Việt Nam là lai tạp, pha trộn và ảnh hưởng của nước ngoài (Trung Quốc và phương Tây) nên nền tảng không vững chắc, cộng thêm Việt Nam không có triết gia nên các hệ thống lý luận và giá trị vừa yếu vừa không chuẩn.
Trên nền tảng triết lý Khổng Giáo lai tạp ấy rất nhiều giá trị, nhiều vai trò của các thành phần trong xã hội không chuẩn, thậm chí bị sai lệch, từ đó dẫn đến đảo lộn các qui tắc hành xử, ứng xử trong xã hội cũng như trong phát triển kinh tế.
[1] Điểm sai lệch thứ nhất nghiêm trọng nhất là đánh giá thấp vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp và thương mại. Không những đánh giá thấp mà còn bị coi thường: dạy học và chữa bệnh thì được gọi là “thầy”: “thầy giáo”, “thầy thuốc” (điều này không sai), còn buôn bán, thương mại thì gọi là “con” là “bọn” (“phường con buôn”, “bọn con buôn”). Trong khi doanh nghiệp (bao gồm cả nhà máy, xí nghiệp sản xuất, ngân hàng) là trung tâm của xã hội, tạo công ăn việc làm cho 70% lao động trong xã hội, đóng thuế nuôi bộ máy chính phủ, duy trì an ninh quốc phòng, đầu tư cho giao thông, hạ tầng xã hội, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho y tế, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người nghèo và các chính sách xã hội…
Bạn phải đăng nhập để bình luận.