“Sử gia” Đặng Phong và thông điệp về tư duy…

Tác giả: Kim Dung

.KD: Còn đây là bài mình viết về Sử gia Đặng Phong, trên TVN, ngày 06/09/2010 06:00 GMT+7


Kính viếng anh hồn Sử gia Đặng Phong

250px-DangphongMới vậy, mà đã được gần nửa tháng- GS Đặng Phong- “sử gia kinh tế số 1” rời bỏ cõi nhân gian hỉ nộ ái ố để trở về với cát bụi. Tôi vẫn nhớ mãi cái cảm giác bàng hoàng, choáng váng của buổi tối 20-8, khi đọc bản tin trên VNN: “Sử gia kinh tế hàng đầu Đặng Phong qua đời” tại nhà riêng. Phải định thần một lúc, mới tin được đó là sự thật xót xa. Vì với tôi, ông không chỉ là một sử gia kinh tế sắc sảo, mà còn là một người bạn vong niên rất đáng quý.

Quen biết ông từ năm 1983- khi đó, ông viết một bài báo về giá điện trên Báo Nhân Dân, rất gây tiếng vang. Một cách nhìn về kinh tế, về giá điện cực kỳ sát thực tiễn và hóm hỉnh. Đọc vừa buồn cười vừa thâm thúy. Nhưng phải về sau, trên hành trình dài của kiếp nhân sinh, tôi mới hiểu ra ông, một tầm vóc trí thức lớn nhưng lại như ẩn dật. Tiếp tục đọc

Ngọn lửa Nhân gian

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Rất bất ngờ, hôm nay, FB gửi cho mình bài viết cách đây tròn 06 năm đăng trên Tuần Việt Nam nhân ngày mất của Sử gia Kinh tế Đặng Phong, và tròn o1 năm mình đăng trên FB. Ông là một người bạn vong niên, một người mình coi như người anh thân thiết, hay trò chuyện trêu đùa mỗi khi gặp. Điều lạ, Sử gia Đặng Phong ít nổi tiếng trong nước, bởi có lẽ tính cách lặng lẽ của ông, nhưng lại rất có tên tuổi ở nước ngoài.

Xin được trích phần đánh giá của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia về ông: Ông được đánh giá là chuyên gia lịch sử kinh tế, người đã dày công nghiên cứu quá trình Đổi Mới ở Việt Nam [5]. Trong giới sử học, ông thuộc số ít viết sử kinh tế. Người như ông, GS Đặng Phong – tác giả của hàng chục ngàn trang sử kinh tế VN, còn ít hơn nữa [6]. Giáo sư Đặng Phong được coi là cuốn từ điển sống về kinh tế Việt Nam, là giáo sư mời của nhiều trường đại học danh tiếng thế giới [4]

Xin đăng lại bài thơ cũ, viết như một nén tâm nhang kính viếng anh hồn ông. Có cảm tưởng, ông sẽ phá lên cười vui vẻ, lạc quan- như tính cách xưa nay ông vẫn vậy.
.

KDVương vất hơi thu xanh

Xạc xào mùa hoa sữa

Bỗng ngậm ngùi nhớ anh

Người bạn vong niên không còn nữa
.
Con người như ngọn lửa

trong cái vỏ héo tàn

Hồ Tây sóng vỗ ngàn năm

Làng cổ giai nhân kết tình phu phụ Tiếp tục đọc

Đằng sau tiếng súng

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

KD: Vụ việc bắn nhau ở Yên Bái giữa các quan chức đã khiến cả xã hội chấn động mạnh, và nhìn nhận dưới góc độ rất khác nhau. Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog KD/KD một bài viết ngắn bàn về chủ đề này. Cảm ơn tác giả và xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

Vụ việc này phản chiếu một sự suy thoái đạo lý, một sự khủng hoảng sâu sắc trong guồng máy c/q,  trong bối cảnh các lợi ích nhóm hoành hành, mà Yên Bái là một điểm “mục”… 


vo DCM

Đằng sau tiếng súng không phải chỉ là vài mạng người.

Thường sau vụ nổ súng gây án mạng “xong rồi”, người ta mới giật mình xử lý “quyết liệt” và bình luận ồn ào, rồi sau đó đâu lại vào đấy. Bi kịch bạo lực tại Yên Bái không phải lần đầu và chắc không phải lần cuối. Đó không phải là khủng bố mà là hình sự. Nó tương tự như vụ Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng) và Đặng Ngọc Viết (Thái Bình), mà chắc nhiều người đã quên. Phải chăng xã hội quá nhạy cảm với hiện tượng, nhưng lại quá vô cảm với nguyên nhân và hệ quả? Muốn ngăn chặn nó, cần hiểu đằng sau tiếng súng là gì.

Thứ nhất, nó phản ánh não trạng bạo lực và cực đoan trong xã hội ngày càng gia tăng, đến mức báo động. Người ta xử lý nhau vì “ân oán giang hồ” không phải chỉ trên đường phố hay tư gia, mà ngay trong cơ quan công quyền (Tỉnh ủy và UBND). Xã hội đã trở nên cực đoan và bạo lực toàn diện, từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.   Tiếp tục đọc

Đại biểu quốc hội muốn lập Ủy ban Điều tra tham nhũng hoạt động độc lập

Tác giả: Phạm Hà

KD: Dù đề xuất của Tướng Trần Văn Độ rất thiện chí nhưng mình không tin. Cả một ngành Tư pháp, cả một Ban Chỉ đạo TƯ phòng chống tham nhũng còn chả chống nổi sức mạnh vô biên của tham nhũng, nói gì tới một Ủy ban độc lập của QH. Có khi lại thêm mâm thêm bát cồng kềnh.

Còn nếu UB này chỉ là để xử lý những vụ án đã phát hiện rồi, đã xuất hiện rồi, thì Tòa án chịu “ngồi chơi xơi nước” à?

Trong khi cái cách hành chính cần tiến tới gọn nhẹ bộ máy. Đẻ thêm một cơ quan là đẻ thêm mâm bát, có khi chồng chéo nhau, chẳng hiệu quả

————

Đó là đề xuất của Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao khi trả lời phỏng vấn của tờ Dân trí. 

Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối caoTrung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao

Theo nhận xét của Trung tướng Trần Văn Độ, dù hiện có nhiều cơ quan chỉ đạo của Đảng, các cơ quan chống tham nhũng ở Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thanh tra Chính phủ, VKSND Tối cao, cơ quan thanh tra ở các bộ ngành, địa phương nhưng thực tế đều hoạt động (chống tham nhũng – PV) không hiệu quả.

Lý do vì đối tượng tham nhũng đều là những người có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt trong những vụ tham nhũng lớn thì “dây mơ rễ má” rất lớn, những tổ chức, cơ quan thông thường không đủ quyền lực, quyền hạn để phát hiện, điều tra và xử lý.

Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ xây dựng có đề xuất Quốc hội có thể thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm.

Tiếp tục đọc

Chủ tịch thị trấn Tân Túc có thách thức dư luận và Thủ tướng?

Tác giả: Nguyễn Duy Xuân

.KD: Hành vi của Chủ tịch Thị trấn Tân Túc này là sự “trả miếng” quán cafe Xin Chào, một sự trấn áp thường dân, kiểu “cho mày biết tay chúng ông”, thậm chí như một sự đe dọa ngầm, để quán Xin Chào không thể kinh doanh gì được.

.Một đất nước mà chủ tịch thị trấn cũng chả coi lệnh của Thủ tướng là cái đinh gỉ gì. Đủ biết bọn cường hào ác bá ở địa phương hành dân ra sao.

Đất nước đó có còn luật pháp hay không? 

———-  

Đọc thêm: http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20160820/vu-xin-chao-va-su-lam-quyen-cua-quan-xa/1158061.html

http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20160819/ra-quyet-dinh-cat-dien-nuoc-quan-xin-chao-la-trai-phap-luat/1157812.html

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160818/quan-ca-phe-xin-chao-bi-chi-dao-cat-dien-nuoc/1156966.html

Có phải ông chủ tịch Vũ đang muốn “viết” tiếp chuyện “nhỏ xíu như móng tay” của “Xin Chào tập hai” để Bình Chánh thêm một phen danh nổi như cồn?

Thông tin trên báo Dân Việt điện tử cho biết: 

Ngày 16/8, ông Nguyễn Văn Tấn,  chủ quán Xin Chào (Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) đã nhận được quyết định đình chỉ thi công công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị do ông Nguyễn Thanh Vũ – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Tân Túc ký.

Quán cà phê Xin Chào (Ảnh: zing.vn).

Quyết định nêu rõ:

“Ông Tấn có hành vi vi phạm:

Tiếp tục đọc

Nghĩ ngợi về vụ đồng chí giết nhau ở Yên Bái

Tác giả: FB Nguyễn Thông

.Còn khá nhiều tỉnh chuẩn bị họp HĐND, phen này thì cứ phải kiểm tra cho kỹ, cái ngoáy tai cũng không cho đem vào. Tỉnh nào mà chả chứa đầy xung đột âm ỉ, cứ ép nhau cho lắm thì tức nước vỡ bờ, rồi lại tinh dững Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ, Bá Kiến chọi nhau.

.Làm cán bộ thời này quả là một nghề nguy hiểm, nhất là cán bộ đảng, chết như chơi (Nguyễn Thông).

————–

bi thu YB

– Vụ nổ súng ở Yên Bái 3 khiến cán bộ chết sẽ còn rất nhiều điều để nói để viết. Tôi cạn nghĩ dân chúng nếu bàn thì nên có cả ý (trí) lẫn tình (tâm). Thôi thì người chết rồi, dù có là cán bộ đi chăng nữa, đừng sẵn ghét cán bộ mà nói nhời nặng nhẹ, cho hồn người chết đi được dễ dàng, trong cái tháng đặc âm khí này.

Nhưng ở góc độ khác, với người sống, tôi thấy các vị cấp cao xử lý vụ việc (gọi là xử lý khủng hoảng) lần này có nhiều tiến bộ: nhanh, khá kịp thời, cởi mở. Tuy nhiên, ban đầu có điều không hay, cần lên án. Báo Pháp luật VN (phapluatplus) đã nhanh nhất có thông tin, chỉ sau hai mươi phút xảy ra vụ việc, rất đáng nể. Ngay sau đó, có lệnh cấm thông tin, bắt báo Pháp luật phải rút xuống, theo cái thói xử lý cấm đoán xưa nay.

chu tich YB

Bài báo đã bị rút, gây nhiều tò mò, hoang mang. Hơn một tiếng đồng hồ sau, các báo mới được lần lượt đăng tin. Để truy ra kẻ nào ban cái lệnh cấm đoán đó không khó. Cần xử lý cho nghiêm, không thể để dạng như vậy chui vào bộ máy lãnh đạo, quản lý nhà nước để làm bậy, dù viện bất cứ lý do gì.

Tiếp tục đọc