Suy ngẫm

Tác giả:  Lê Thanh Dũng (Viết tiếp sau cuốn sách đã phát hành 7-2016)

.KD: Tác giả cuốn Suy ngẫm- Lê Thanh Dũng vừa gửi cho Blog KD/KD những mẩu chuyện đầy sự “suy ngẫm” của ông Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ


suy-nghi-shutterstock_csemChuyn con tr nhưng không hn là chuyn tr con

Thế hệ trước, từ khi còn bé tí, trẻ con đã được gia đình dạy dỗ về lễ phép, cũng là phép lịch sự, trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ, thái độ với người xung quanh, với người trên, với khách đến nhà…. Trong đó có lời dặn: không được nói leo, không xen ngang khi người ta đang nói, không thóc mách chuyện người khác..

 Một hôm, cu Bin 8 tuổi nói:

– Ông ơi, ông cho con gọi điện cho mẹ.

Cháu quay số, nói chuyện với mẹ xong, cháu đặt máy xuống, cám ơn ông rồi ra ngồi giường chơi.

Tôi hỏi cháu rằng mẹ nói gì. Hỏi mấy câu, cháu không trả lời.

Tôi hơi bực, bảo cháu:

– Tại sao ông hỏi không trả lời?

Và tôi nói như thế là không ngoan… Cháu nói lí nhí: “ông cứ nói thế mà ông lại làm thế…” Tôi nghĩ mãi mà không hiểu cháu muốn nói gì. Sau cháu nói thêm, rất khẽ: “đấy là chuyện mẹ với con…”

Sực nhớ lại chuyện hôm qua. Tôi có hai ông khách tới chơi. Bin ngồi bàn chơi máy tính, một lần nói xen vào chuyện các ông, bị nhắc nhẹ rằng không phải chuyện của con, không được xen vào chuyện người khác… Và ý của Bin là: ông nói thế mà bây giờ ông còn hỏi “mẹ nói gì với con..”. Tiếp tục đọc

Tầm nhìn quá xa, mục tiêu quá nhiều: Việt Nam thua cả châu Phi

Tác giả: V. Hà

.KD: Hầu hết các mục tiêu đặt ra để trở thành nước công nghiệp vào 2020 được thừa nhận rất khó đạt được. Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam được xem là rườm rà về câu chữ, không có trọng điểm, quá nhiều ưu tiên và thua xa các nước ở châu Á và cả châu Phi (V.Hà).

.Nhưng thắng về…. khẩu hiệu, và người Việt lạc quan, cảm giác hạnh phúc nhất nhì thếgiới trong cái “rọ cua” của mình là là OK rồi

——————-

Thua xa Thái Lan, hội nhập còn rất đau đớn

Dừng ở soạn thảo văn kiện

“Tham gia vào quá trình làm chính sách tại 20 quốc gia ở châu Á và châu Phi, nói thật lòng chính sách công nghiệp của các bạn không tốt lắm, nằm ở tốp cuối. Một số nước châu Phi còn có chính sách tốt hơn các bạn”.

Đây là chia sẻ của GS. Kenichi Ohno – Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản tại Tọa đàm “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam: Thực trạng và định hướng đổi mới trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 25/08/2016.

Theo vị giáo sư có 20 năm kinh nghiệm theo sát quá trình làm chính sách tại Việt Nam, chính sách công nghiệp của Việt Nam đều phải trải qua các bước: từ soạn văn kiện, triển khai thực hiện và tác động mang lại. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thường chỉ dừng lại ở việc soạn văn kiện.

chính sách công nghiệp, ngành công nghiệp, hội nhập, kinh tế tụt hậu, nước công nghiệp
 

Ông Ohno chỉ ra rằng, trong chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam, thông tin cốt lõi không có hoặc chưa rõ; thông tin nền bối cảnh, đường lối chủ trương và nội dung phần tầng quá nhiều, không biết đâu là ý chính ý phụ. Trong khi đó thiếu kế hoạch hành động và cơ chế giám sát; khung thời gian quá xa tới tận 2035 trong khi thời buổi hội nhập như thế này 2025 còn chưa biết như thế nào.

Tiếp tục đọc

2.000 tỷ cứu hạn: Cây trồng đã chết khát, các Bộ vẫn họp bàn… giải ngân

Tác giả: P. Thảo

KD: Các Bộ sinh ra để họp, đâu phải để… làm? Được cái, bác nào “chém gió ” cũng rất hay  😀

————-

Năm 2016, 2.000 tỷ đồng được duyệt chi, giao cho Bộ KH-ĐT để phân bổ cho các tỉnh ĐBSCL bị hạn mặn vừa qua để cứu hạn cấp tốc. Nhưng nửa năm trôi qua, 3 tháng nữa là chu kỳ hạn lặp lại, vẫn chưa có đồng tiền nào được giải ngân. Đây là một nhiệm vụ Bộ KH-ĐT chưa hoàn thành…

Sáng 25/8, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng với tư cách Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng thực hiện cuộc kiểm tra đầu tiên tại Bộ KH-ĐT.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khái quát, Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã cùng thống nhất hành động theo lời tuyên thệ của Thủ tướng là quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, một Chính phủ kiến tạo, một Chính phủ hành động. Và một Chính phủ kiến tạo phải vận động trên nền tảng thượng tôn pháp luật, phải đổi mới, sáng tạo vì người dân, DN. Thay vì quản lý hành chính cứng nhắc phải chuyển sang mô hình phục vụ, tạo thuận lợi nhất cho người dân và DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng (trái) - Nguyễn Chí Dũng tại cuộc làm việc sáng 25/8.
2 Bộ trưởng Mai Tiến Dũng (trái) – Nguyễn Chí Dũng tại cuộc làm việc sáng 25/8.

Tiếp tục đọc

Muốn ăn sạch phải có chính quyền sạch

Tác giả: Trung Bảo
.
KD: Gay nhỉ. Cái title bài khiến cho mình thấy sợ. Là bởi vậy, quanh năm người dân Việt phải ăn… kiểu gì đây?  😀
—————-
 
Ca sĩ Mỹ Linh phát biểu tại diễn đàn về thực phẩm sạch. Ảnh: Thành Đạt
.
 Giống như nhiều người trong chúng ta, ca sĩ Mỹ Linh giờ đây sẽ phải trả một mức giá cao hơn nhiều nếu cô muốn ăn hải sản không có xyanua từ nhà máy Formosa. Trường hợp này hoàn toàn đúng với phát biểu của cô được báo chí dẫn lại trong hôm nay và tạo ra nhiều tranh cãi trên mạng: “Muốn rẻ đừng đòi hỏi thực phẩm sạch”.

Tiếc thay, hải sản – một loại thực phẩm bị bẩn lại không phải vì người nông dân hám lời làm bậy mà bởi vì những người đã tiếp tay đưa Formosa vào để giết chết cả vùng biển miền Trung. Vậy chúng ta đang phải trả tiền nhiều hơn cho món hải sản mà chẳng liên quan gì đến ngư dân hay trình độ của người tiêu dùng.

Tiếp tục đọc

“Tuy không có tiếng súng, nhưng thật là ám ảnh”

 Tác giả: Lại Trọng Tình

.KD: Một đằng, sự khốn cùng, tham lam và thiếu hiểu biết đã dẫn đến việc làm tăm tối. Một đằng tham lam, thiếu hiểu biết dẫn đến tội ác, cho dù có sự thỏa thuận của nạn nhân.

Sự trục lợi của người Việt giờ đây muôn vẻ. Quan trục lợi kiểu quan. Dân trục lợi kiểu dân. “Đất nước chỉ còn là nơi ta … xâu xé!”  😦


Mấy hôm nay, nhiều tờ báo đều đưa tin về vụ việc mà công an quận Bắc Từ Liêm đang thụ lý, một người phụ nữ sinh năm 1985, viết tắt là N. đã thuê người chặt một phần ba tay và một phần ba chân của mình rồi nằm bên đường sắt giả hiện trường một vụ tai nạn để yêu cầu được bảo hiểm.

Bạn tôi, người phụ trách tờ An ninh thủ đô Điện tử, cơ quan báo chí đầu tiên đề cập vụ việc thốt lên trên trang facebook cá nhân: “Tuy không có tiếng súng, nhưng thật là ám ảnh”.

Tôi đoán chừng, thứ ám ảnh anh, cũng là thứ đang ám ảnh tôi, và mang lại rất nhiều năng lượng tiêu cực cho độc giả khi tiếp cận tin này, đó là sự day dứt về một nỗi tuyệt vọng. Điều gì đã đẩy N, đẩy M… bước qua giới hạn của sự chịu đựng mà một người bình thường chỉ nghĩ tới thôi cũng đã thấy không thể vượt qua?

Thuê người chặt chân tay, Trục lợi bảo hiểm, giả tàu đâm
Lý Thị Niên tại cơ quan công an (ảnh: CAND).

Trong một bài viết của hai nhà khoa học Nick Huband và Digby Tantam đăng trên Tạp chí Y học thần kinh uy tín của Anh Quốc (cung cấp online bởi Taylor&Francis) nghiên cứu về 213 trường hợp phụ nữ tự thương được ghi nhận ở các cơ sở y tế

Tiếp tục đọc

Đi hay ở : Bi kịch của một quốc gia

Tác giả:  Nguyễn Quang Dy

KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog KD/ KD bài viết bàn về đi hay ở- Bi kịch của một quốc gia với nhận định thẳng thắn:

 Quyền tự do cư trú và di cư là quyền chính đáng của mọi công dân, là chuyện bình thường của mọi xã hội. Nhưng hiện tượng nhiều người bỏ đất nước ra đi ồ ạt như hiện nay tại Trung Quốc và Việt Nam là chuyện bất bình thường. Nó phản ánh não trạng bất an của cộng đồng và thực trạng bất ổn của đất nước. Tại sao người ta không ở lại để lên tiếng phản biện và góp phần đổi mới thể chế và phát triển đất nước?  Câu chuyện đi hay ở không chỉ là bi kịch, mà còn là thảm họa quốc gia.

Cảm ơn tác giả và xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

—————. 

“Con đường vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân” (The Journey of a Thousand Miles Begins with a Single Step) – Lao Tzu

Thuyennhan-vietkieu-danlambao

Đi hay ở là một câu hỏi đã ám ảnh nhiều người Việt, ít nhất hai thế hệ, như một bi kịch của quốc gia, với nhiều hệ quả khôn lường. Phải rời bỏ quê hương đất nước “di cư” tới một xứ sở khác là điều bất đắc dĩ. Các cuộc di cư lớn thường do chiến tranh hay thay đổi chế độ chính trị. Nhưng câu chuyện đáng nói ở đây không phải là về chuyện di cư thông thường đã từng xảy ra trong lịch sử (như sau năm 1975), mà về hiện tượng ra đi bất thường đang diễn ra hiện nay tại một số nước chuyên quyền (như Trung Quốc và Việt Nam).

Có một cuốn sách nhỏ mà mỗi khi đọc lại người ta không khỏi liên tưởng đến thực trạng đang diễn ra tại quốc gia, công ty, hay cơ quan của mình. Đó là cuốn “Ra đi, Lên tiếng, và Trung thành” (Exit, Voice, and Loyalty, Albert Hirschman, Harvard University Press, 1970).  Một cuốn sách hay nhưng dường như ít người đọc.

Trong bài này, chúng ta thử nhìn lại làn sóng di cư diễn ra tại Trung Quốc và Việt Nam, như một hệ quả tất yếu của những bất ổn trong nước (như phần nổi của tảng băng chìm). Dòng người và dòng tiền ra đi không chỉ là bi kịch mà còn là thảm họa.  

Bi kịch của Việt Nam Tiếp tục đọc