Chị em nàng Kim

Quen biết nhau từ khi nàng Kim Hằng- đọc Blog KD/KD của mình, và phát hiện ra, cùng thân với một chàng, chàng đó là bạn học của Kim Hằng. Vậy là từ khi đó, cứ mỗi chuyến nàng ở xứ người trở về Hà Nội, hoặc đi công cán rẽ qua nhà, là mềnh và nàng thế nào cũng có buổi gặp nhau. Ríu rít, cười đùa, tâm sự, tám chuyện và “tra vấn” nhau về mọi điều. Cười phá lên vì quá khứ một thời thiếu nữ…

KH- KD-a

Chuyến về vừa rồi cũng thế. Nàng hẹn mình gặp nhau một buổi trước khi qua CPC. Hai chị em có một buổi sáng đầu thu Hà Nội thật thú vị. Con phố HN vẫn giữ được vẻ đẹp của hàng cây sấu già, với ánh nắng nhảy nhót rất … trẻ thơ. Mình và nàng, hai chị em ăn bún bò Huế,  café sáng và đi dạo bộ suốt dọc con phố. Thỉnh thoảng chụp cho nhau. 

Xin đưa một bức ảnh hai chị em chụp kỷ niệm. 

“Đánh tư sản” ở miền nam sau 1975

 Tác giả: Tú Hoa

.KD: Năm 1977, lần đầu tiên vào miền Nam công tác, và khi đó đang là chiến dịch “đánh tư sản”. Chuyến đi bổ ích như một trang văn học thấm đẫm hơi thở đời sống. Và chuyến đi đó đã cho mình một cảm nhận cực kỳ quan trọng, dù chỉ là cô phóng viên còn quá trẻ, 26 tuổi đầu, quan sát đời sống với nhiều non nớt nhưng đồng thời rất tỉnh táo nhận biết thực và ảo- để chọn lựa cách đi. Nay đọc được bài này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

—————–

Sài Gòn trước 1975

Sài Gòn trước 1975

I. ĐÁNH TƯ SẢN

ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam 

Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN đối với người dân miền Nam được Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.

Tiếp tục đọc

Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng sau 1979

Tác giả: Balazs Szalontai

.Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006). Bài viết dựa vào kho tư liệu tại Hungary và thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

hoangvanhoan1

Balazs Szalontai

Tháng Bảy 1979, ông Hoàng Văn Hoan, cựu ủy viên Bộ Chính trị, Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Trung Quốc, bỏ trốn theo Trung Quốc.

Khi đã lưu vong ở Trung Quốc (TQ), Hoàng Văn Hoan, nhân vật lãnh đạo vào hàng cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đào thoát ra nước ngoài từ trước tới nay, nói rằng sau cuộc chiến Việt – Trung, có tới 300.000 đảng viên thân TQ bị phe “thân Liên Xô” của Lê Duẩn loại bỏ.

Một cuộc thanh trừng nội bộ quả đã diễn ra trong 1979-80, nhưng như hồ sơ Hungary tiết lộ, ông Hoan đã phóng đại nhiều về tầm mức. Việc thanh trừng vừa là nỗ lực bóc tách các phần tử “thân TQ” thật sự và tiềm năng, nhưng nó cũng là biểu hiệu của khủng hoảng kinh tế – xã hội ăn sâu ở VN.

Vai trò cá nhân

Tiếp tục đọc

Cứu nguy văn hóa

Tác giả: Nguyên Cẩn (Văn hóa Phật giáo số 247 ngày 15/4/2016)

.KD: Thật ra, như tất cả các lĩnh vực khác, văn hóa là sản phẩm của một thể chế, một chế độ XH. Trong bối cảnh thể chế thiếu công khai minh bạch, pháp luật thì không thượng tôn, vậy cứu nguy Văn hóa kiểu gì đây?

.Mặc dù nơi nào cũng vẫn có những người tốt, cử chỉ văn hóa tử tế, nhưng nó chỉ mang tính đơn lẻ, không thành phổ biến, không thành một nền tảng. Cứ nhìn Văn hóa tham gia giao thông, và nhìn tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm ngang nhiên là đủ biết văn hóa nước Việt đang đứng ở đáy của văn minh nhân loại

.“Thượng bất chính, hạ tắc loạn”- Cứu nguy kiểu gì?

————-

Báo động văn hóa xuống cấp

Trong một bài viết trước đây “Văn hóa Việt Nam – đôi điều suy ngẫm”, chúng tôi đã đề cập đến thủy chuẩn văn hóa chúng ta hiện nay đang ở mức thấp, rất thấp, khi so sánh những mối quan tâm hàng ngày qua việc tìm kiếm trên internet. Nhiều bậc thức giả, những nhà xã hội học đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo về văn hóa nghe – nhìn. Chúng ta đọc báo in, và nhất là báo mạng, thấy gì? Nào là đám cưới “đại gia” đi xe siêu sang trong khi nợ nông dân như chúa Chổm, rồi chuyện chân dài với đại gia, hàng hiệu với người đẹp, chuyện hẹn hò của ông kép này và cô đào kia… Có người cay đắng nhận định: “Cả nước chúi mũi vào cái váy của một cô ca sĩ XYZ nào đó mà lơ là chuyện nhiễm mặn đồng bằng, chuyện hạn hán chưa từng thấy, chuyện ngoại thù rập rình hải đảo ngăn không cho ngư dân ra khơi…, chưa nói đến chuyện vụ án ngày nào cũng có từ trong gia đình ra ngoài xã hội, chuyện thầy giáo dụ dỗ học sinh vào nhà nghỉ, chuyện đánh ghen…”

Còn phim ảnh, chẳng biết truyền hình chiếu bao nhiêu bộ, mà đài nào cũng phim Hàn với Hoa, bây giờ lại thêm Ấn Độ; đến nỗi học sinh hiểu sử Việt lơ mơ mà về Càn Long với Khang Hy thì lại rất rành. Rồi lớp trẻ hành động theo thần tượng, phần lớn là nước ngoài, với quan điểm thẩm mỹ lệch lạc…

Tiếp tục đọc

Thêm siêu dự án thép 
ven biển 10 tỷ USD

Tác giả: .V.Nghi – Tr.Tân – N.An

.KD: Không biết, sau bài học của Formosa, Ninh Thuận có rút được cái…. dây kinh nghiệm nào sắp tới không?

—————

Một dự án thép khổng lồ với công suất trên 16 triệu tấn/năm đang được tính toán xây dựng tại hai xã Phước Diêm và Cà Ná (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

Thêm siêu dự án thép 
ven biển 10 tỷ USD
Khu vực cảng Thương Diêm (xã Phước Diêm, Thuận Nam, Ninh Thuận) sẽ nằm trong dự án của Tập đoàn Hoa Sen – Ảnh: TRUNG TÂN

Theo dự thảo thỏa thuận hợp tác chiến lược với UBND tỉnh Ninh Thuận, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) dự kiến đầu tư dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận có vốn đầu tư lên tới 10,6 tỉ USD (hơn 230.000 tỉ đồng), công suất 16 triệu tấn/năm.

Tiếp tục đọc

Thủ tướng: Quyết không để lợi ích nhóm chi phối bộ máy

 

 Tác giả: P. Thảo

.KD: Nhân dân đang chờ xem bọn lơi ích nhóm tan rã ra sao. Vì trong thực tế, TT cũng biết rất rõ, con đường dài nhất ở VN là từ lời nói đến hành động

———–

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu bộ máy hành chính nhà nước phải luôn toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp chung của đất nước, phục vụ nhân dân; kiên quyết không để lợi ích nhóm chi phối. Đội ngũ cán bộ, công chức phải liêm khiết, trong sạch…

Đây là một nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi kết luận về vấn đề cải cách hành chính sau hội nghị sơ kết công tác này trong giai đoạn 2011-2015 và triển khai giai đoạn 2016-2020 vừa được Văn phòng Chính phủ thông báo cụ thể.

Thủ tướng nhận định, bên cạnh những kết quả đạt được trong 5 năm qua, công cuộc cải cách hành chính vẫn còn những hạn chế, nổi bật là: Một số quy định pháp luật còn phức tạp, thiếu khả thi; Bộ máy còn cồng kềnh, chưa phân định rõ nhiệm vụ, phân cấp chưa hiệu quả; Môi trường đầu tư còn chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác cải cách hành chính tuần trước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác cải cách hành chính tuần trước.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, các cấp, các ngành, cơ quan phải quyết tâm thực hiện cải cách hành chính không để rơi vào tình trạng tụt lùi, lạc hậu, Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải cải cách mạnh mẽ, đồng bộ, xóa bỏ mọi rào cản, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp theo hướng xây dựng cơ quan hành chính phục vụ.

Tiếp tục đọc