Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

Tác giả: Vương Trí Nhàn- Tia Sáng (2005)
.
KD: Với mình, trải nghiệm một đời sống giao tiếp XH rộng, do nghề nghiệp, mình thấy tài năng con người thì không đến nỗi hiếm, nhưng rất hiếm… nhân cách. Thì giới trí thức cũng vậy thôi.
.
Cũng chẳng nên than vãn hay chê trách. XH nào con người nấy, trí thức nấy. XH đầy tham nhũng, lợi ích nhóm, mua quan bán tước và trơ trẽn, thiếu liêm sỉ, đòi hỏi trí thức có nhân cách thì hi…. hi …
.
Mà thế nào là trí thức?
————
Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

Có một lời khen tuy chưa phổ biến lắm, nhưng thời gian gần đây được sử dụng ngày một nhiều hơn:

“Một nhân cách cao quý
Một nhân cách đáng được kính trọng”

Hai chữ nhân cách nói ở đây có nghĩa na ná như một con người, một nhân cách cao quý tương đương với một con người cao quý. Nhưng theo tôi hiểu, giữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ của lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách.

Tiếp tục đọc

Lưu Quang Vũ – Người viết định mệnh cho mình

Tác giả: Nhạc sĩ Tuấn Khanh (Blog Tuấn Khanh)
.
Lưu Quang Vũ ra đi vào năm ông 40 tuổi, thời ngồn ngộn năng lực muốn cống hiến cho đời. Nhưng chỉ hơn 10 năm sáng tác, thật kinh ngạc Lưu Quang Vũ đã viết hơn 50 vở kịch, tạo nên một vệt sáng khó quên trên bầu trời kịch nghệ Việt Nam.
———
Lưu Quang Vũ – Người viết định mệnh cho mình

Cuối tháng 8/2015, nhiều sân khấu dựng lại kịch của Lưu Quang Vũ như một cách để nhớ về một tài năng hiếm có của Việt Nam. Không khác gì các kịch bản lừng danh mang đầy tính dự báo về thời cuộc, con người… của ông, sự ra đi của ông cũng là một dự báo về xã hội với sự hỗn loạn trên các đường chạy mà số phận con người cũng mỏng manh không khác gì trong chiến tranh.

Nhớ lại những ngày tháng đó, với người miền Nam, thật không dễ mà sớm chấp nhận các vở kịch từ phía Bắc tiến vào kinh đô sân khấu của mình từ sau 1975. Cuộc chiến tranh dăng dẳng cùng với những khác biệt bị vun đắp chủ ý đã khiến mọi thứ trở nên dè dặt và khép kín. Nhiều khán giả miền Nam đã coi đó là một ngôn ngữ nghệ thuật đầy sự khác biệt bởi giáo điều và nặng nề tinh thần chính trị, bên cạnh là những cái tên diễn viên, đạo diễn, biên kịch… đều rất xa lạ. Thế nhưng khi ngọn gió mang tên Lưu Quang Vũ lan đến, đã làm miền Nam, đặc biệt là giới thưởng thức, làm nghề ở Sài Gòn lúc ấy xôn xao.

Tiếp tục đọc

Đến Bhutan, bạn sẽ thấy ở Việt Nam còn hạnh phúc gấp vạn lần

Tác giả: theo Thanh niên tự do.
.
KD: Người dân Bhutan cũng không có chính kiến, toàn nghe theo giáo lý nhà Phật, nghe theo những điều của Nhà nước quy định trong “Chỉ số Hạnh Phúc Quốc gia”.
.Chỉ số này được đặt ra trong năm 1972 bởi Dragon King thứ 4 của Bhutan , Jigme Singye Wangchuck . Nó đại diện cho một cam kết xây dựng một nền kinh tế sẽ phục vụ văn hóa Bhutan dựa trên các giá trị tinh thần Phật giáo thay vì chỉ số đo bằng tổng sản phẩm trong nước của phương tây (GDP): tập thiền mỗi buổi sáng, sống cân bằng, biết đủ, không bon chen nói xấu lẫn nhau, không giết hại súc vật (TNTD).

.Một bài viết thâm thúy, vui, để suy nghĩ và cả ….thư thái

—————  

Bhutan được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với vị trí địa lý nằm ở Nam Á, giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này có được là do người dân Bhutan thường xuyên tìm kiếm sự hạnh phúc về tinh thần, họ không quan tâm đến TV, Đài hay Internet, những vấn để nổi trội của thế giới. Còn đối với những người dân tại quốc gia khác, việc tìm kiếm hạnh phúc tại Bhutan lại khó hơn người ta tưởng. Đâu phải việc ở một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới sẽ giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn. Nếu là người Việt Nam và đặt chân tới Bhutan, có lẽ bạn sẽ thấy quê hương chúng ta còn hạnh phúc gấp vạn lần. Tại sao lại như vậy?

1. Đất nước không có dân chủ

Vào năm 2008, Bhutan thực hiện quá trình chuyển đổi từ chế độ quân chủ tuyệt đối sang chế độ quân chủ lập hiến và tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên.

Nhà nước Bhutan dù có Đức Vua nhưng Vua không có thực quyền – chỉ trị vì nhưng không cai trị, tất cả quyền lực điều hành nhà nước đều nằm trong tay quốc hội do Đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.

So về việc tổng tuyển cử dân chủ, Việt Nam mình đã đi trước mấy chục năm, từ năm 1945 còn gì. Bhutan cái gì cũng bị kiểm soát dưới sự kiểm soát của nhà nước quân chủ lập hiến. Ví dụ thực tế: Nhà nước ban lệnh con nít bắt buộc phải đi học và dù nhà có điều kiện cũng không được trả tiền.


Trẻ em nhà giàu hay nhà nghèo đều phải làm tròn nghĩa vụ của mình là học hành và vui chơi, những vấn đề còn lại để nhà nước đảm bảo và đáp ứng. Trẻ em muốn đi làm kiếm tiền mưu sinh như ở Việt Nam cũng không được thông qua

Tiếp tục đọc

Đừng im lặng: Thối thế các ông có sống nổi?

Tác giả: Hà Phan

.KD: Các ổng có sống ở đó bao giờ đâu mà hỏi? Hoặc đã quen ăn bẩn, sống bẩn thì sẽ quen hôi thối  😀

—————–  

Mùi hôi thối không chỉ “nồng nàn” quanh Phú Mỹ Hưng – khu nhà giàu bậc nhất Sài Gòn và lân cận nữa rồi. Nó đã lan cả ra nước ngoài, khi mà nhiều cơ quan truyền thông ngoại quốc đã lên tiếng. Bịt khẩu trang đi ngủ, bịt mũi khi ăn và chẳng lẽ bịt mồm khi nói nữa sao?

Tranh cãi và đá qua đá lại mãi thì cuối cùng người ta cũng phải gật gù mùi hôi ấy bắt nguồn từ Đa Phước. Nơi có bãi rác khổng lồ – tiếp nhận 5.000 tấn rác/ngày, chiếm 70% rác của TP.

Chuyện ấy có thể các cấp bên trên không biết hoặc không muốn biết nhưng từ nhiều năm nay, ít nhất 4 tháng dân khu Nam Sài Gòn phải sống chung với thối và tháng 8 là đỉnh điểm. Còn những  tháng khác, gió thổi hướng nào dân hướng ấy chịu. Dân kêu ca, kiến nghị chưa đủ. Quận phải cầu cứu TP và mấy ngày qua, chính quyền bắt đầu đi tìm nguyên nhân nhưng “hương hoa” từ đâu thì vẫn đang chờ kiểm tra làm rõ. Tiếp tục đọc