—————
Xem lại kỳ 1; kỳ 2
Trong phần 3 cũng là phần cuối cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam, bà Phạm Chi Lan đã nói kỹ lưỡng về chính phủ kiến tạo, về nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước, và cả về cá nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây thường hay nhấn mạnh thuật ngữ “Chính phủ kiến tạo”. Bà có biết thuật ngữ này được nhắc đến lần đầu tiên ở Việt Nam khi nào? Những thành tố hình thành Chính phủ kiến tạo là gì? Và để xây dựng được Chính phủ kiến tạo bản thân Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ phải làm những việc gì?
Khái niệm “Chính phủ kiến tạo” được chính thức nêu ra trong Thông điệp đầu năm 2014 của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được nói rõ là thông điệp cho 2 năm 2014-2015.
Trong Thông điệp này, lần đầu tiên Thủ tướng Dũng nói rằng Chính phủ phải là Chính phủ kiến tạo, Chính phủ phục vụ. Nhiều nội dung trong Thông điệp rất hay, mới và mạnh bạo hơn hẳn những gì lãnh đạo nước ta thường nói. Tiếc rằng những ý tưởng đẹp đó vẫn chưa kịp đi được vào cuộc sống.
Khi lên nhận nhiệm vụ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhấn mạnh cam kết xây dựng Chính phủ kiến tạo, Chính phủ phục vụ, và thêm hai ý Chính phủ liêm chính, Chính phủ hành động.
Tôi tán thành gắn thêm hai cam kết liêm chính và hành động vào cho Chính phủ mới. Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã quá tràn lan, phức tạp, trắng trợn, và tham nhũng đủ thứ, như những nhà lãnh đạo cao nhất ở nước ta đã thừa nhận. Một số vụ tham nhũng tiền bạc, tài sản công đã được đưa ra điều tra, xét xử, nhưng gần như chưa mang lại kết quả về mặt răn đe, ngăn chặn tham nhũng loại này.
 |
Nhìn đường đi của ông Trịnh Xuân Thanh hay con trai ông cựu bộ trưởng thì biết. Quy trình trong tay họ, họ làm có thể thao túng được!
|
Bạn phải đăng nhập để bình luận.