.KD: Một vấn đề quá mới ở xứ ta. Mình nhớ nhiều năm trước đây có một nữ nhà báo phạm tội kiểu như “bức tử con chồng” dẫn đến đứa con chồng tự thiêu vì uất ức, cứ chuẩn bị ra tòa xử là cô ta có bầu. Đẻ liên tục 3-4 đứa con. Đó là chưa phải vào tù, người ta đã có những chiêu trò để … trốn tù như vậy. Còn ở trong tù, đã từng có nữ tử tù tìm mọi cách mang thai để trốn án tử hình. Vì vậy, vấn đề cơ bản là có cơ chế kiểm soát được các nữ tù nhân mang thai, nếu như chủ trương này được áp dụng
.Hóa ra, làm phụ nữ, cũng nhiều cái lợi phết 😀

Hiện chưa có giải thích rõ việc thăm gặp riêng tư của phạm nhân là nhằm thực hiện một quyền hiến định hay là một chính sách nhân đạo của nhà nước.
Việc pháp luật cho phép phạm nhân được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng không phải là quy định mới ở Việt Nam. Nhưng mới đây, chủ đề này được chú ý khi Bộ Công an lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư về việc phạm nhân gặp thân nhân, nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân[1], trong đó có quy định phạm nhân nữ được gặp chồng tại phòng riêng nhưng phải cam kết không được có thai. Điều khoản này đang nhiều ý kiến trái chiều.
Quyền con người hay đặc quyền?
Theo kinh nghiệm trên thế giới, không nhiều quốc gia cho phép phạm nhân được gặp vợ/chồng một cách riêng tư. Theo thống kê (có thể chưa đầy đủ), đó là các nước: Hoa Kỳ (một số bang), Australia (một số bang), Brazil, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ireland, Israel, Mexico, New Zealand, Pakistan, Nga, Arab Saudi, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh.
Chính vì vậy, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp – Bộ Công an chia sẻ rằng “Tôi đi nước ngoài và có trao đổi với họ về việc cho phạm nhân gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng, họ tỏ ra khá ngạc nhiên về điều này và cho rằng đây là một điểm tiến bộ của Việt Nam”.[2]
Bạn phải đăng nhập để bình luận.