Tác giả: Nguyễn Quang Dy
KD: Thật khó hiểu. Đồng bằng sông CL bao đời là vựa lúa, là niềm kiêu hãnh và yêu thương của người dân Nam bộ. Giờ số phận của miệt đồng bằng này lại như một ẩn số làm đau đầu các nhà quản trị?
.Hay tài năng các nhà quản trị chưa… tương xứng?
—————–
“Cần thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về” (Ca dao)

Nghịch lý Miền Tây
Từ xa xưa, người ta thường nói đến đồng bằng Nam Bộ trù phú là “vựa lúa của cả nước”, với những “cánh đồng thẳng cánh cò bay”, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, tôm cá đầy sông, hoa trái đầy vườn, lúa gạo đầy bồ… Miền Tây được “thiên nhiên ưu đãi”, với “Cần Thơ gạo trắng nước trong” và với “người đẹp Tây Đô”, cuộc sống vật chất phong lưu như “công tử Bạc Liêu”, còn cuộc sống tinh thần hồn nhiên như “bài ca vọng cổ”…
Nhưng tất cả những hình ảnh đẹp đẽ và hồn nhiên đó đã trôi vào quá khứ như một huyền thoại về một “thời xa vắng”. Nó đang được thay thế bằng hình ảnh “Miền Tây hoang dã” với môi trường bị ô nhiễm, ruộng vườn bị hoang hóa vì hạn hán và ngập mặn. Cuộc sống của hàng triệu người dân miền Tây đang bị đe dọa. Con gái miền Tây phải bỏ quê hương đi lấy chồng Đài Loan, hoặc ra thành phố kiếm sống bằng nghề bia ôm…
Đó là một nghịch lý đau lòng đầy bi kịch. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ lâu là một “vùng kinh tế trọng điểm” của cả nước. Nhưng tác hại to lớn do thiên tai (hạn hán và ngập mặn) “chưa từng có trong lịch sử”, đã làm mất hơn 160.000 ha lúa (theo đánh giá ban đầu), ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của 320.000 hộ dân, khiến 775.000 người thiếu nước ngọt. Sau trận hạn hán và ngập mặn lịch sử đó, ĐBSCL sẽ đi về đâu? Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.