Tác giả: Theo FB Tho Nguyen
KD: Trong giây phút định mệnh đó, Jaeger quyết định quay thanh chắn, mở cửa cho dòng người đầy tiếng cười và nước mắt ào ào đi qua trước mặt mình. Nhiều người đã ôm hôn anh, một sỹ quan cao cấp của bộ máy mật vụ khủng khiếp nhất châu Âu hồi đó. Jaeger không hề ý thức được là mình đã làm một việc tạo nên lịch sử. Anh chỉ cảm nhận sự trống trải ê chề giữa không khí sống động đó.
Hành động của Jaeger xảy ra đúng vào lúc tại cửa khẩu Brandenburger Tor sự căng thẳng giữa nhân dân và lực lượng An ninh đã lên đến mức có thể xảy ra thảm sát. Tin „vỡ đê Bornholmer“ được các phóng viên phương Tây đưa lên truyền hình trực tiếp, đã tạo ra hiệu ứng Domino. Lần lượt binh sỹ các cửa khẩu đều buông xuôi và bức thành Berlin bị xóa sổ từ lúc đó. Ngày nay ai cũng rùng mình khi nghĩ đến câu hỏi: Lịch sử sẽ ra sao, nếu Jaeger hạ lệnh nổ súng? (Tho Nguyen)
Đọc được bài viết này trên FB Tho Nguyen. Câu chuyện cảm động về một sỹ quan an ninh, cuối cùng thành một nhân vật đi vào lịch sử của sự hòa hợp và thống nhất nước Đức. Cái quyết định của hành động đó là gì, nếu không phải là tính nhân văn thấm đẫm trong nhận thức của một con người thi hành công vụ.
Xin đăng lên để bạn đọc chia xẻ
——————-

Trong những ngày này, khi nước Đức kỷ niệm 25 năm phá bỏ bức tường Berlin, người ta thường nhắc đến một số quan chức cao cấp và sỹ quan của bên „thua cuộc“ bằng những cái nhìn rất nhân văn, rất tôn trọng lịch sử. Đó là những thước phim nói về cá nhân ông Guenther Schabowski, ủy viên bộ chính trị đảng SED, bí thư thành ủy Berlin, người đã thay mặt đảng tuyên bố cho phép công dân CHDC Đức (ngay lập tức) được tự do đi lại sang miền Tây. Đó là bộ phim „Cuộc đời của những người khác“ nói về đại úy an ninh quốc gia (Stasi) Wiesler đã vì đồng cảm với những nạn nhân của mình mà phải hy sinh sự nghiệp „còn đảng còn mình“ đang sáng ngời.
Đặc biệt bộ phim „Phố Bornholmer“ (Bornholmer Strasse) do kênh truyền hình ARD chiếu tối hôm 05.11.14 đã thu hút một lượng khán giả lớn đến mức có thể coi là „phim làm đường phố vắng tanh“ (Strassenfeger). Bộ phim truyện này được ARD dựng lại theo đúng các sự kiện diễn ra tại cửa khẩu Đông-Tây Berlin ở phố Bornholmer, có sự tham gia và góp ý của những nhân chứng 25 năm trước đây. Chốt biên phòng này đã đi vào lịch sử nước Đức và Châu Âu như là điểm đột phá cho sự sụp đổ của bức tường Berlin, và người đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn biến không đổ máu tại chốt này lại chính là trung tá an ninh quốc gia Harald Jaeger (tên thật trong đời, Harald Schaefer là tên trong phim). Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.