Bé gái 6 tuổi mưu sinh ở bãi rác thay vì đến trường

Tác giả: Hữu Khoa

Bé Danh Thị Trân (6 tuổi) không được đi học do gia đình khó khăn. Hằng ngày Trân ra bãi rác An Thới (thị trấn An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang) phụ mẹ nhặt ve chai 

Bé gái 6 tuổi mưu sinh ở bãi rác thay vì đến trường
Cây dù nhặt được từ bãi rác là phương tiện để bé Trân che nắng che mưa

Là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của cả nước, Phú Quốc được mệnh danh là “đảo ngọc” về du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến.

Bên cạnh nhưng khu resort, những khách sạn 5 sao, những nhà hàng sang trọng và những bãi tắm đẹp như mơ thì tại những bãi rác khổng lồ của đảo như bãi rác An Thới là “đất mưu sinh” cho nhiều hộ hộ gia đình khó khăn nơi đây.

Tiếp tục đọc

Vụ điều giáo viên đi tiếp khách, Bộ trưởng Bộ GDĐT nói gì?

Tác giả: Xuân Hải (ghi)

.KD: Thời kim tiền, cái gì cũng có thể xảy ra. Thân phận các cô giáo dưới sự “điều hành” của các quan chức địa phương là thế này đây.  Thậm chí ông Chủ tịch Thị xã Hồng Lĩnh còn cho đây là nét lịch sự, vinh dự! 

.Không hiểu ông Chủ tịch này học hành và văn hóa ra sao, mà cho rằng các cô giáo “hầu rượu” quan khách là nét vinh dự của họ?

.Thời Mạt!

———————- 

bo-truong-bo-gd-dt-phung-quang-nha-large_lpwq

Liên quan đến việc một số giáo viên tham gia phục vụ lễ tân cho Liên hoan Dân ca, ví dặm Nghệ Tĩnh do UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) tổ chức, phản ánh, sau liên hoan họ còn phải đi cùng quan khách tới một nhà hàng ở thị xã ăn uống, tiếp bia rượu và hát hò. Bên lề Quốc hội sáng 14.11, Bộ trưởng GĐ-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với báo chí về vấn đề này.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Tôi đã nắm được thông tin về việc này và đã có chỉ đạo, yêu cầu địa phương kiểm tra, báo cáo. Chúng tôi đã chỉ đạo kiểm tra ngay bởi đây không phải là vấn đề chỉ dừng lại ở một địa phương, thêm vào đó, các vấn đề làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành, đi ngược lại tôn chỉ mục đích của ngành thì Bộ có trách nhiệm chỉ đạo. Nếu thuộc thẩm quyền của địa phương chúng tôi sẽ nhắc nhở còn thuộc thẩm quyền của Bộ chúng tôi sẽ xử lý ngay.

Tiếp tục đọc

Nghịch lý Donald Trump và Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

.KD: Đã đến lúc người Việt hãy bỏ thói quen lo chuyện người khác (vì vô vọng), mà hãy lo chuyện nhà mình (vì thiết thực hơn); hãy bỏ thói quen chờ người khác đến cứu mình, mà hãy nghĩ cách tự cứu mình trước (vì không ai cứu được); hãy bỏ thói quen làm thuê đánh mướn, để tự hào về một sứ mệnh viển vông; hãy bỏ thói quen chìa tay đi xin viện trợ, mà hãy tìm cách làm ra tiền và tiêu tiền có hiệu quả. Không ai cho mãi, nếu mình tiếp tục “tiêu tiền chùa” hoang phí và biển thủ vô tội vạ (“ăn không từ cái gì”).

.Trong thế giới toàn cầu hóa và tùy thuộc lẫn nhau, tất nhiên phải có đồng minh và bạn bè, nhưng hãy ghi nhớ “chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”. Thật ngây thơ nếu hiểu “làm bạn với tất cả” (như khẩu hiệu), có nghĩa là không dám chơi thân với ai (như đồng minh). Tuy không nên dựa vào nước này để chống nước khác (như đánh thuê), nhưng cũng không nên đu dây quá lâu (như một mẹo vặt) để mất cơ hội. Cả hai cách đó đều bộc lộ thế yếu và phụ thuộc, chứ không phải thế mạnh và độc lập (NQD).

.Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi bài viết này cho Blog KD/KD. Một bài viết rất thẳng thắn và hay của tác giả phân tích và kiến giải những giải pháp của nước Việt trong bối cảnh nước Mỹ đang có những thay đổi lớn, bắt đầu từ chiếc ghế …Tổng thống Mỹ. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀

——————–

donald-trump-01szgy_yhjdBi kịch tranh cử tổng thống Mỹ đã hạ màn, với vai chính là Donald Trump giành được ngai vàng tại Nhà Trắng. Donald Trum là một nghịch lý mà nhiều người khó nuốt, nhưng đã quá muộn đành phải chấp nhận. Hoặc lại phải xuống đường biểu tình trong một đất nước bị phân liệt bởi nghịch lý đó. Không phải chỉ có người Mỹ, mà nhiều người Việt cũng bất ngờ, choáng váng, bức xúc và lo sợ. Đối với người Mỹ, tâm trạng đó là dễ hiểu (về tâm lý), nhưng đối với người Việt, tâm trạng đó là bất ổn (về tâm thức).  

Phải chăng đã đến lúc người Việt hãy bỏ thói quen lo chuyện người khác (vì vô vọng), mà hãy lo chuyện nhà mình (vì thiết thực hơn); hãy bỏ thói quen chờ người khác đến cứu mình, mà hãy nghĩ cách tự cứu mình trước (vì không ai cứu được); hãy bỏ thói quen làm thuê đánh mướn, để tự hào về một sứ mệnh viển vông; hãy bỏ thói quen chìa tay đi xin viện trợ, mà hãy tìm cách làm ra tiền và tiêu tiền có hiệu quả. Không ai cho mãi, nếu mình tiếp tục “tiêu tiền chùa” hoang phí và biển thủ vô tội vạ (“ăn không từ cái gì”). Tiếp tục đọc

“Học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị”

Tác giả: GS.Hoàng Xuân Sính

..KD: Đúng vậy- kỳ dị- nhưng không nên trách họ. Bởi cái quy chuẩn làm quan ở nước Việt này nó thế. Nếu không, làm sao một Thủ đô dự định chủ trương 100% cán bộ chủ chốt phải là tiến sĩ, thạc sĩ . Một đất nước chuộng hư danh, chuộng những giá trị rởm, thì tất nhiên sẽ có rất nhiều giá trị rởm đáp ứng!

——————-

Người đi làm thạc sĩ hay tiến sĩ của nước ta hầu như chỉ nhằm tiến thân vào chức vụ này nọ, không hề mong muốn có thêm kiến thức để làm việc tốt hơn.

LTS: Chia sẻ với độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS.TSKH Hoàng Xuân Sính (nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam) nói rằng, đào tạo sau đại học ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị, vì nhiều người đi học lấy bằng không phải vì mong muốn làm việc tốt hơn mà là để thăng tiến chức vụ.

Lâu năm trong giáo dục, chúng tôi đã thấy ở nước ta có 3 vấn đề rất đáng chú ý: Đối với bậc phổ thông các trường phấn đấu để học sinh đỗ vào đại học; Đối với bậc đại học các trường phấn đấu để sinh viên tốt nghiệp có việc làm; Đối với bậc sau đại học thì ta có một hiện tượng kỳ dị, đó là không phải phấn đấu gì hết.

Chúng tôi xin nói rõ hiện trạng của bậc sau đại học: Trước hết Bộ Giáo dục chưa phân loại “thạc sĩ nghề nghiệp” và “thạc sĩ nghiên cứu”. Thạc sĩ nghề nghiệp th́ì có thể vừa học vừa làm, chỉ đến trường nghe giảng vào hai ngày thứ bảy và chủ nhất mỗi tuần; nhưng thạc sĩ nghiên cứu thì phải dành toàn bộ thời gian để học và học rất căng.

GS.TSKH Hoàng Xuân Sính chỉ rõ, đào tạo sau Đại học ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị. ảnh: Văn Chung.

Tiếp tục đọc

Đại cử tri Mỹ có thể từ chối ông Trump?

Tác giả: Nguyễn Quân

.KD: Hiếm có một cuộc bầu cử TT Mỹ nào bất ngờ và nhiều gay cấn như cuộc bầu cử lần này của nước Mỹ. Xin đăng bài viết này để bạn đọc hiểu đặc điểm lá phiếu của nước Mỹ ra sao. Vì sao bà Hilary thắng ở số phiếu phổ thông nhưng vẫn thua cuộc?

.Tuy nhiên, cho dù có 538 đại cử tri bỏ phiếu chính thức vào ngày 19/12 tới, thì xem ra, gió khó có thể xoay chiều

——————–  

538 đại cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu kín chính thức bầu Tổng thống vào ngày 19-12 tới. Liệu họ có thể thay đổi quyết định của mình?

Đại cử tri Mỹ có thể từ chối ông Trump?
Người biểu tình chống ông Donald Trump  đối mặt cảnh sát ở TP Los Angeles tối 12-11 – Ảnh: Reuters

Theo luật của Mỹ, các đại cử tri của Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống vào ngày 19-12 tới. Quyết định của đại cử tri mới chính thức “đóng dấu” cho sự đăng quang của Tổng thống mới vào ngày 20-1 năm sau.

Trong Ngày bầu cử 8-11 vừa qua, cử tri Mỹ tuy được đánh dấu chọn tên cụ thể ứng cử viên Tổng thống mình mong muốn nhưng thực chất chỉ là bầu gián tiếp. Phiếu của các cử tri được gọi là “phiếu phổ thông”.

Quyền bầu cử trực tiếp tổng thống nằm trong tay Cử tri đoàn (Electoral college). Cả nước Mỹ hiện có 538 đại cử tri. Ứng cử viên nào giành được đa số phiếu đại cử tri (270 phiếu trở lên) sẽ đắc cử Tổng thống.

Tiếp tục đọc