.Nhiều người đặt câu hỏi, với một tính khí thất thường, liệu viễn cảnh của một nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump có đáng sợ không?
—————–
TVN: Ngạc nhiên, lo ngại, sốc, bi quan – đó là một vài từ mô tả tâm trạng của nhiều người trước kết quả bầu cử tân Tổng thống Mỹ. Các thị trường tài chính phản ứng tiêu cực ngay khi Trump đắc cử. Thậm chí có người dự báo, Trump sẽ “làm tổn thương” lên những giá trị nước Mỹ theo đuổi hàng thế hệ nay như các quyền, tự do, tính pháp quyền. Cũng có người đặt câu hỏi, với một tính khí thất thường, liệu viễn cảnh của một nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump có đáng sợ đến thế không?
Việc soi chiếu vào Hiến pháp 1787- nền tảng pháp lý, chính trị, đạo đức của đất nước này – sẽ giúp chúng ta hình dung một phần đáng kể viễn cảnh đó. Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết 2 kỳ của tác giả Nguyễn Đức Lam, một chuyên gia về Luật Hiến pháp như một tư liệu tham khảo.
Kiềm chế, đối trọng
Trước những cảm xúc nói trên, nhiều người cho rằng, chính bản Hiến pháp được người dân Mỹ tôn thờ, coi là linh thiêng, với cơ chế phân quyền, kiềm chế và đối trọng, sẽ là sự kiềm tỏa, nhắc nhở, ngăn ngừa những hành động vượt quá giới hạn của người nắm quyền lực.
Một phụ nữ trả lời phỏng vấn CNN sau khi Trump đắc cử: “ông ấy sẽ phải theo những khuôn khổ do Hiến pháp đã đặt ra”.
Trên tờ The Washington Post, một phụ nữ 51 tuổi theo đạo Hồi bỏ phiếu cho Trump chia sẻ suy nghĩ: “Sinh ra ở Ấn Độ, đến Mỹ lúc 4 tuổi mùa hè năm 1969, tôi không hề thấy lo sợ gì khi là một người theo đạo Hồi trong một “nước Mỹ thời Trump”. Cơ chế kiềm chế và đối trọng ở Mỹ và lịch sử giàu truyền thống công lý xã hội và các quyền dân sự của chúng ta sẽ không bao giờ cho phép những lời gây sợ hãi của Tổng thống đắc cử trở thành hiện thực”.
 |
Ảnh: Reuters |
Bạn phải đăng nhập để bình luận.