Trương Tửu trong những năm 1955- 1958

Tác giả: Nhà thơ Lê Hoài Nguyên

.KD: Đọc được trên FB anh Thái Kế Toại (nhà thơ Lê Hoài Nguyên) bài viết này về Gs Trương Tửu- Nhà giáo, Nhà Văn, Nhà nghiên cứu văn học. VN – một số phận cũng chìm nổi vì dính líu tới vụ Nhân văn Giai phẩm. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

—————–.

gs-truong-tuuCuối 1954, hòa bình được lập lại sau chín năm chiến tranh. Trương Tửu cùng các đồng nghiệp trở về Hà Nội tiếp quản Đại học Hà Nội. Trước thời điểm này, năm 1953 ông đã được bổ nhiệm làm Giáo sư ở Trường dự bị đại học tại Thanh Hóa. Năm 1956 Ông được phong hàm Giáo sư cấp II giảng dạy về Lý luận văn học và Lịch sử văn học Việt Nam hiện đại ở Đại học Văn Khoa và sau là Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm Hà Nội.
Bối cảnh lịch sử Việt Nam 1954-1955 hết sức phức tạp. Hai chế độ cùng tồn tại trên hai miền lãnh thổ nhưng còn đan xen vào nhau. Về hình thức thì hòa hoãn, hợp tác việc thi hành Hiệp định Giơ ne vơ, chuyển giao quản lý lãnh thổ, tập kết người từ Nam ra Bắc, di cư người từ Bắc vào Nam theo điều khoản tự nguyện cư trú của hiệp định dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế. Tiếp tục đọc

Thủ tướng: Văn hóa từ chức là cần thiết

 Tác giả:  Thúy Hạnh – Thu Hằng – Hồng Nhì

KD: Vâng. Dân cũng thấy cực kỳ cần thiết. Chỉ sợ có không ít các bác quan chức lại thấy là… không cần thiết, và muốn “chiến đấu” vì lợi ích đến hơi thở cuối cùng thôi 😀

——————

Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đăng đàn trả lời chất vấn về những nội dung thuộc trách nhiệm của ông liên quan đến các nhóm vấn đề đã chất vấn các bộ trưởng 2 ngày qua.

Sau 20 phút trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nội vụ vào đầu giờ sáng nay, thời gian còn lại, Thủ tướng sẽ trả lời câu hỏi của các ĐBQH.

Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng nguyễn xuân phúc, chất vấn, chất vấn thủ tướng, thủ tướng trả lời chất vấn, Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Hoàng Anh
Nội dung chất vấn dành cho Thủ tướng là những vấn đề liên quan đến 4 nhóm vấn đề của ngành công thương, tài nguyên môi trường, giáo dục đào tạo, nội vụ nhưng thuộc trách nhiệm của Thủ tướng.

Thủ tướng trả lời:

Trả lời câu hỏi của ĐB Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn): Về phát triển kinh tế tư nhân, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Vừa qua chúng ta hàng rào kỹ thuật kém nên thua ở sân nhà rất nhiều. Ở nước Mỹ khi họ nhập ô tô vào bao nhiêu khó khăn. Chúng ta đừng quá dễ dàng biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng các nước. Chình vì vậy cần có hàng rào kỹ thuật, luật pháp phù hợp để bảo vệ sản xuất trong nước, tiêu thụ hàng hóa trong nước

Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Quan chức câu cá, giáo chức “hầu rượu”

Tác giả: Kỳ Duyên

.Không ai có thể làm suy yếu uy tín của chính quyền nếu những quan chức, cán bộ, đại diện quyền lực của nhà nước, không tự làm suy yếu chính năng lực, nhưng đặc biệt là phẩm cách của họ. Nhất là khi họ vô tình, vô cảm với dân.

—————   

Hà Tĩnh là đất địa linh nhân kiệt, đất của đại thi hào Nguyễn Du, vốn gieo neo. Chuyển sang kinh tế thị trường, diện mạo đời sống của Hà Tĩnh cũng thay đổi đáng kể. Nhưng không biết có phải từ dạo có dự án lớn của nước ngoài đầu tư tọa lạc và nổi danh… “ngược” không, mà từ đó đến giờ, cứ thỉnh thoảng, Hà Tĩnh lại được dư luận xã hội chú ý. Có điều xem ra toàn những vụ việc mua vui cũng được một vài trống canh, nhưng không ít nhức đầu.

Thừa lý thiếu tình…

Tỷ như chuyện sau đây: Từ đầu tháng 10 đến nay, các tỉnh miền Trung, trong đó có Hà Tĩnh liên tiếp bị những cơn mưa to kéo dài. Đã thế, các đập trên địa bàn tỉnh cũng lại xả lũ, khiến cả tỉnh bỗng như cái hồ lớn, mà t/p Hà Tĩnh, dù mang tiếng là đô thị với những con phố lớp lớp nhà cao tầng, kiên cố cũng không thoát khỏi số phận. Nhất là trận mưa lớn từ 12 đến 16/10 cách đây ít ngày đã khiến người dân Hà Tĩnh nháo nhào tránh mưa chẳng xấu mặt nào.  Mưa chồng mưa, lũ chồng lũ đã khiến không ít nơi trong t/p bị tái ngập cục bộ. Các cơ quan chức năng đã phải cắm biển cảnh báo nguy hiểm, các xe cứu hộ phải luôn sẵn sàng để trợ giúp người dân chống ngập.

Vậy mà trong hoàn cảnh trên trời dưới nước khốn khổ như vậy, ông Chủ tịch t/p Hà Tĩnh bỗng ra quyết định thành lập…. Hội câu cá (?)

Mới nghe, cứ tưởng là chuyện của những người thích … đùa dai. Hóa ra không phải. Văn bản giấy trắng mực đen Quyết định 2300/QĐ- UBND, chữ ký “Hà Văn Trọng”cùng cái dấu đỏ chót rành rành định phận t/p Hà Tĩnh đây. Xin mời xem:

Quan chức câu cá, giáo chức “hầu rượu”

Văn bản Quyết định thành lập Hội Câu cá vừa đưa ra, lập tức… câu được không ít ý kiến, nhưng hầu hết là ý kiến phản ứng, bất bình.

Tiếp tục đọc

‘Hổ báo’ !

Tác giả: Hoàng Linh

KD: Một XH dân trí thấp, pháp luật bị quan chức dẫm đạp không thương tiếc thì xuất hiện hiện tượng “hổ báo” trong dân, cũng chả có gì lạ. Ai phải chịu trách nhiệm về những suy vong, những mạt vận đạo lý- văn hóa XH này đây? Các bậc tiền nhân dựng nước có sống dậy có lẽ cũng ôm mặt khóc.

Con hơn cha nhà có phúc. Con thua cha nhà bất hạnh 😦

—————–

Ngày càng có nhiều hành vi phi chuẩn mực trên đường phố
 “Hổ báo” là từ mà dân mạng ưa dùng, xuất hiện thường xuyên trên các diễn đàn để chỉ những hành động bạo lực, khác thường… của “sửu nhi”, những kẻ trẻ người non dạ hung hăng. Nhưng mới đây, từ “hổ báo” đã được dùng để chỉ hành vi phi chuẩn mực của một số cán bộ trong quan hệ xã hội.

Hàng loạt vụ đánh người xảy ra gần đây như thanh tra giao thông đánh tiếp viên hàng không, cán bộ kiểm lâm đánh nhân viên trạm thu phí, hay mới nhất là vụ một cán bộ của Sở Ngoại vụ TP. Hà Nội đánh một tiến sĩ 76 tuổi, đã đặt ra câu hỏi: Sao một số cán bộ lại dễ dàng có hành vi “hổ báo” như vậy?

Tiếp tục đọc

Hoàng tử William cà phê vỉa hè ở phố cổ Hà Nội

Tác giả: Quỳnh Trung

.KD: Chiều 16-11, Hoàng tử Anh và Công tước xứ Cambridge William ngồi cà phê vỉa hè trong khu phố cổ Hà Nội, trò chuyện về bảo vệ động vật hoang dã (Quỳnh Trung). 

.Iu thế chàng Hoàng tử này của một xứ sở văn minh vào loại nhất thế giới  😀

—————

Hoàng tử William cà phê vỉa hè ở phố cổ Hà Nội
Hoàng tử Anh William bắt tay với một người dân Hà Nội tại quán cafe trên phố Thuốc Bắc – Ảnh: Nguyễn Khánh

Nói chuyện với giới y học cổ truyền, Hoàng tử William mong muốn trong tương lai Việt Nam và một số nước không sử dụng động vật hoang dã trong các bài thuốc y học cổ truyền và hướng đến việc bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm như gấu và tê giác. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thầy thuốc nhân dân Trần Văn Bản, Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, người trực tiếp trò chuyện với Hoàng tử William, cho biết việc thay thế động vật hoang dã trong các bài thuốc y học cổ truyền là điều hoàn toàn khả thi. 

Tiếp tục đọc

HÀNH TRÌNH TRÍ TUỆ của Nhóm Cánh Buồm

Tác giả: Nhà giáo Phạm Toàn

.Thư này gửi các anh chị và các bạn để thông báo, chung vui, để cám ơn, và để mời các anh chị cùng các bạn tham dự cuộc Hội thảo ra mắt sách giáo khoa mới hồi 18 giờ ngày 19 tháng 11 năm nay tại Hội trường lớn của Trung tâm Văn hóa Khoa học Cộng hòa Pháp tại 24 Tràng Tiền (Hà Nội) – cũng là một ân nhân của công việc làm của nhóm Cánh Buồm từ năm 2008 đến nay và mãi mãi.

——————–

Sáng thứ Ba, 15 tháng 11 năm 2016

Thưa các anh chị, thưa các bạn

anh-ptTôi là Toàn đây, hôm nay trong lúc chờ thùng sách giáo khoa cuối cùng từ nhà in vận chuyển về “trụ sở” nhóm, chuẩn bị cho buổi Hội thảo ra mắt sách vào 18 giờ ngày 19 tháng 11 năm 2016 mang tên HÀNH TRÌNH TRÍ TUỆ, lại được thay mặt nhóm Cánh Buồm gửi thư này tới tất cả các anh chị và các bạn.

Nhóm Cánh Buồm buổi ra đời chỉ có “một con gà trống già và mấy con gà nhép” như lời miêu tả đầy nghi hoặc, sau khi hoàn thành bộ sách giáo khoa Tiểu học gồm 10 cuốn Văn và Tiếng Việt từ Lớp 1 đến Lớp 5, vài giờ nữa đã có thêm bọn “đàn anh” gồm 8 cuốn Văn và Tiếng Việt từ Lớp 6 đến Lớp 9. Công sức đó được tiếp nối vào công sức bọn “gà nhép” bởi … xin không ví von, vì có thể không vừa ý tác giả Nguyễn Thế Anh, 90 tuổi, có bài đủ cho hoạt động học Văn Lớp 9 trong hơn nửa năm học. Và cũng không vừa ý các tác giả khác, người ở Hồ Chí Minh, người ở Canada, người ở Huê Kỳ, nhiều người ở cộng hòa Pháp, cả em “gà nhép” của Nhóm đang học ở Australia, và số đông tác giả ở Hà Nội. Tiếp tục đọc