Tác giả: Lê Thọ Bình
.Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Bà là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002), có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 5.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa…). Cuộc đời bà là chuỗi những thăng trầm: đầy vinh quang, nhưng cũng không ít cay đắng (Lê Thọ Bình)
.KD: Xin đăng bài viết của nhà báo Lê Thọ Bình về Nữ sĩ Ngân Giang- một hiện tượng lạ trong thi đàn Việt Nam. Số phận trớ trêu, gian truân và tài năng cùng vẻ đẹp của người nữ sĩ này vừa đáng khâm phục vừa thật xót xa…
Là phụ nữ, đã đẹp lại tài, thì chỉ chuốc lấy vô vàn sự đố kỵ, ghen ghét, hiềm ty, nhiều khi nhân danh đủ thứ….
—————
“Tài tình chi lắm cho trời đất ghen…”
Tôi quen bà là khi mới chập chững bước vào nghề báo, còn bà thì đã được nhân gian đúc xong pho “Tượng vàng thi ca”. Tôi còn nhớ lần đầu tiên tìm đến nhà bà, bà hỏi: “Sao biết đường mà tìm đến đây?”. Tôi đọc hai câu thơ của bà: “Trước cửa vài khóm trúc/ Gió về bay phất phơ”, bà cười lớn: “Cậu này ranh thật!”, Tôi chả hiểu là bà khen hay chê. Căn phòng bà ở ngoài bãi Nghĩa Dũng (ngoài đê Sông Hồng, Hà Nội) chật chội, nhưng bà bảo chả bao giờ vắng khách. Bà kêu cô cháu gái lấy cho bà mấy thanh hương trầm. Bà cho vào chiếc lư đồng, đốt lên. Chờ cho hết khói, hương thơm phảng phất bay. Bà lấy ra cút rượu, rót vào hai cái ly con. Bà đưa cho tôi một ly. Lúc bấy giờ tôi mới có dịp ngắm kỹ bà: bà mặc áo lụa vàng-hồng, bên ngoài khoác áo len mỏng màu tím than, cổ khoác chiếc khăn voan mỏng, mặt thoa phấn sáp nhẹ, môi hồng. Điều làm tôi ngạc nhiên là mặt bà hầu như không có nếp nhăn, mặc dù đã ở cái tuổi “cổ lai hy”. Tiếp tục đọc
Bạn phải đăng nhập để bình luận.