“Không biết El Nino và nấu canh cua”: Hiếm và kỳ quặc

Tác giả: Sơn Ca

.KD: Mình không xem chương trình này, nhưng cộng đồng mạng mấy hôm nay ồn ào khen chê loạn cả lên. Đọc thì mới hiểu sự tình. Mình nghĩ, ai cũng vậy, trước khi tham gia một cuộc thi phải chuẩn bị cho tốt sở trường. Vào cuộc thi mang sở đoản ra đấu thì đúng là làm trò cười, mặc dù cái cười đó nên là cười bao dung.

.Còn mình không phê phán. Mỗi người có quan niệm sống của họ: Hạnh phúc hay bất hạnh, sung sướng hay khổ đau đều do mỗi người tự gieo trồng và gặt hái, theo cái cách họ nghĩ, họ quan niệm, chẳng ai giống ai

—————

Cứ mỗi lần có việc gì tranh cãi giống thế này là bao nhiêu tính xấu của người Việt cứ lộ sáng hết cả.

Xứng đáng nhận được những tràng cười của người xem

Liên quan đến câu chuyện người chơi trong chương trình Ai là triệu phú, phát sóng tối 21/11, nữ kỹ sư Phạm Thị Quyên không biết hiện tượng El Nino là gì? Không biết canh cua thường nấu với loại rau gì, bên cạnh những ý kiến chê bai cô, thì rất nhiều nhà báo, nhà văn, các nhà trí thức bênh vực cô.

Trên trang cá nhân của nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn, anh có đưa ra quan điểm: “Trên mạng đang rộn rã chuyện một cô gái đã tốt nghiệp đại học, biết tận 2 ngoại ngữ lại không hề biết 2 câu hỏi đầu tiên rất dễ dàng của gameshow “Ai là triệu phú” trên TV. Cô phải viện đến 2 quyền trợ giúp để vượt qua. Chắc đây cũng là trường hợp độc nhất vô nhị của gameshow này từ trước đến giờ?.

Phe chê hẳn là rất đông rồi, nào là “buồn cho thế hệ trẻ”, “buồn cho nền giáo dục nước nhà”.

Phe bênh, sau nửa ngày bắt đầu phản pháo kịch liệt. Nào là không cần biết El Nino là gì mà vẫn kiếm đầy tiền, rồi là không ăn canh cua, quan trọng là có kiến thức chuyên môn. Các phe lên tiếng tranh luận rất kỳ quặc”.

Theo bản thân anh Sơn, thực ra cô gái kia là 1 ca rất kỳ quặc và hiếm. Không biết nhiều kiến thức phổ thông mà vẫn đăng ký thi một cuộc thi về kiến thức phổ thông thì cũng lạ. Hơn nữa, vấn đề là ở tư duy logic. Cả 2 câu hỏi kia đều có các đáp án khác mà hoàn toàn có thể dùng phương pháp loại trừ để nhanh chóng có câu trả lời nhưng không hiểu sao cô ấy không làm?! Tóm lại ca này hiếm gặp.

Chị Phạm Thị Quyên dùng quyền trợ giúp ngay câu hỏi đầu tiên

Tiếp tục đọc

Mặt phải tấm huân chương

Ảnh minh họa
 Ai trao và ai xứng đáng nhận huân chương, những điều này quan trọng lắm. Nó không phải là chuyện của một người, một ngành, một cơ quan mà là chuyện công bằng, danh dự, đạo đức, trách nhiệm trước xã hội của người trao và người nhận. Đó là mặt phải của tấm huân chương.

Hôm qua vừa ăn cơm thì vợ bật tivi. Bảo ” tắt đi, ăn cho ngon miệng” thì vợ lại nhủ “để tí nữa xem thời tiết”. Thế là vừa ăn vừa lơ đãng nghe. Nhưng có một tin làm tôi phải dừng lại. Tivi đưa tin một ông “nguyên” nhận huân chương cao quý. Bình thường thì cũng chả quan tâm làm gì nhưng ông này đã bị cả kênh chính thống lẫn dư luận xã hội bất bình vì sự bổ nhiệm cán bộ ồ ạt lúc hoàng hôn nhiệm kỳ. Mà việc ấy chắc chả phải vô tư vì công việc rồi.

Tiếp tục đọc

Phát ngôn của ông Mẫn và bầy sâu trong làng báo

Tác giả: Nguyễn Đăng Tấn

.KD: Nói cho công bằng, nếu nghe những phát ngôn của ông Quyền Vụ trưởng Nguyễn Minh Mẫn mà báo Pháp Luật trích đăng, thì cả hai bên đều có những con sâu.

—————- 

Mấy ngày qua, dư luận xôn xao về một clip được cho là của một quan chức ngành Thanh tra với những lời lẽ nhằm cấm cửa báo chí; “dạy” cách bưng bít thông tin, đối phó với báo chí trong quá trình thanh tra. 

Ông ấy “khuyên” thế này: “Kể cả trong quá trình thanh tra, không tiếp khách, không tiếp báo chí (trừ báo Đảng). Tôi nói rõ bất kỳ nhà báo nào vào quấy nhiễu, các đồng chí cứ điện trực tiếp cho tôi.…”.

Sao trong thời đại này mà vẫn có tư duy cấm cửa báo chí nhỉ? Thật ra chỉ khi nào sai, có “lợi ích” khác với dân với nước, người ta mới phải “sợ” đến mức như vậy. 

Tôi còn nhớ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong từng nói về báo chí thế này: luôn đi đầu bám sát thực tiễn sinh động chủ động đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, trì trệ, tham nhũng, lãng phí; đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; tham gia phản bác các luận điệu thù địch, xuyên tạc; bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng”.

Phát ngôn của ông Mẫn và bầy sâu trong làng báo

Xem ra bưng bít thông tin, cấm cửa nhà báo là đi ngược sự phát triển tự nhiên. 

Tiếp tục đọc

Quyền Vụ trưởng Vụ III Nguyễn Minh Mẫn nói gì?

Tác giả: Nguyễn Đức- Đặng Trung
.
KD: …Tôi nói rõ bất kỳ đoàn viên đoàn thanh tra nào tiết lộ công trình này bị yếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài để báo chí biết thì người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật… Đây toàn là các thầy, các cô đại diện cho các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM… xấu xa thì ta phải đậy lại. Không có dại gì chúng ta đi vạch áo cho người xem lưng…. (Lời của ông Q, Vụ trưởng Nguyễn Minh Mẫn)
.
Ông này là Thanh tra hay “thanh kiu”?
———————- 
4-nguyenminhman_pmxg
Ngày 24-11, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu đã có ý kiến sẽ cho kiểm tra và yêu cầu báo cáo về các phát ngôn được cho là lời của ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ III – Thanh tra Chính phủ, tại buổi làm việc với ĐH Quốc gia TP.HCM.

TIN LIÊN QUAN

  • Tổng TTCP yêu cầu làm rõ phát ngôn của quyền vụ trưởng

“Sau đó Thanh tra Chính phủ sẽ có thông tin đầy đủ về vụ việc theo quy định” – ông Khánh nói.

Gọi ngoài giờ, coi lại Luật Báo chí đi (?!)

Chiều tối cùng ngày, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại về các phát ngôn liên quan đến việc bưng bít thông tin đối với báo chí, ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ III, nói: “Tôi đang là trưởng đoàn thanh tra nên tôi không nói gì. Tôi cũng không trả lời qua điện thoại. Tôi không biết anh có phải là nhà báo chân chính hay không. Anh gọi tôi giờ này là không còn giờ làm việc nhá, anh coi lại Luật Báo chí đi”. (PV gọi nhiều lần trong ngày nhưng máy ông Mẫn bận, đến 18 giờ 14 phút cùng ngày mới gọi được ông Mẫn.)

Tiếp tục đọc

Việt Nam ‘đầu bảng về kiểm duyệt internet’

Tác giả: BBC Tiếng Việt

.KD: Nhưng người Việt vẫn lạc quan và hạnh phúc nhất nhì thế giới là… OK???  😀

Vả lại, đây chỉ là quan điểm riêng của Tạp chí Forbes thôi nhá. Xin đăng lên để bạn đọc tham khảo  😀

——————  

(Forbes là công ty xuất bản và truyền thông của Mỹ. Sản phẩm xuất bản nổi tiếng nhất của nó, tạp chí “Forbes”, xuất bản hai số mỗi tuần).

800px-forbes_building_in_nycMột bài viết mới đăng trên tạp chí Forbes đánh giá Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng về kiểm soát người dùng internet tại khu vực Đông Nam Á.

Freedom House, một tổ chức nghiên cứu phi chính phủ, có trụ sở ở Hoa Kỳ, vừa mới công bố bản báo cáo thường niên về tự do internet (Freedom of the Net) vào tuần trước và cho thấy tình hình khá bi quan.

Nhìn chung, trong vòng sáu năm liên tiếp, tự do internet trên thế giới ngày càng tệ đi do chính phủ các nước tăng cường kiểm duyệt và kiểm soát các ứng dụng về tin nhắn. Đông Nam Á vẫn là vùng hạn chế về tự do internet, mặc dù vẫn còn những nơi tệ hơn như Arab Saudi hoặc là Bangladesh- khi viết blog về tự do tôn giáo. Tiếp tục đọc

Việt Nam: Giấc mơ thành quốc gia thượng đẳng?

Tác giả: Trần Văn Thọ (theo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần)

.KD: Trên trang TTXVH có bài viết phân tích giấc mơ của VN nhân đọc được bài của GS Trần Văn Thọ. Tìm lại nguồn, mình muốn đăng nguyên văn bài viết để bạn đọc chia sẻ. Một bài viết cũ nhưng vẫn nguyên giá trị.

Có khó không cho một VN trở thành QG thượng đẳng? Giác mơ tưởng như xa vời đó chỉ thành hiện thực nếu một khi tất cả người Việt, từ c/q đến mỗi người dân hành động vì lợi ích QG trên hết.

Nhưng viết xong, lại thấy buồn!


Một đất nước muốn trở thành quốc gia thượng đẳng phải bắt đầu từ khí khái, quyết tâm hành động của giới lãnh đạo, từ đó quy tụ nhân tài và đưa ra được tầm nhìn về hướng phát triển đáp ứng được mơ ước của dân chúng.

h1173Tháng 11 năm ngoái (2013) người thứ 90 triệu của Việt Nam ra đời. Khoảng 10 năm nữa dân số Việt Nam sẽ gần 100 triệu. Trên thế giới hiếm có một đất nước có số dân đông như vậy lại có sự thống nhất cao về văn hóa, ngôn ngữ, và nằm giữa một vùng phát triển năng động. Với tiềm năng như vậy, chúng ta có thể hy vọng đất nước mình vươn lên thành một quốc gia giàu mạnh không? Chắc chắn tuyệt đại đa số người Việt Nam đều có mong ước đó. Nhưng để giấc mơ đó trở thành hiện thực cần những điều kiện gì, bây giờ phải chuẩn bị những tiền đề gì?

Về vấn đề này, lẽ ra trong nước phải dấy lên một phong trào bàn luận sôi nổi về vị trí của Việt Nam hiện nay và triển vọng về một tương lai dài hạn. Lãnh đạo lẽ ra phải kêu gọi trí thức trong và ngoài nước nghiên cứu, bàn luận để đưa ra được tầm nhìn có căn cứ khoa học về tương lai, từ đó tạo sự tin tưởng cho dân chúng, khuyến khích người dân nỗ lực hướng vào mục tiêu được xã hội đồng thuận.

Kinh nghiệm thế giới: Quốc gia thượng đẳng bắt đầu như thế nào?

Tiếp tục đọc