Tôi không tin ‘kỷ luật cán bộ rồi thì lấy ai làm việc’

Tác giả: Hà Thanh-Minh Hòa/ theo VOV.VN

.KD: Chứng nào “kiểm soát quyền lực” chỉ là khẩu hiệu mà không biến thành một thiết chế kỹ thuật của bộ máy, chừng đó, sự tha hóa còn tiếp tục. Nhất là trong tình hình các  tổ chức chính trị XH chỉ đóng vai trò…. “nói theo”

————————

“Theo tôi cần phải có hành động quyết liệt, phải làm mạnh, làm rộng trên cơ sở có thí điểm và làm đến nơi đến chốn, chứ không ngại không có người làm việc vì từng có ý kiến nói rằng kỷ luật cán bộ rồi thì lấy ai làm việc. Tôi không tin điều đó”.

Trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Đảng ta đã nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực. Suy thoái đạo đức, tham nhũng cũng từ quyền lực mà ra. Nhưng thực tế không ai dám phê bình những người có quyền lực, khiến cho suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên ngày càng trầm trọng.

Tôi không tin ‘kỷ luật cán bộ rồi thì lấy ai làm việc’
Ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa – xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa – xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng muốn kiểm soát quyền lực, chỉ cơ quan Nhà nước là không đủ mà phải có dân giám sát. Bác Hồ từng căn dặn lực lượng công an “Công an dẫu có năm, bảy vạn đi chăng nữa thì vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân. Phải làm sao có hàng chục triệu tai mắt, đôi bàn tay”. Tiếp tục đọc

Bổ nhiệm “đúng qui trình” và chuyện “ngồi nhầm ghế”?

Tác giả: Minh Châu (thực hiện)

.KD: Nói thẳng, một số DNNN là “đứa con hư, bất tài”, có sự tiếp tay của các Bộ chủ quản nên mới ngang nhiên “lấy lỗ làm … lãi” mà vẫn cứ tồn tại. Việc chuẩn hóa năng lực và trách nhiệm của lãnh đạo các DNNN thật ra không ăn thua vì tư duy kinh tế đã hỏng từ gốc, trong khi mọi thứ chuẩn hóa đều mang tính hình thức, thì liệu chất lượng làm ăn của DNNN đó có chuẩn không nhỉ?

————–

Tình trạng “ngồi nhầm ghế”, không đúng vai, không thuộc bài còn phổ biến. Nhiều lãnh đạo DNNN có thẩm quyền đưa ra các quyết định có rủi ro cao mà không phải chịu trách nhiệm tương xứng.

LTS- Cho rằng nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp nhà nước thời gian vừa qua chủ yếu xuất phát từ công tác nhân sự, PGS.TS. Lê Quân ĐB Quốc hội, Phó giám đốc ĐHQGHN đề xuất cần chuẩn hóa năng lực và trách nhiệm của lãnh đạo các doanh nghiệp này trong bối cảnh mới. Bởi hiện nay cơ chế quản lý DNNN vẫn còn tình trạng “vừa đá bóng, vừa thỏi còi”, mù mờ trách nhiệm.

Ông đánh giá thế nào về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thời gian qua?

Gần đây, không ít người  “dị ứng”, thiếu thiện cảm khi nhắc đến DNNN  vì nhìn chung hiệu quả hoạt động của DNNN còn thấp, không ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tham nhũng.

Nhưng không phải tất cả đều như vậy. Những DNNN như Vinamilk, Sabeco, SaigonTourism… là niềm tự hào của thương hiệu Việt. Mặc dù sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực cạnh tranh cao. Và trong môi trường đó các doanh nghiệp này đã nhanh chóng đổi mới mô hình quản trị và kinh doanh, và có tăng trưởng tốt.

Theo ông, những nguyên nhân nào dẫn đến các thất bại của DNNN như báo chí đã nêu?

Có thể thấy nguyên nhân ban đầu là do đầu tư không đúng năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, đầu tư ngoài ngành gây thất thoát, đầu tư vượt quá giới hạn cho phép về quản trị rủi ro tài chính.

Bổ nhiệm “đúng qui trình” và chuyện “ngồi nhầm ghế”?
ĐBQH Lê Quân. Ảnh: Hoàng Anh

Nhưng nhìn sâu xa, nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của nhiều DNNN là do cơ chế và nhân sự quản lý điều hành của chính các doanh nghiệp đó.

Tiếp tục đọc

‘Thiên sứ’, ‘bùa hộ mệnh’ của Hitler

.KD: Nhà báo Phạm Cao Phong gửi cho mình bản dịch này của chàng, về một câu chuyện tình của Hitler. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

—————— 

hitle-1

 
INhà báo tự do Phạm Cao Phong giới thiệu cuốn sách mới về Unity Mitford, người tình trẻ tuổi của Adolf Hitler, người từng bị mật vụ Đức nghi là do tình báo Anh cài vào. Cuốn sách được cho là bán chạy nhất tại Đức trong tháng Mười 2016:

Nhật ký Eva Brau, vợ Adolf Hitler có đoạn: “Tôi là người tình của người đàn ông quyền lực nhất nước Đức, có thể nói quyền lực nhất Trái Đất này. Vậy mà giờ đây, ngồi một mình, nhìn ánh mặt trời nhạo báng chiếu qua cửa sổ.”

hitle

‘Thế lực thù nghịch’ nào ngán ngẩm chau mày mỹ nhân? Kẻ nào dám khiến cho người bạn đời của Hitler cay đắng nhường này?

Đó là cô gái mà biển Manche chỉ là cái hồ bé xíu của cuộc phiêu lưu tình ái. Còn nhà độc tài dẫu coi thế giới như hòn bi trong lòng bàn tay cũng không lách khỏi số phận như soái hạm đệ nhất đẳng Bismarck, cũng chìm nghỉm trong mắt biếc mầu đại dương. Tiếp tục đọc

Ký túc xá 80 tỷ bỏ hoang vì thiếu tiền hoàn thiện

Tác giả: Giang Chinh

.KD: Đang chờ “Hoa hồng” nở tiếp  

————-

Ký túc xá 9 tầng dành cho sinh viên được tỉnh Hải Dương đầu tư 80 tỷ đồng. Khi gần hoàn thiện, do thiếu vốn công trình đành bỏ hoang 4 năm, trong khi sinh viên phải đi thuê nhà trọ.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho sinh viên về nơi ở, năm 2009 tỉnh Hải Dương đầu tư khoảng 80 tỷ đồng xây dựng ký túc xá 9 tầng tại thị xã Chí Linh, đáp ứng nhu cầu cho hơn 700 sinh viên Đại học Sao Đỏ. Công trình do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư, đến đầu năm 2012 cơ bản hoàn thành, nhưng dừng từ đó đến nay.

Ông Nguyễn Văn Thọ, Giám đốc Sở Xây dựng thừa nhận, công trình đang bỏ hoang, gây lãng phí. Theo thiết kế và dự toán ban đầu, tổng kinh phí đầu tư cho công trình khoảng 70 tỷ đồng. Quá trình thi công, do thay đổi một số hạng mục, tiền bị trượt giá, UBND tỉnh đã phải điều chỉnh lên 80 tỷ đồng. Đầu năm 2012, dự án đi vào giai đoạn lắp đặt điện nước, trang thiết bị bên trong, nhưng hết tiền. Hiện tỉnh Hải Dương chưa tìm được nguồn vốn để hoàn thiện và trả nợ nhà thầu số tiền phát sinh hơn 10 tỷ đồng.

ky-tuc-xa-80-ty-bo-hoang-vi-thieu-tien-hoan-thien

Ký túc xá 9 tầng ở tỉnh Hải Dương dừng xây dựng từ cuối năm 2011. Ảnh: Giang Chinh

Tiếp tục đọc

Thầy đánh trò, nên hay không?

Tác giả: Hà Phương

.KD: Cá nhân tôi không chấp nhận việc thầy đánh trò, nhất là tát vào mặt trò, rất nguy hiểm tới tính mạng Trong gia đình, tôi vẫn nhớ lời mẹ tôi dạy từ nhỏ, nếu cực chẳng đã, thì đánh đòn con cái chỉ được phép đánh vào mông, vì nơi đó ít nguy hiểm. Chưa nói tát vào mặt trò, cái hình ảnh đó cực kỳ phản cảm, vì nó xúc phạm nhân cách một đứa trẻ trước mặt các bạn cùng trang lứa Sự bị xúc phạm đầy tổn thương đó sẽ ám ảnh tâm lý đứa trẻ đó suốt đời, khiến nó thù hận và khó thoát ra khỏi sự phản ứng tiêu cực trở lại.

Tôi chỉ có một đứa con trai. Việc dạy con một bao giờ cũng khó khăn hơn những gia đình khác. Nhưng gia đình tôi rất ít đánh con. Ngược lại, phải rất kiên nhẫn, giảng giải và chia sẻ với nó, như một người bạn. Con trai tôi từ nhỏ đến lớn không bao giờ nói tục, chửi bậy, sống rất có văn hóa. Và tôi tin, đó là từ trong GD trẻ, biết tôn trọng và công bằng với trẻ, mới có thể cảm hóa được con.

Trong trường sư phạm, không hiểu các thầy cô có được học bài học nào về “thầy đánh trò” không???

Tôi tin, những người cha người mẹ nào hay đánh đập con, sẽ là những người cha, người mẹ thất bại.

Những người thầy hay sử dụng bạo lực với trò, là những người thầy thất bại, và bản chất là con người thô bạo, sẽ khó có thể làm tròn chức phận một người thầy

—————-  

Thầy đánh trò, nên hay không? 8

 
Đoạn video thầy giáo tát học sinh lớp 7. Nguồn: Internet.

Liên tiếp những cái tát của giám thị giáng xuống một học sinh lớp 7 trường Nguyễn Hiền (Q7, TPHCM) ngay trên bục giảng, trước mặt cả lớp, đã châm ngòi cho những phẫn nộ. Đại đa số đều bảo rằng như thế không phải là thầy. Nhưng đôi khi, đòn roi cũng chưa hẳn là phản giáo dục…

Tiếp tục đọc

Vinastas xin lỗi người tiêu dùng về vụ nước mắm

Tác giả: Phương Dung- Nhật Linh

.KD: Tiếng là Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng mà kiến thức về thực phẩm sơ sài, lại gây hoang mang cho XH, thì bảo vệ khách hàng kiểu gì. Nhà nước cần xứ lý nghiêm khắc cái Hội dở hơi này. 

—————–  

Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) vừa đăng công văn xin lỗi người tiêu dùng, các nhà sản xuất, kinh doanh nước mắm và các cơ quan quản lý về sự cố nước mắm vừa qua.
 >> Bộ Y tế từ chối chủ trì xử lý Vinastas vụ nước mắm
 >> Vụ khảo sát nước mắm: Kiểm tra Vinastas lộ ra nhiều vi phạm
 >> Bộ Nông nghiệp thành lập đoàn xử lý thông tin về nước mắm

Trong công văn cáo lỗi đăng tải trên website chính thức của Hiệp hội, Vinastas cho biết, ngày 17/10/2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã tổ chức buổi báo cáo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc. Tuy nhiên nhóm thực hiện chương trình đã thông tin về kết quả khảo sát chưa được thận trọng, rõ ràng, trong đó có việc đồng nhất khái niệm Arsen với thạch tín không đúng theo Từ điển Bách khoa Việt Nam đã tạo điều kiện cho việc đưa ra các thông tin ban đầu gây hoang mang cho người tiêu dùng và lo lắng cho các nhà sản xuất, kinh doanh nước mắm.

“Thay mặt cho nhóm khảo sát, Vinastas xin gửi tới người tiêu dùng, các nhà sản xuất, kinh doanh nước mắm và các cơ quan quản lý lời xin lỗi về sự cố đã xảy ra. Chúng tôi sẽ nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân có liên quan, kiện toàn tổ chức, quy chế làm việc để không xảy ra sai sót tương tự”, công văn của Vinastas cáo lỗi.

Trước đó, Bộ Công Thương đã công bố kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với Vinastas. Về kết quả khảo sát nước mắm của Vinatas, Bộ Công Thương khẳng định, kết quả kiểm tra cho thấy việc khảo sát nước mắm của Vinastas là không đảm bảo tính độc lập, tin cậy và minh bạch.

Tiếp tục đọc